Tư pháp quốc tế
Tư pháp quốc thế Neu E-learning
Xem bản đầy đủ TẠI ĐÂY
1. Áp dụng gián tiếp Điều ước quốc tế là gì? |
a. Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa những quy định của Điều ước quốc tế trong pháp luật quốc gia. |
b. Là việc áp dụng Điều ước quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền. |
c. Là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm giải thích Điều ước quốc tế đó. |
d. Là việc xây dựng văn bản pháp luật quốc gia giống như Điều ước quốc tế. |
Phương án đúng là: Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa những quy định của Điều ước quốc tế trong pháp luật quốc gia. Vì: Tại Việt Nam, để thực hiện các Điều ước quốc tế, cơ quan có thẩm quyền phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy định điều ước quốc tế để áp dụng, mà không áp dụng trực tiếp các Điều ước quốc tế. Quá trình này gọi là sự nội luật hóa. Nó có ưu điểm là thuận lợi cho việc áp dụng ĐƯQT, nhưng có nhược điểm là có thể làm sai lệch nội dung ĐƯQT. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương II, mục III: Nguồn quốc tế, trang 49 |
The correct answer is: Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa những quy định của Điều ước quốc tế trong pháp luật quốc gia. |
2. Bảo lưu trật tự công trong Tư pháp quốc tế |
a. Là trường hợp Tòa án chỉ áp dụng pháp luật của nước nơi có Tòa án để bảo vệ trật tự công quốc gia. |
b. Là trường hợp Tòa án từ chối thụ lý một vụ việc có tính chất quốc tế vì lợi ích công quốc gia. |
c. Là trường hợp, Tòa án từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài do hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với trật tự công của quốc gia. |
d. Là trường hợp, Tòa án từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài do hệ thống pháp luật nước ngoài có quy định khác với pháp luật nước có Tòa án. |
Phương án đúng là: Là trường hợp, Tòa án từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài do hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với trật tự công của quốc gia. Vì: Do pháp luật các nước được xây dựng trên nền tảng các lợi ích, giá trị khác nhau nên khi áp dụng pháp luật nước ngoài theo sự dẫn chiếu của các quy phạm xung đột, Tòa án có thể từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài nếu xét thấy việc áp dụng pháp luật nước ngoài có hậu quả ảnh hưởng tới trật tự công của quốc gia.Tham khảo: – Điều 670 BLDS 2015. TRường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài. – Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương V, mục III: Áp dụng quy phạm xung đột, trang 161 |
The correct answer is: Là trường hợp, Tòa án từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài do hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với trật tự công của quốc gia. |
3. Cá nhân là chủ thể của Tư pháp quốc tế Việt Nam bao gồm: |
a. Công dân Việt Nam, người nước ngoài. |
b. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài. |
c. Người nước ngoài, người Việt Nam. |
d. Công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, người nước ngoài. |
Phương án đúng là: Công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, người nước ngoài. Vì: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015, Khoản 25 Điều 3 Luật HNGĐ 2015 quy định cá nhân là chủ thể của Tư pháp quốc tế bao gồm: Người nước ngoài và công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tham khảo: – Khoản 25 Điều 3 Luật HNGĐ 2015 quy định: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ có ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài…” – Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015. |
The correct answer is: Công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, người nước ngoài. |
4. Các Hiệp định Tương trợ tư pháp về quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình giữa Việt Nam và các nước quy định chủ yếu các vấn đề gì? |
a. Các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét xử. |
b. Các nguyên tắc giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử và hợp tác tư pháp. |
c. Các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét xử, ủy thác tư pháp, công nhận và thi hành bản án, phán quyết của Tòa án, Trọng tài. |
d. Ủy thác tư pháp, công nhận và thi hành bản án, phán quyết của Tòa án, trọng tài trên lãnh thổ của nhau. |
Phương án đúng là: Các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét xử, ủy thác tư pháp, công nhận và thi hành bản án, phán quyết của Tòa án, Trọng tài. Vì: Mục đích các Hiệp định là tạo thuận lợi cho việc hợp tác, tương trợ tư pháp lẫn nhau trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Tùy từng nước mà nội dung các Hiệp định có thể khác nhau. Tham khảo: Các Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự, dân sự, HNGĐ giữa Việt Nam và các nước. Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương IV: Xung đột thẩm quyền, mục I, mục II, mục III, trang 102- 108.. |
The correct answer is: Các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét xử, ủy thác tư pháp, công nhận và thi hành bản án, phán quyết của Tòa án, Trọng tài. |
5. Các hình thức trọng tài thương mại quốc tế bao gồm: |
a. Trọng tài thường trực. |
b. Trọng tài vụ việc (Ad hoc). |
c. Trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc. |
d. Trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế. |
Phương án đúng là: Trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc. Vì: Trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc là hai hình thức trọng tài phổ biến hiện nay được ghi nhận trong pháp luật trọng tài các nước và Luật Trọng tài Việt Nam 2010. Tham khảo: Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010; Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010. |
The correct answer is: Trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc. |
6. Các loại nguồn nào sau đây là nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam |
a. Hiến chương Liên Hợp quốc |
b. Điều ước quốc tế, các học thuyết pháp lý; án lệ quốc tế. |
c. Là các căn cứ, cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào để giải quyết một vấn đề pháp lý. |
d. Điều ước quốc tế, các công trình của các tổ chức nghiên cứu khoa học. |
Phương án đúng là: Là các căn cứ, cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào để giải quyết một vấn đề pháp lý. Vì: Nguồn của TPQT Việt Nam là toàn bộ các cơ sở, căn cứ mà cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó tìm ra các giải pháp cho một vấn đề pháp lý. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương II, mục III: Nguồn quốc tế, trang 54-56. |
The correct answer is: Là các căn cứ, cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào để giải quyết một vấn đề pháp lý. |
7. Các quy định về xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam nằm trong văn bản luật nào sau đây? |
a. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015. |
b. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Trọng tài 2010 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. |
c. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật Hôn nhân và gia đình 2014; Luật Thương mại 2005 và các văn bản khác. |
d. Các ĐƯQT mà VN là thành viên và toàn bộ các văn bản có các quy định về xác định thẩm quyền. |
Phương án đúng là: Các ĐƯQT mà VN là thành viên và toàn bộ các văn bản có các quy định về xác định thẩm quyền. Vì: Các ĐƯQT mà VN là thành viên và toàn bộ các văn bản có các quy định về xác định thẩm quyền đều có thể là căn cứ để Tòa án xác định thẩm quyền bao gồm các văn bản luật, dưới luật, các hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao… về thẩm quyền. Tham khảo: – Các Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự, dân sự, HNGĐ giữa Việt Nam và các nước. – Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. – Luật Trọng tài 2010. Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương IV, mục II: Xác định thẩm quyền xét xử theo Điều ước quốc tế, trang 102 |
The correct answer is: Các ĐƯQT mà VN là thành viên và toàn bộ các văn bản có các quy định về xác định thẩm quyền. |
8. Các yếu tố nào cấu thành Tập quán quốc tế? |
a. Yếu tố vật chất và yếu tố chủ thể. |
b. Yếu tố chủ thể và yếu tố khách thể. |
c. Yếu tố khách thể và vật chất. |
d. Yếu tố vật chất và yếu tố ý chí |
Phương án đúng là: Yếu tố vật chất và yếu tố ý chí. Vì: Yếu tố vật chất là sự tồn tại trên thực tế của tập quán. Yếu tố ý chí là sự công nhận về mặt pháp lý tập quán đó. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương II, mục III: Nguồn quốc tế, trang 51-52. |
The correct answer is: Yếu tố vật chất và yếu tố ý chí |
9. Cách thức giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử |
a. Tòa án của một quốc gia căn cứ vào ĐƯQT để xác định thẩm quyền |
b. Là việc tòa án xác định hệ thống pháp luật về nội dung để giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. |
c. Là việc tòa án xác định hệ thống pháp luật về tố tụng để giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. |
d. Là việc các bên trong tranh chấp thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp. |
Phương án đúng là: Tòa án của quốc gia căn cứ vào ĐƯQT để xác định thẩm quyền. Vì: Để giải quyết xung đột thẩm quyền cần dựa trên các ĐƯQT về thẩm quyền, theo đó tòa án nào thụ lý trước thì tòa án sau sẽ không giải quyết nữa, bản án được tuyên sẽ được công nhận hiệu lực và cho thi hành theo ĐƯQT. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương IV: Xung đột thẩm quyền, trang 99 |
The correct answer is: Tòa án của một quốc gia căn cứ vào ĐƯQT để xác định thẩm quyền |
10. Căn cứ vào dấu hiệu quốc tịch, có thể phân loại pháp nhân trong Tư pháp quốc tế thành |
a. Pháp nhân Việt Nam, tổ chức quốc tế. |
b. Pháp nhân Việt Nam hoạt động trong nước và pháp nhân Việt Nam hoạt động ở nước ngoài. |
c. Pháp nhân Việt Nam và pháp nhân nước ngoài. |
d. Pháp nhân Việt Nam, pháp nhân quốc tế. |
Phương án đúng là: Pháp nhân Việt Nam và pháp nhân nước ngoài. Vì: Phân loại pháp nhân Việt Nam và pháp nhân nước ngoài để xác định quy chế pháp lý cho pháp nhân. Hai loại pháp nhân này có quy chế pháp lý khác nhau theo luật quốc tịch của pháp nhân. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương III, mục III: Pháp nhân, trang 82-83 |
The correct answer is: Pháp nhân Việt Nam và pháp nhân nước ngoài. |
11. Chế độ đãi ngộ đặc biệt thường được áp dụng trong lĩnh vực nào? |
a. Lĩnh vực thương mại và hàng hóa xuất nhập khẩu. |
b. Lĩnh vực hôn nhân và gia đình. |
c. Lĩnh vực ngoại giao, lãnh sự. |
d. Trong tất cả mọi lĩnh vực. |
Phương án đúng là: Lĩnh vực ngoại giao, lãnh sự. Vì: Theo Công ước Viên 1961 về Quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1962 về quan hệ lãnh sự, các quốc gia sẽ dành một chế độ đãi ngộ đặc biệt cho những người có thân phận ngoại gia. Đây là chế độ đãi ngộ đặc biệt, thường áp dụng trong lĩnh vực này dành riêng cho các nhân viên ngoại giao và lãnh sự trên lãnh thổ của các nước thành viên. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương III, mục II: Cá nhân, trang 77-78. Công ước Viên 1961 về Quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1962 về Quan hệ lãnh sự |
The correct answer is: Lĩnh vực ngoại giao, lãnh sự. |
12. Chế độ tối huệ quốc thường được áp dụng trong lĩnh vực nào? |
a. Lĩnh vực hôn nhân và gia đình. |
b. Lĩnh vực thương mại và hàng hóa xuất nhập khẩu. |
c. Lĩnh vực ngoại giao, lãnh sự. |
d. Lĩnh vực dân sự. |
Phương án đúng là: Lĩnh vực thương mại và hàng hóa xuất nhập khẩu. Vì: Chế độ tối huệ quốc là người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kỳ nước thứ ba nào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lại. Chế độ tối huệ quốc thường được áp dụng trong lĩnh vực quan hệ kinh tế, thương mại và hàng hải được quy định cụ thể trong các Hiệp định quốc tế về thương mại và hàng hải, thuế quan và mậu dịch…Tham khảo: – Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế 2002. – Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương III, mục II: Cá nhân, trang 76-77. |
The correct answer is: Lĩnh vực thương mại và hàng hóa xuất nhập khẩu. |
13. Chủ thể nào sau đây được coi là chủ thể đặc biệt của Tư pháp quốc tế? |
a. Cá nhân, pháp nhân. |
b. Người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài. |
c. Quốc gia. |
d. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, pháp nhân nước ngoài. |
Phương án đúng là: Quốc gia. Vì: Quốc gia tham gia vào quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, quốc gia không ngang bằng với các cá nhân và pháp nhân mà quốc gia được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt, đó là quyền miễn trừ tư pháp. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương III, mục IV: Quốc gia- chủ thể đặc biệt trong Tư pháp quốc tế, trang 92-97. |
The correct answer is: Quốc gia. |
14. Chủ thể tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế chủ yếu là: |
a. Quốc gia, pháp nhân. |
b. Cá nhân và pháp nhân. |
c. Cá nhân. |
d. Pháp nhân. |
Phương án đúng là: Cá nhân và pháp nhân. Vì: Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ pháp lý giữa các cá nhân và pháp nhân phát sinh trong đời sống quốc tế. Quốc gia là chủ thể đặc biệt trong tư pháp quốc tế, nên việc tham gia các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, quốc gia cũng phải thông qua đại diện của mình (cá nhân, pháp nhân). Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương III, mục I: Khái niệm, trang 57-58. Điều 663 Khoản 2 BLDS 2015 quy định: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ…”Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài” |
The correct answer is: Cá nhân và pháp nhân. |
15. Công dân Việt Nam là |
a. Người có quốc tịch Việt Nam. |
b. Người Việt Nam cư trú tại Việt Nam. |
c. Người Việt Nam định cư ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. |
d. Người Việt Nam ở trong nước và người gốc Việt Nam. |
Phương án đúng là: Người có quốc tịch Việt Nam. Vì: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Tham khảo: Khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch năm 2008. |
The correct answer is: Người có quốc tịch Việt Nam. |
16. Đặc điểm của phương pháp xung đột là gì? |
a. Phương pháp điều chỉnh trực tiếp. |
b. Khách quan trung lập. |
c. Áp dụng trong các quan hệ có xung đột pháp luật. |
d. Tính điều chỉnh gián tiếp, tính khách quan, phức tạp và khó áp dụng. |
Phương án đúng là: Tính điều chỉnh gián tiếp, tính khách quan, phức tạp và khó áp dụng.Vì: Quy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, nó chỉ dùng để xác định hệ thống pháp luật được áp dụng nên phức tạp, khó áp dụng. Tuy nhiên để giải quyết xung đột pháp luật thì cần dựa vào các quy phạm xung đột vì tính trung lập, khách quan của loại quy phạm này.Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương I, mục III: Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế, trang 24-25 |
The correct answer is: Tính điều chỉnh gián tiếp, tính khách quan, phức tạp và khó áp dụng. |
17. Đặc điểm của quy phạm xung đột là gì? |
a. Là loại quy phạm có tính chất điều chỉnh gián tiếp. |
b. Là loại quy phạm có tính chất điều chỉnh trực tiếp. |
c. Là quy phạm có tính chất quốc tế |
d. Là quy phạm có tính chất xung đột |
Phương án đúng là: Là loại quy phạm có tính chất điều chỉnh gián tiếp. Vì: Quy phạm xung đột là loại quy phạm dung để xác định hệ thống pháp luật nước nào được áp dụng nên không trực tiếp giải quyết vấn đề phát sinh mà chỉ dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật sẽ được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương V, mục II: Các vấn đề pháp lý về quy phạm xung đột, trang 143-144. |
The correct answer is: Là loại quy phạm có tính chất điều chỉnh gián tiếp. |
18. Dẫn chiếu ngược là |
a. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền định danh sai một vấn đề pháp lý |
b. Trường hợp các bên thỏa thuận chọn luật một nước nhưng pháp luật nước đó lại dẫn chiếu đến áp dụng hệ thống pháp luật khác. |
c. Trường hợp các bên thỏa thuận chọn một điều ước quốc tế là luật áp dụng nhưng điều ước đó lại dẫn chiếu đến áp dụng một hệ thống pháp luật khác. |
d. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước A áp dụng quy phạm xung đột thông thương dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật của nước B, nhưng hệ thống pháp luật nước B lại quy định vấn đề đó phải được giải quyết theo pháp luật nước A. |
Phương án đúng là: Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước A áp dụng quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật của nước B, nhưng hệ thống pháp luật nước B lại quy định vấn đề đó phải được giải quyết theo pháp luật nước A. Vì: Dẫn chiếu ngược chỉ xảy ra khi áp dụng quy phạm xung đột thông thường trong pháp luật quốc gia vì khi quy phạm xung đột này dẫn chiếu áp dụng pháp luật nước ngoài thì có thể áp dụng cả luật xung đột của nước ngoài. Dẫn chiếu ngược không xảy ra trong trường hợp áp dụng quy phạm xung đột thống nhất hoặc các bên thỏa thuận chọn luật nước ngoài. Tham khảo: – Điều 668 BLDS 2015 Phạm vi pháp luật được dẫn chiếu đến. – Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương V, mục III: Áp dụng quy phạm xung đột, trang 166 |
The correct answer is: Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước A áp dụng quy phạm xung đột thông thương dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật của nước B, nhưng hệ thống pháp luật nước B lại quy định vấn đề đó phải được giải quyết theo pháp luật nước A. |
19. Dẫn chiếu trong Tư pháp quốc tế là |
a. Trường hợp Tòa án xác định luật áp dụng để giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của các quy phạm xung đột. |
b. Trường hợp Tòa án, hoặc các bên xác định luật áp dụng để giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của các quy phạm xung đột. |
c. Sự chỉ dẫn chọn luật áp dụng của các quy phạm xung đột. |
d. Việc áp dụng các quy phạm xung đột để xác định luật áp dụng. |
Phương án đúng là: Sự chỉ dẫn chọn luật áp dụng của các quy phạm xung đột. Vì: Tính chất của các quy phạm xung đột là chọn luật áp dụng, nên có tính dẫn chiếu, khác các quy phạm luật nội dung không có tính chất này. Tham khảo: – Điều 668 Bộ luật Dân sự 2015. – Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương V, mục III: Áp dụng quy phạm xung đột, trang 166- 167. |
The correct answer is: Sự chỉ dẫn chọn luật áp dụng của các quy phạm xung đột. |
20. Để giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, trọng tài được lựa chọn luật áp dụng là: |
a. Luật quốc tế hoặc luật quốc gia. |
b. Luật mà trọng tài cho là phù hợp nhất. |
c. Luật do các bên thỏa thuận, nếu các bên không thỏa thuận thì trọng tài lựa chọn luật mà trọng tài cho là phù hợp nhất. |
d. Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, án lệ quốc tế. |
Phương án đúng là: Luật do các bên thỏa thuận, nếu các bên không thỏa thuận thì trọng tài lựa chọn luật mà trọng tài cho là phù hợp nhất. Vì: Căn cứ vào Khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài quy định: Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất. Tham khảo: Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010. |
The correct answer is: Luật do các bên thỏa thuận, nếu các bên không thỏa thuận thì trọng tài lựa chọn luật mà trọng tài cho là phù hợp nhất. |
21. Để giải quyết tranh chấp, trọng tài thương mại quốc tế áp dụng pháp luật tố tụng trọng tài theo: |
a. Sác Điều ước quốc tế và luật mẫu về trọng tài. |
b. Pháp luật trọng tài của các quốc gia. |
c. Quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức trọng tài. |
d. Sự thỏa thuận của các bên hoặc quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức trọng tài. |
Phương án đúng là: Sự thỏa thuận của các bên hoặc quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức trọng tài. Vì: Căn cứ Điều 4, Điều 14 Luật Trọng tài 2010. Việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài dựa trên nguyên tắc thỏa thuận. Nếu các bên chọn giải quyết tranh chấp tại trọng tài (vụ việc, quy chế) thì có quyền thỏa thuận lựa chọn quy tắc tố tụng hoặc tự xây dựng quy tắc đó để giải quyết tranh chấp. Tham khảo: Điều 4, Điều 14 Luật Trọng tài 2010 |
The correct answer is: Sự thỏa thuận của các bên hoặc quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức trọng tài. |
22. Để xác định thẩm quyền của mình, Tòa án dựa trên nguyên tắc nào? |
a. Nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự. |
b. Nguyên tắc luật tòa án. |
c. Nguyên tắc nơi cư trú của đương sự. |
d. Nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu. |
Phương án đúng là: Nguyên tắc luật tòa án. Vì: Đây là nguyên tắc cơ bản để xác định thẩm quyền, Tòa án nước nào nhận đơn kiện sẽ áp dụng luật của nước có Tòa án để xác định thẩm quyền. Tham khảo: Khoản 3 Điều 2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương IV, mục I: Xác định thẩm quyền xét xử quốc tế, trang 101-102. |
The correct answer is: Nguyên tắc luật tòa án. |
23. Điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên |
a. Không được coi là nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam. |
b. Được coi là nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam. |
c. Được coi là nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam nếu được các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng. |
d. Được coi là nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam nếu được các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng và không trái với quy định của pháp luật Việt Nam. |
Phương án đúng là: Được coi là nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam nếu được các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng và không trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Vì: Điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên có thể được các bên trong hợp đồng thỏa thuận lựa chọn, nên Tòa án có thể công nhận sự thỏa thuận này và áp dụng Điều ước quốc tế như Tập quán quốc tế. Tham khảo: – Điều 664, 665 Bộ luật Dân sự 2015. – Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2015. – Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb CAND, Hà Nội, 2013, Chương I, mục II: Nguồn của Tư pháp quốc tế, trang 20-23. |
The correct answer is: Được coi là nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam nếu được các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng và không trái với quy định của pháp luật Việt Nam. |
24. Đối tượng của quốc hữu hóa có thể là? |
a. Tài sản của tư nhân trong nước |
b. Tài sản của tư nhân nước ngoài |
c. Tài sản của tổ chức |
d. Tài sản của tư nhân, nhóm hay tổ chức trong nước hoặc nước ngoài. |
Đáp án đúng là: Tài sản của tư nhân, nhóm hay tổ chức trong nước hoặc nước ngoài. Vì: Đối tượng của quốc hữu hóa là tài sản của tư nhân, của từng nhóm hay tổ chức không phụ thuộc vào quốc tịch của họ. Chủ sở hữu các tài sản bị quốc hữu hóa có thể là tổ chức, cá nhân trong nước và cũng có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tham khảo: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2017. |
The correct answer is: Tài sản của tư nhân, nhóm hay tổ chức trong nước hoặc nước ngoài. |
25. Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là: |
a. Các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài. |
b. Các quan hệ luật tư có tính chất quốc tế. |
c. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. |
d. Quan hệ dân sự và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. |
Phương án đúng là: Các quan hệ luật tư có tính chất quốc tế. Vì: Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng (dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, thương mại…) có yếu tố nước ngoài. Đây là các quan hệ có tính chất luật tư có tính chất quốc tế. Tham khảo: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Công an nhân dân, 2013, Chương I, mục I: Khái niệm về tư pháp quốc tế, trang 7 |
The correct answer is: Các quan hệ luật tư có tính chất quốc tế. |
26. Giá trị pháp lý của phán quyết của các Cơ quan tài phán quốc tế: |
a. Có giá trị pháp lý như nguồn Điều ước quốc tế. |
b. Có giá trị pháp lý như nguồn pháp luật quốc gia. |
c. Có giá trị tham khảo, bổ trợ. |
d. Có giá trị pháp lý như nguồn Điều ước quốc tế và nguồn pháp luật quốc gia. |
Phương án đúng là: Có giá trị tham khảo, bổ trợ. Vì: Hiện tại ở Việt Nam án lệ quốc tế chưa được sử dụng, và chưa được coi là nguồn luật. Tuy nhiên, một số án lệ trong nước đã được công nhận là nguồn luật (lĩnh vực dân sự, hình sự, thương mại). Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương II, mục III: Nguồn quốc tế, trang 54-56. |
The correct answer is: Có giá trị tham khảo, bổ trợ. |
27. Hậu quả của bảo lưu trật tự công là |
a. Không áp dụng pháp luật nước ngoài. |
b. Không áp dụng pháp luật nước ngoài, áp dụng điều ước quốc tế. |
c. Không áp dụng pháp luật nước ngoài, áp dụng pháp luật quốc tế. |
d. Không áp dụng pháp luật nước ngoài, áp dụng pháp luật nước có Tòa án giải quyết vụ việc. |
Phương án đúng là: Không áp dụng pháp luật nước ngoài, áp dụng pháp luật nước có Tòa án giải quyết vụ việc. Vì: Nhằm bảo vệ trật tự công quốc gia, không áp dụng pháp luật nước ngoài có nội dung, hoặc tạo ra hậu quả xấu cho nước áp dụng. Tham khảo: – Điều 664, 670 Bộ luật Dân sự 2015. – Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương V, mục III: Áp dụng quy phạm xung đột, trang 163. |
The correct answer is: Không áp dụng pháp luật nước ngoài, áp dụng pháp luật nước có Tòa án giải quyết vụ việc. |
28. Hệ quả của lẩn tránh pháp luật là gì? |
a. Không công nhận hiệu lực của quan hệ pháp lý hoặc hành vi pháp lý được thực hiện do lẩn tránh pháp luật. |
b. Công nhận hiệu lực của quan hệ pháp lý hoặc hành vi pháp lý được thực hiện do lẩn tránh pháp luật. |
c. Công nhận hiệu lực của quan hệ pháp lý hoặc hành vi pháp lý được thực hiện do lẩn tránh pháp luật trừ trường hợp hành vi bị cấm. |
d. Hành vi lẩn tránh pháp luật không được công nhận giá trị pháp lý. |
Phương án đúng là: Không công nhận hiệu lực của quan hệ pháp lý hoặc hành vi pháp lý được thực hiện do lẩn tránh pháp luật. Vì: Hành vi lẩn tránh pháp luật bị coi là phi pháp. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương V, mục III: Áp dụng quy phạm xung đột, trang 172 |
The correct answer is: Không công nhận hiệu lực của quan hệ pháp lý hoặc hành vi pháp lý được thực hiện do lẩn tránh pháp luật. |
29. Hệ thuộc luật là |
a. Yếu tố kết nối một vấn đề pháp lý với một hệ thống pháp luật. |
b. Phần chọn luật áp dụng trong quy phạm xung đột. |
c. Phần chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. |
d. Phần chọn luật áp dụng và chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. |
Phương án đúng là: Phần chọn luật áp dụng trong quy phạm xung đột. Vì: Phần hệ thuộc là 1 bộ phận của quy phạm xung đột, là phần xác định hệ thống. pháp luật nước nào được áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật tương ứng ở phần phạm vi. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương V, mục II: Các vấn đề pháp lý về quy phạm xung đột, trang 144 |
The correct answer is: Phần chọn luật áp dụng trong quy phạm xung đột. |
30. Hệ thuộc luật nhân thân được áp dụng điều chỉnh vấn đề nào? |
a. Quan hệ nhân thân, quyền nhân thân. |
b. Quan hệ tài sản. |
c. Quy chế pháp lý của pháp nhân. |
d. Địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân. |
Phương án đúng là: Quan hệ nhân thân, quyền nhân thân. Vì: Hệ thuộc luật nhân thân là hệ thống pháp luật gắn bó nhất đối với cá nhân và quy định các vấn đề như xác định tư cách chủ thể, quy chế nhân thân…Hệ thuộc luật nhân thân bao gồm hệ thống pháp luật nước mà cá nhân có quốc tịch hoặc luật nơi cư trú của cá nhân. Tham khảo: Điều 673, 674 Bộ luật Dân sự 2015. |
The correct answer is: Quan hệ nhân thân, quyền nhân thân. |
31. Hệ thuộc luật nhân thân là |
a. Hệ thống pháp luật của nước mà cá nhân mang quốc tịch và luật nước nơi người đó cư trú. |
b. Hệ thống pháp luật của nước mà cá nhân mang quốc tịch hoặc luật nước nơi người đó cư trú. |
c. Là hệ thống pháp luật về nhân thân. |
d. Là hệ thống pháp luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ nhân thân. |
Phương án đúng là: Hệ thống pháp luật của nước mà cá nhân mang quốc tịch và luật nước nơi người đó cư trú. Vì: Hệ thuộc luật nhân thân là những hệ thống pháp luật gắn bó nhất đối với một cá nhân và quy định các vấn đề thuộc quy chế nhân thân. Hệ thuộc luật nhân thân bao gồm hai hệ thống: Luật nước mà cá nhân có quốc tịch (Luật quốc tịch) và Luật nước nơi người đó cư trú (Luật nơi cư trú) được áp dụng để điều chỉnh vấn đề thuộc quy chế pháp lý nhân thân. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương V, mục II: Các vấn đề pháp lý về quy phạm xung đột, trang 149. |
The correct answer is: Hệ thống pháp luật của nước mà cá nhân mang quốc tịch và luật nước nơi người đó cư trú. |
Các yếu tố nào cấu thành Tập quán quốc tế? |
a. Yếu tố vật chất và yếu tố chủ thể. |
b. Yếu tố chủ thể và yếu tố khách thể. |
c. Yếu tố khách thể và vật chất. |
d. Yếu tố vật chất và yếu tố ý chí |
Phương án đúng là: Yếu tố vật chất và yếu tố ý chí. Vì: Yếu tố vật chất là sự tồn tại trên thực tế của tập quán. Yếu tố ý chí là sự công nhận về mặt pháp lý tập quán đó. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương II, mục III: Nguồn quốc tế, trang 51-52. |
The correct answer is: Yếu tố vật chất và yếu tố ý chí |
Yếu tố vật chất cấu thành Tập quán quốc tế là gì? |
a. Sự hiện diện các quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn. |
b. Sự thừa nhận của các chủ thể đối với những quy tắc xử sự chung là quy phạm pháp lý có tính chất bắt buộc. |
c. Sự hiện diện các quy tắc xử sự trong thực tiễn và sự công nhận của pháp luật. |
d. Được các chủ thể áp dụng. |
Phương án đúng là: Sự hiện diện các quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn. Vì: Tập quán là thói quen hình thành từ lâu đời tồn tại chủ yếu dưới hình thức bất thành văn nên chỉ được coi là tập quán khi nó tồn tại trong thực tiễn, được áp dụng lâu dài, có tính phổ biến. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương II, mục III: Nguồn quốc tế, trang 51-52. |
The correct answer is: Sự hiện diện các quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn. |
Để giải quyết tranh chấp, trọng tài thương mại quốc tế áp dụng pháp luật tố tụng trọng tài theo: |
a. Sác Điều ước quốc tế và luật mẫu về trọng tài. |
b. Pháp luật trọng tài của các quốc gia. |
c. Quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức trọng tài. |
d. Sự thỏa thuận của các bên hoặc quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức trọng tài. |
Phương án đúng là: Sự thỏa thuận của các bên hoặc quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức trọng tài. Vì: Căn cứ Điều 4, Điều 14 Luật Trọng tài 2010. Việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài dựa trên nguyên tắc thỏa thuận. Nếu các bên chọn giải quyết tranh chấp tại trọng tài (vụ việc, quy chế) thì có quyền thỏa thuận lựa chọn quy tắc tố tụng hoặc tự xây dựng quy tắc đó để giải quyết tranh chấp. Tham khảo: Điều 4, Điều 14 Luật Trọng tài 2010 |
The correct answer is: Sự thỏa thuận của các bên hoặc quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức trọng tài. |
Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, người Việt Nam định cư tại nước ngoài là |
a. Người Việt Nam sinh sống lâu dài tại nước ngoài. |
b. Công dân Việt Nam làm việc lâu dài tại nước ngoài. |
c. Người Việt Nam làm việc, học tập, tu nghiệp tại nước ngoài. |
d. Công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. |
Phương án đúng là: Công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Vì: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Tham khảo: Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 |
The correct answer is: Công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. |
Theo Luật Mẫu UNCITRAL về trọng tài, trọng tài mang tính chất quốc tế nếu: |
a. Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với một trong các bên. |
b. Tranh chấp là tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài. |
c. Các trọng tài viên không có quốc tịch khác nhau. |
d. Các bên lập thỏa thuận trọng tài có trụ sở ở các nước khác nhau hoặc tranh chấp là tranh chấp thương mại có tính chất quốc tế. |
Phương án đúng là: Các bên lập thỏa thuận trọng tài có trụ sở ở các nước khác nhau hoặc tranh chấp là tranh chấp thương mại có tính chất quốc tế. Vì: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Luật Mẫu UNCITRAL. Tham khảo: Điều 1 của Luật Mẫu UNCITRAL. |
The correct answer is: Các bên lập thỏa thuận trọng tài có trụ sở ở các nước khác nhau hoặc tranh chấp là tranh chấp thương mại có tính chất quốc tế. |
Phương pháp xung đột là |
a. Phương pháp nhà nước xây dựng các quy phạm thực chất để giải quyết xung đột pháp luật. |
b. Phương pháp nhà nước xây dựng hoặc công nhận các quy phạm thực chất (luật nội dung) để giải quyết xung đột pháp luật. |
c. Phương pháp nhà nước xây dựng các quy phạm thực chất và quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật. |
d. Phương pháp nhà nước xây dựng các quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật. |
Phương án đúng là: Phương pháp nhà nước xây dựng các quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật. Vì: Phương pháp xung đột là một phương pháp điều chỉnh theo đó nhà nước thông qua việc xây dựng các quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật phù hợp điều chỉnh các quan hệ của TPQT (quan hệ có xung đột pháp luật). Tham khảo: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2012, Chương II: Lý luận chung về xung đột pháp luật, mục I: Khái niệm chung về xung đột pháp luật, trang 31 |
The correct answer is: Phương pháp nhà nước xây dựng các quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật. |
Các hình thức trọng tài thương mại quốc tế bao gồm: |
a. Trọng tài thường trực. |
b. Trọng tài vụ việc (Ad hoc). |
c. Trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc. |
d. Trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế. |
Phương án đúng là: Trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc. Vì: Trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc là hai hình thức trọng tài phổ biến hiện nay được ghi nhận trong pháp luật trọng tài các nước và Luật Trọng tài Việt Nam 2010. Tham khảo: Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010; Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010. |
The correct answer is: Trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc. |
Dẫn chiếu trong Tư pháp quốc tế là |
a. Trường hợp Tòa án xác định luật áp dụng để giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của các quy phạm xung đột. |
b. Trường hợp Tòa án, hoặc các bên xác định luật áp dụng để giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của các quy phạm xung đột. |
c. Sự chỉ dẫn chọn luật áp dụng của các quy phạm xung đột. |
d. Việc áp dụng các quy phạm xung đột để xác định luật áp dụng. |
Phương án đúng là: Sự chỉ dẫn chọn luật áp dụng của các quy phạm xung đột. Vì: Tính chất của các quy phạm xung đột là chọn luật áp dụng, nên có tính dẫn chiếu, khác các quy phạm luật nội dung không có tính chất này. Tham khảo: |
– Điều 668 Bộ luật Dân sự 2015 |
– Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương V, mục III: Áp dụng quy phạm xung đột, trang 166- 167. |
The correct answer is: Sự chỉ dẫn chọn luật áp dụng của các quy phạm xung đột. |
Hệ thuộc luật là |
a. Yếu tố kết nối một vấn đề pháp lý với một hệ thống pháp luật. |
b. Phần chọn luật áp dụng trong quy phạm xung đột. |
c. Phần chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. |
d. Phần chọn luật áp dụng và chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. |
Phương án đúng là: Phần chọn luật áp dụng trong quy phạm xung đột. Vì: Phần hệ thuộc là 1 bộ phận của quy phạm xung đột, là phần xác định hệ thống |
pháp luật nước nào được áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật tương ứng ở phần phạm vi. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương V, mục II: Các vấn đề pháp lý về quy phạm xung đột, trang 144 |
The correct answer is: Phần chọn luật áp dụng trong quy phạm xung đột. |
Quy phạm xung đột được áp dụng trong trường hợp nào |
a. Quan hệ có xung đột pháp luật |
b. Quan hệ có tính chất quốc tế. |
c. Không có quy phạm thực chất điều chỉnh |
d. Pháp luật các nước có quy định khác nhau về cùng một vấn đề |
Phương án đúng là: Quan hệ có xung đột pháp luật. Vì: Chỉ trong trường hợp quan hệ phát sinh có xung đột pháp luật mới cần phải áp dụng quy phạm xung đột. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương V, mục II: Các vấn đề pháp lý về quy phạm xung đột, trang 152. |
The correct answer is: Quan hệ có xung đột pháp luật |
Cách thức giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử |
a. Tòa án của một quốc gia căn cứ vào ĐƯQT để xác định thẩm quyền |
b. Là việc tòa án xác định hệ thống pháp luật về nội dung để giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. |
c. Là việc tòa án xác định hệ thống pháp luật về tố tụng để giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. |
d. Là việc các bên trong tranh chấp thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp. |
Phương án đúng là: Tòa án của quốc gia căn cứ vào ĐƯQT để xác định thẩm quyền. Vì: Để giải quyết xung đột thẩm quyền cần dựa trên các ĐƯQT về thẩm quyền, theo đó tòa án nào thụ lý trước thì tòa án sau sẽ không giải quyết nữa, bản án được tuyên sẽ được công nhận hiệu lực và cho thi hành theo ĐƯQT. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương IV: Xung đột thẩm quyền, trang 99 |
The correct answer is: Tòa án của một quốc gia căn cứ vào ĐƯQT để xác định thẩm quyền |
Nguyên tắc nào sau đây KHÔNG phải là nguyên tắc của Tư pháp quốc tế? |
a. Nguyên tắc bình đẳng giữa các chế độ sở hữu. |
b. Nguyên tắc không phân biệt đối xử. |
c. Nguyên tắc có đi có lại. |
d. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. |
Phương án đúng là: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì: Nguyên tắc của tư pháp quốc tế bao gồm: Nguyên tắc bình đẳng giữa các chế độ sở hữu; nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử (NT, MFN); nguyên tắc có đi có lại; nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc điều chỉnh của Luật Hình sự. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương I, mục IV. Các nguyên tắc của Tư pháp quốc tế, trang 26-29. |
The correct answer is: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. |
Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về vị trí các loại nguồn trong Tư pháp quốc tế Việt Nam? |
a. Điều ước quốc tế luôn có hiệu lực cao hơn các loại nguồn khác. |
b. Pháp luật quốc tế có hiệu lực cao hơn pháp luật quốc nội. |
c. Điều ước quốc tế có hiệu lực cao hơn Tập quán quốc tế. |
d. Điều ước quốc tế, pháp luật quốc nội, Tập quán quốc tế. |
Phương án đúng là: Điều ước quốc tế, pháp luật quốc nội, Tập quán quốc tế. Vì: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 665 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp Điều ước quốc tế có quy định khác với quy định của Bộ luật dân sự thì ưu tiên áp dụng Điều ước quốc tế. Tham khảo: Khoản 2 Điều 665 Bộ luật Dân sự 2015 |
The correct answer is: Điều ước quốc tế, pháp luật quốc nội, Tập quán quốc tế. |
Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật nước nào? |
a. Nơi người đó cư trú và nơi người đó có quốc tịch. |
b. Nơi người đó làm việc và cư trú. |
c. Nơi người đó sinh ra và có quốc tịch. |
d. Nơi người đó có quốc tịch và làm việc. |
Phương án đúng là: Nơi người đó cư trú và nơi người đó có quốc tịch. Vì: Theo quy định tại Điều 673 Bộ luật Dân sự 2015 thì năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật nước nơi người đó có quốc tịch, trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam sẽ có NLPL như công dân Việt Nam. Tham khảo: Điều 673 Bộ luật Dân sự 2015 |
The correct answer is: Nơi người đó cư trú và nơi người đó có quốc tịch. |
Áp dụng gián tiếp Điều ước quốc tế là gì? |
a. Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa những quy định của Điều ước quốc tế trong pháp luật quốc gia. |
b. Là việc áp dụng Điều ước quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền. |
c. Là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm giải thích Điều ước quốc tế đó. |
d. Là việc xây dựng văn bản pháp luật quốc gia giống như Điều ước quốc tế. |
Phương án đúng là: Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa những quy định của Điều ước quốc tế trong pháp luật quốc gia. Vì: Tại Việt Nam, để thực hiện các Điều ước quốc tế, cơ quan có thẩm quyền phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy định điều ước quốc tế để áp dụng, mà không áp dụng trực tiếp các Điều ước quốc tế. Quá trình này gọi là sự nội luật hóa. Nó có ưu điểm là thuận lợi cho việc áp dụng ĐƯQT, nhưng có nhược điểm là có thể làm sai lệch nội dung ĐƯQT. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương II, mục III: Nguồn quốc tế, trang 49 |
The correct answer is: Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa những quy định của Điều ước quốc tế trong pháp luật quốc gia. |
Tòa án Việt Nam sẽ từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài trong trường hợp nào? |
a. Phán quyết đã có hiệu lực theo luật nơi ra phán quyết. |
b. Các bên lập thỏa thuận trọng tài không đủ năng lực pháp luật theo pháp luật áp dụng cho mỗi bên. |
c. Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực. |
d. Nội dung phán quyết trái với quy định của pháp luật Việt Nam. |
Phương án đúng là: Các bên lập thỏa thuận trọng tài không đủ năng lực pháp luật theo pháp luật áp dụng cho mỗi bên. Vì: Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 459 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án Việt Nam sẽ từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài nếu các bên lập thỏa thuận trọng tài không đủ tư cách pháp luật theo pháp luật áp dụng cho mỗi bên. Tham khảo: Điều 459 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. |
The correct answer is: Các bên lập thỏa thuận trọng tài không đủ năng lực pháp luật theo pháp luật áp dụng cho mỗi bên. |
Trình tự thủ tục trọng tài hiện nay được thực hiện qua các giai đoạn chính nào? (1) Thành lập hội đồng trọng tài; (2) Đơn kiện; (3) Phiên xét xử trọng tài; (4) Phán quyết trọng tài. |
a. 1-2-3-4. |
b. 2-1-3-4. |
c. 1-3-2-4. |
d. 2-3-1-4. |
Phương án đúng là: 2-1-3-4. Vì: Căn cứ vào Thủ tục trọng tài quy định tại các Chương V, VI, VII, VII Luật Trọng tài thương mại 2010. Tham khảo: Chương V, VI, VII, VII Luật Trọng tài thương mại 2010 |
The correct answer is: 2-1-3-4. |
Theo pháp luật Việt Nam, để giải quyết về nội dung tranh chấp, trọng tài thương mại quốc tế áp dụng pháp luật nào? |
a. Các điều ước quốc tế và luật mẫu về trọng tài. |
b. Pháp luật Trọng tài của các quốc gia. |
c. Quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức trọng tài. |
d. Luật do các bên thỏa thuận hoặc luật mà trọng tài cho là phù hợp nhất. |
Phương án đúng là: Luật do các bên thỏa thuận hoặc luật mà trọng tài cho là phù hợp nhất. Vì: Căn cứ vào luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp quy định tại Điều 14 Luật Trọng tài 2010. Tham khảo: Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 |
The correct answer is: Luật do các bên thỏa thuận hoặc luật mà trọng tài cho là phù hợp nhất. |
Khẳng định nào sau đây là SAI khi nói về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam? |
a. Quyền sở hữu nhà của người nước ngoài ở Việt Nam bị hạn chế hơn so với công dân Việt Nam. |
b. Người nước ngoài không được hành nghề luật sư tại Việt Nam. |
c. Người nước ngoài không được kết hôn với công dân Việt Nam làm việc trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. |
d. Người nước ngoài được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia khi tham gia tranh tụng tại tòa án. |
Phương án đúng là: Người nước ngoài không được hành nghề luật sư tại Việt Nam. Vì: Theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 1 Nghị định 34/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì Người nước ngoài được hành nghề luật sư tại Việt Nam. Tham khảo: Điều 1 Nghị định 34/2008/NĐ-CP |
The correct answer is: Người nước ngoài không được hành nghề luật sư tại Việt Nam. |
Quyền miễn trừ quốc gia được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc nào? |
a. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. |
b. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. |
c. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và tôn trọng hòa bình và an ninh thế giới. |
d. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế. |
Phương án đúng là: Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Vì: Cơ sở pháp lý quốc tế quyền miễn trừ quốc gia thể hiện ở các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương III, mục IV: Quốc gia- chủ thể đặc biệt trong Tư pháp quốc tế, trang 92 |
The correct answer is: Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế. |
Xung đột pháp luật là |
a. Trường hợp một quan hệ pháp lý phát sinh có thể chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. |
b. Trường hợp một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi phát sinh có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tài phán của hai hay nhiều nước. |
c. Trường hợp pháp luật các nước có quy định khác nhau về cung một vấn đề. |
d. Trường hợp pháp luật các nước có quy định mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau. |
Phương án đúng là: Trường hợp khi một quan hệ pháp lý phát sinh, quan hệ đó có thể chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Vì: Khái niệm xung đột pháp luật là: Xung đột pháp luật là hiện tượng (tình huống) khi một quan hệ của Tư pháp quốc tế phát sinh, quan hệ đó có thể chịu sự điều chỉnh bởi hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương V, mục I: Khái quát chung về xung đột pháp luật, trang 127 |
The correct answer is: Trường hợp một quan hệ pháp lý phát sinh có thể chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. |
Phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh của ngành luật nào sau đây? |
a. Ngành luật quốc tế. |
b. Tư pháp quốc tế. |
c. Luật dân sự quốc tế. |
d. Tố tụng dân sự quốc tế. |
Phương án đúng là: Tư pháp quốc tế. Tư pháp quốc tế. Vì: Phương pháp xung đột là phương pháp đặc thù của Tư pháp quốc tế, các ngành luật khác không sử dụng phương pháp này: thông qua việc xây dựng các quy phạm xung đột nhằm xác định luật áp dụng trong một quan hệ pháp lý của Tư pháp quốc tế. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương I, mục III: Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế, trang 23-26. |
The correct answer is: Tư pháp quốc tế. |
Nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam nằm trong những văn bản nào sau đây? |
a. Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 |
b. Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005, Luật Hôn nhân gia đình năm 2015, Luật Tố tụng dân sự 2015. |
c. Luật Tố tụng dân sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân gia đình năm 2015, Luật Thương mại 2005. |
d. Tất cả các văn bản chứa đựng quy phạm luật tư có yếu tố nước ngoài |
Phương án đúng là: Tất cả các văn bản chứa đựng quy phạm luật tư có yếu tố nước ngoài. Vì: Nguồn của Tư pháp quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ luật tư có yếu tố nước ngoài. Tham khảo: Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương II: Nguồn của Tư pháp quốc tế, trang 33-56 |
The correct answer is: Tất cả các văn bản chứa đựng quy phạm luật tư có yếu tố nước ngoài |
Để xác định thẩm quyền của mình, Tòa án dựa trên nguyên tắc nào? |
a. Nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự. |
b. Nguyên tắc luật tòa án. |
c. Nguyên tắc nơi cư trú của đương sự. |
d. Nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu. |
Phương án đúng là: Nguyên tắc luật tòa án. Vì: Đây là nguyên tắc cơ bản để xác định thẩm quyền, Tòa án nước nào nhận đơn kiện sẽ áp dụng luật của nước có Tòa án để xác định thẩm quyền. Tham khảo: |
Khoản 3 Điều 2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 |
Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012, Chương IV, mục I: Xác định thẩm quyền xét xử quốc tế, trang 101-102. |
The correct answer is: Nguyên tắc luật tòa án. |
Quan hệ pháp luật nào dưới đây là quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế? |
a. Quan hệ kết hôn giữa hai công dân Việt Nam với nhau tại Việt Nam |
b. Quan hệ hợp đồng giữa hai thương nhân Việt Nam tại Việt Nam |
c. Quan hệ hợp đồng giữa hai thương nhân Việt Nam tại nước ngoài |
d. Quan hệ hình sự giữa bên Việt Nam với người nước ngoài |
Phương án đúng là: Quan hệ hợp đồng giữa hai thương nhân Việt Nam tại nước ngoài. Vì: Đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, do hợp đồng có thể được giao kết, thực hiện ở nước ngoài nên thuộc quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của khoản 2 Điều 663 BLDS 2015. Tham khảo: Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 quy định: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự: thuộc một trong các trường hợp sau đây: b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài |
The correct answer is: Quan hệ hợp đồng giữa hai thương nhân Việt Nam tại nước ngoài |
Pháp luật Việt Nam dựa trên nguyên tắc nào để xác định quốc tịch của pháp nhân? |
a. Nơi có trụ sở và hoạt động của pháp nhân. |
b. Nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân. |
c. Nơi pháp nhân thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh. |
d. Nơi thành lập, cấp phép đăng ký kinh doanh. |
Phương án đúng là: Nơi thành lập, cấp phép đăng ký kinh doanh. Vì: Căn cứ vào Khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005; Khoản 1 Điều 16 Luật Thương mại 2005; Khoản 1 Điều 676. Pháp nhân BLDS 2015: “Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập”. Tham khảo: Khoản 1 Điều 676. Pháp nhân BLDS 2015: Khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005; Khoản 1 Điều 16 Luật Thương mại 2005 |
The correct answer is: Nơi thành lập, cấp phép đăng ký kinh doanh. |
Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là: |
a. Các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài. |
b. Các quan hệ luật tư có tính chất quốc tế. |
c. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. |
d. Quan hệ dân sự và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. |
Phương án đúng là: Các quan hệ luật tư có tính chất quốc tế. Vì: Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng (dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, thương mại…) có yếu tố nước ngoài. Đây là các quan hệ có tính chất luật tư có tính chất quốc tế. Tham khảo: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Công an nhân dân, 2013, Chương I, mục I: Khái niệm về tư pháp quốc tế, trang 7 |
The correct answer is: Các quan hệ luật tư có tính chất quốc tế. |
Đối tượng của quốc hữu hóa có thể là? |
a. Tài sản của tư nhân trong nước |
b. Tài sản của tư nhân nước ngoài |
c. Tài sản của tổ chức |
d. Tài sản của tư nhân, nhóm hay tổ chức trong nước hoặc nước ngoài. |
Đáp án đúng là: Tài sản của tư nhân, nhóm hay tổ chức trong nước hoặc nước ngoài. Vì: Đối tượng của quốc hữu hóa là tài sản của tư nhân, của từng nhóm hay tổ chức không phụ thuộc vào quốc tịch của họ. Chủ sở hữu các tài sản bị quốc hữu hóa có thể là tổ chức, cá nhân trong nước và cũng có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tham khảo: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2017. |
The correct answer is: Tài sản của tư nhân, nhóm hay tổ chức trong nước hoặc nước ngoài. |
Nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển ra nước ngoài loại tài sản nào sau đây, theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014: |
a. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư |
b. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh |
c. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư |
d. Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến pháp triển khoa học – xã hội của Việt Nam. |
Đáp án đúng là Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến pháp triển khoa học – xã hội của Việt Nam. Vì: Đây là quy định cấm chuyển giao đối với công nghệ, theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017. Tham khảo: – Điều 11 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2017, trang 273, 274. |
The correct answer is: Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến pháp triển khoa học – xã hội của Việt Nam. |
Theo Điều 663 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự trong đó: |
a. Các bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; |
b. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài |
c. Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài; |
d. Có ít nhất một trong các bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nước ngoài hoặc đối tượng liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài; |
Phương án đúng là: Có ít nhất một trong các bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nước ngoài hoặc đối tượng liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài; Vì: Theo quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: |
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; |
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; |
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. Tham khảo: Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 |
The correct answer is: Có ít nhất một trong các bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nước ngoài hoặc đối tượng liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài; |
Chuyên mục
Trả lời