G-71JYJ3V6DC

Khi bàn luận về chủ sở hữu đối với đất đai ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, có quan điểm cho rằng: “Nhà nước là chủ sở hữu đối với đất đai, nên có toàn quyền quyết định mục đích sử dụng đất thông qua các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”. Theo các anh/chị, quan điểm này có đúng hay không? Vì sao?

15 Tháng Tám, 2023
admin
Please follow and like us:

Khi bàn luận về chủ sở hữu đối với đất đai ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, có quan điểm cho rằng: “Nhà nước là chủ sở hữu đối với đất đai, nên có toàn quyền quyết định mục đích sử dụng đất thông qua các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”.

Theo các anh/chị, quan điểm này có đúng hay không? Vì sao?

 

Trả lời

Xét theo chế độ pháp luật Việt Nam trong giai đr lờioạn hiện nay, quan điểm chưa chính xác, căn cứ vào Hiến pháp 2013 và Luật Đất đai 2013. Dựa vào những căn cứ đó, ý kiến của em là: “Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai, có quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai (cụ thể các quyền được quy định tại Điều 13 Luật Đất đai 2013)”

 

Để giải thích vấn đề trên, cần phân tích một số vấn đề sau:

(1) Quyền sở hữu đất đai là gì?

Quyền sở hữu đất đai được hiểu là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế – xã hội của Nhà nước. Nhà nước không tự mình trực tiếp sử dụng tất cả đất đai mà tổ chức cho toàn xã hội sử dụng đất vào mọi mục đích. Quyền sử dụng đất được giao cho người sử dụng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) trên những thửa đất cụ thể. Nhưng không vì thế mà Nhà nước mất đi quyền năng của mình, Nhà nước sẽ quản lý thông qua các hình thức như sau: xây dựng, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể, xây dựng ban hành các

quy định pháp luật về quản lý và sử dụng đất,… đồng thời người sử dụng đất cũng phải nộp thế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, chi phí trước bạ…

 

(2) Chủ sở hữu đất đai là ai? Sở hữu toàn dân về đất đai là gì?

Theo Điều 53 Hiến pháp 2013, “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. Như vậy, toàn dân thực hiện quyền năng chủ sở hữu đất đai thông qua tổ chức đại diện do họ lập ra là Nhà nước. Điều này cũng thống nhất với Luật Đất đai 2013, cụ thể tại Điều 4 về Sở hữu đất đai.

Về quan điểm “sở hữu toàn dân về đất đai”, có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó chia thành hai quan niệm chính: (i) không thừa nhận sự thống nhất giữa khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai và khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai; (ii) đồng nhất giữa khái niệm sở hữu nhà nước và đất đai với khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai. Tuy nhiên, theo em, không nên đồng nhất hai khái niệm trên, vì:

– Các văn bản Hiến pháp từ Hiến pháp năm 1980 đến nay, Luật Đất năm 1987 đến nay và các văn bản pháp luật khác có liên quan chỉ mới đưa ra khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai chứ chưa đề cập đến khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai.

– Khi nói về chế độ sở hữu trong quan hệ đất đai là đề cập đến một hệ thống quy chế chung trong quan hệ đất đai mà toàn dân là một chủ thể nhưng chủ thể này không thể tự đứng ra để thực hiện những quyền cụ thể mà có có một chủ thể đại diện khác. Trong trường hợp này, Nhà nước là chủ thể có đầy đủ tư cách nhất. Sở hữu toàn dân về đất đai là sự biểu hiện của các quyền năng cụ thể của chủ sở hữu để thực hiện chế độ nói trên.

Theo đó, với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước là chủ thể đại diện của quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Quyền đại diện của Nhà nước mang tính chất duy nhất và tuyệt đối.

(3) Quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai là quyền gì?

Vai trò của nhà nước với tư cách là người đại diện chủ hữu hữu toàn dân về đất đai:

–  Luật Đất đai 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu” (Điều 1 Khoản 5) đồng thời bỏ sung quy định quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước với trách nhiệm quản lí đất đai của Nhà nước.

– Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể cho Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đất đai (Điều 13)

– Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai

– Luật đất đai 2013 đã phân biệt rõ ràng, rành mạch quyền đại diện chủ sở hữu đất đai với trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai (Mục 2, Chương 2)

Như vậy, Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và có quyền định đoạt đất đai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *