G-71JYJ3V6DC

Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, yếu tố nào có vai trò quyết định? yếu tố nào bị quy định? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận (nguyên tắc cho hành động và nhận thức của con người) là gì?

1 Tháng Bảy, 2023
admin
Please follow and like us:

Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, yếu tố nào có vai trò quyết định? yếu tố nào bị quy định?

Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận (nguyên tắc cho hành động và nhận thức của con người) là gì?

 

* Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất có trước còn ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức quyết định ý thức,ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

Vật chất quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, bởi vì:

Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao, là sự phản ánh của thế giới vật chất, là hình ảnh mang tính chủ quan của thế giới vật chất. Vì vậy, nội dung của ý thức do vật chất quyết định. Nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.

Các yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức là bản thân thế giới khách quan hoặc các dạng tồn tại của vật chất đều khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.

Ví dụ 1: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người. Nhưng khi bộ não con người bị tổn thương thì hoạt động ý thức cũng bị rối loạn.

Ví dụ 2: Ở Việt Nam, nhận thức của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba về công nghệ thông tin còn rất yếu. Nguyên nhân là do thiếu máy móc cũng như thiếu đội ngũ giảng viên. Nhưng nếu đáp ứng được vấn đề hạ tầng thì trình độ tin học của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba của sẽ tốt hơn rất nhiều. Điều này đã khẳng định điều kiện vật chất như vậy thì ý thức cũng như vậy.

Ý thức tác động lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Bởi vì ý thức chính là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức chính là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì trong hiện thực khách quan.

Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của ý thức không phải là trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người những hiểu biết về hiện thực khách quan, trên cơ sở đó con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, các biện pháp, công cụ, phương tiện … để thực hiện mục tiêu của mình.

Sự trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:

Tích cực: Ý thức có thể trở thành động lực thúc đẩy vật chất phát triển.
Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật chất khi ý thức phản ánh không đúng, làm sai lệch các quy luật vận động khách quan của vật chất.
Như vậy, bằng cách định hướng hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định hành động của con người, hoạt động thực tế của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại …

Ví dụ 1. Hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở nhiệt độ hơn 10000C, người ta tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất thép đủ kích cỡ chứ không phải bằng phương pháp thủ công cổ xưa.

Ví dụ 2. Từ nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước. Từ sau Đại hội VI, đảng ta chuyển nền kinh tế từ tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường, để sau gần 30 năm bộ mặt nước ta đã thay đổi hẳn.

* Ý nghĩa phương pháp luận (nguyên tắc cho hành động và nhận thức của con người)

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn con người phải tôn trọng khách quan, đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của mình.

Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, tôn trọng các quy luật tự nhiên và xã hội…
Phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình;
Không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *