G-71JYJ3V6DC

Luật thương mại quốc tế Neu

23 Tháng Hai, 2022
admin
Please follow and like us:

Luật thương mại quốc tế Neu E-leaning

Xem bản đầy đủ TẠI ĐÂY

Liên hiệp quốc (UN) thuộc nhóm thiết chế thương mại nào?
a. Thiết chế toàn cầu
b. Thiết chế thương mại chuyên ngành
c. Thiết chế thương mại khu vực
d. Thiết chế chuyên ngành và toàn cầu
Phương án đúng là: Thiết chế toàn cầu.
Vì:
Liên Hiệp Quốc (UN) có tới 123 quốc gia thành viên đến từ các khu vực địa lý khác nhau trên toàn thế giới. Toàn cầu: không mang tính khu vực. Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.2 Text
The correct answer is: Thiết chế toàn cầu
Pháp luật quốc gia KHÔNG được áp dụng cho các quan hệ thương mại quốc tế trong những trường hợp nào?
a. Các bên thỏa thuận lựa chọn pháp luật quốc gia
b. Điều ước quốc tế dẫn chiếu tới pháp luật quốc gia
c. Cơ quan giải quyết chọn pháp luật quốc gia khi không rơi vào những trường hợp trên.
d. Không có điều ước quốc tế điều chỉnh
Phương án đúng là: Không có điều ước quốc tế điều chỉnh. Vì Pháp luật quốc gia được áp dụng trong điều kiện. Các bên thỏa thuận lựa chọn pháp luật quốc gia. Điều ước quốc tế dẫn chiếu tới pháp luật quốc gia. Cơ quan giải quyết chọn pháp luật quốc gia khi không rơi vào những trường hợp trên. Tham khảo Chương 1, mục 1.3, tiểu mục 1.3.1. Pháp luật quốc gia Text
The correct answer is: Không có điều ước quốc tế điều chỉnh
Khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, cá nhân phải thỏa mãn những điều kiện gì?
a. Điều kiện về nhân thân và điều kiện về nghề nghiệp
b. Điều kiện về nhân thân
c. Điều kiện về nghề nghiệp
d. Điều kiện về nhân thân hoặc điều kiện về nghề nghiệp
Phương án đúng là: Điều kiện về nhân thân và điều kiện về nghề nghiệp. Vì Mặc dù, quy định không giống nhau nhưng pháp luật các nước đều đưa ra hai tiêu chí để cá nhân tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế là điều kiện nhân thân và điều kiện nghề nghiệp. Tham khảo Chương 1, mục 1.2, tiểu mục 1.2.1. Cá nhân Text
The correct answer is: Điều kiện về nhân thân và điều kiện về nghề nghiệp
Trước đây, nguyên tắc nào sau đây KHÔNG bị hạn chế áp dụng trong mối quan hệ thương mại quốc tế giữa quốc gia và cá nhân, pháp nhân?
a. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
b. Nguyên tắc bình đẳng
c. Nguyên tắc chọn luật
d. Nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc chọn luật
Phương án đúng là: Nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc chọn luật. Vì Quốc gia là chủ thể có có vị trí đặc biệt, có chủ quyền quốc gia nên được hưởng ưu đãi đặc biệt, nên các nguyên tắc trên đã được áp dụng trong quá khứ. Tham khảo Chương 1, mục 1.2, tiểu mục 1.2.3. Quốc gia Text
The correct answer is: Nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc chọn luật
Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) gồm mấy cấp xét xử?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Phương án đúng là: 2. Vì Tranh chấp được đưa ra theo hai cấp tại: Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm. Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5 Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
The correct answer is: 2
Biện pháp nào dưới đây KHÔNG thuộc nhóm các biện pháp của nguyên tắc minh bạch?
a. Đưa ra các cam kết ràng buộc mở cửa thị trường
b. Thành lập các cơ quan có thẩm quyền để rà soát các quyết định hành chính có ảnh hưởng đến thương mại.
c. Xem xét các yêu cầu và kiến nghị của các doanh nghiệp
d. Hạn chế áp dụng hạn ngạch, các biện pháp hạn chế định lượng.
Phương án đúng là: Xem xét các yêu cầu và kiến nghị của các doanh nghiệp.
Vì:
Viết đúng phải là “Xem xét các yêu cầu và kiến nghị của các thành viên khác”
Tham khảo: Chương 1, mục 1.4, tiểu mục 1.4.4 Text
The correct answer is: Xem xét các yêu cầu và kiến nghị của các doanh nghiệp
Khẳng định nào sau đây về mối quan hệ giữa Hiệp định GATT 1947 và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là đúng?
a. WTO có phạm vi tác động như Hiệp định GATT 1947
b. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO tương tự quy định trong Hiệp định GATT 947
c. GATT 1947 là tiền thân của WTO
d. WTO VÀ GATT 1947 đều là những hiệp định thương mại đa biên mang tính toàn cầu
Phương án đúng là: GATT 1947 là tiền thân của WTO
Vì Đáp án A, B, D thể hiện những điểm khác biệt giữa WTO VÀ GATT 1947. Kết quả của vòng đàm phán thứ 8 của GATT 1947 đã dẫn tới sự ra đời của WTO.
Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Text
The correct answer is: GATT 1947 là tiền thân của WTO
Luật kinh doanh quốc tế có mối quan hệ với luật thương mại quốc tế như thế nào?
a. Luật kinh doanh quốc tế là một bộ phận của Luật thương mại quốc tế
b. Luật kinh doanh quốc tế độc lập với Luật thương mại quốc tế
c. Luật thương mại quốc tế theo nghĩa rộng bao gồm luật kinh doanh quốc tế và luật thương mại quốc tế công
d. Luật kinh doanh quốc tế là bộ phận của luật thương mại quốc tế công
Phương án đúng là: Luật thương mại quốc tế theo nghĩa rộng bao gồm luật kinh doanh quốc tế và luật thương mại quốc tế công. Vì Luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế được tiến hành giữa các thực thể công như quốc gia và các thực thể công khác được gọi là Luật thương mại quốc tế công hay Luật thương mại quốc tế theo nghĩa hẹp. Còn Luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế giữa các thương nhân (thực thể tư) được gọi là Luật kinh doanh quốc tế. Luật thương mại quốc tế theo nghĩa rộng bao gồm cả Luật thương mại quốc tế theo nghĩa hẹp và Luật kinh doanh quốc tế. Tham khảo Chương 1, mục 1.1, tiểu mục 1.1.2. Thương mại quốc tế Text
The correct answer is: Luật thương mại quốc tế theo nghĩa rộng bao gồm luật kinh doanh quốc tế và luật thương mại quốc tế công
Nguyên tắc nào sau đây thể hiện sự không phân biệt đối xử giữa các quốc gia trong mối quan hệ thương mại quốc tế với một quốc gia khác?
a. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
b. Nguyên tắc mở cửa thị trường
c. Nguyên tắc minh bạch
d. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
Phương án đúng là: Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN).
Vì:
– Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) được hiểu là trong cam kết thương mại một nước dành cho nước đối tác sự ưu đãi có lợi không kém những ưu đãi mà nước đó đang và sẽ danh cho nước đối tác thứ ba.
Tham khảo Chương 1, mục 1.4, tiểu mục 1.4.1 Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc Text
The correct answer is: Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) điều chỉnh những lĩnh vực hoạt động chính nào sau đây?
a. Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ
b. Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư
c. Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ
d. Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ
Phương án đúng là: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ.
Vì Có 3 lĩnh vực hoạt động cơ bản của WTO là thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5 Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Text
The correct answer is: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ

 

  1. Theo Luật Trọng tài thương mại 2010 khẳng định nào sau đây về trọng tài nước ngoài là không đúng?
    Select one:
    a. . Trọng tài nước ngoài là trọng tài có trụ sở ở nước ngoài
    b. . Trọng tài nước ngoài là trọng tài có phiên xét xử ở nước ngoài
    c. . Trọng tài nước ngoài là trọng tài được thành lập ở nước ngoài.
    d. . Trọng tài nước ngoài là trọng tài được thành lập và có ở nước ngoài
    Phản hồi
    Xem Điều 3 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010
    Tham khảo: Bài 6, mục 6.2, tiểu mục 6.2.3. Trọng tài

The correct answer is. Trọng tài nước ngoài là trọng tài được thành lập ở nước ngoài.

Phương thức giải quyết tranh chấp nào sau đây không có sự tham gia của bất kỳ bên thứ ba nào?
Select one:
a. . Hòa giải
b. . Thương lượng
c. . Trọng tài thương mại
d. . Tòa án
Phản hồi
Trong phương thức này hai bên tự thỏa thuận với nhau để giải quyết trah chấp
Tham khảo: Bài 6, mục 6.2 Phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

The correct answer is. Thương lượng

Vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ và Việt Nam tại cơ quan giải quyết tranh chấp WTO về việc doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng tôm đông lạnh nước ấm vào thị trường Hoa Kỳ thuộc loại tranh chấp nào sau đây?
Select one:
a. . Tranh chấp thương mại quốc tế tư
b. . Tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
c. . Tranh chấp thương mại quốc tế công
d. . Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Phản hồi
Đây là tranh chấp giữa hai thực thể công là Hoa Kỳ và Việt Nam (Chủ thể của tranh chấp) nên được gọi là tranh chấp thương mại quốc tế công
Tham khảo: Bài 6, mục 6.1, tiểu mục 6.1.1 Tranh chấp trong thương mại quốc tế

The correct answer is. Tranh chấp thương mại quốc tế công

Phương thức nào sau đây chỉ có thể được thực hiện bằng cơ quan tài phán quốc gia?
Select one:
a. . Hòa giải
b. . Thương lượng
c. . Trọng tài thương mại
d. . Tòa án
Phản hồi
Chỉ có thể giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng tòa án quốc gia, không có tòa án quốc tế
Tham khảo: Bài 6, mục 6.2 Phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

The correct answer is. Tòa án

Tòa án quốc gia KHÔNG có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế trong trường hợp nào sau đây?
Select one:
a. . Được các bên thỏa thuận chỉ rõ tòa án quốc gia giải quyết tranh chấp.
b. . Điều ước uốc tế, tập quán thương mại quốc tế có quy định về thẩm quyền của tòa án
c. . Có thỏa thỏa thuận trọng tài hợp pháp
d. . Căn cứ các quy phạm xung đột của pháp luật quốc gia.
Phản hồi
Có thỏa thuận trọng tài hợp pháp thì phải đưa tranh chấp ra trọng tài.
Tham khảo: Bài 6, mục 6.2, tiểu mục 6.2.3,4.

The correct answer is. Có thỏa thỏa thuận trọng tài hợp pháp

Văn bản nào sau đây điều chỉnh vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài?
Select one:
a. . Chỉ có Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
b. . Chỉ có Hiệp định tương trợ tư pháp của Việt Nam
c. . Chỉ có Bộ luật dân sự 2015
d. . Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và Hiệp định tương tợ tư pháp của Việt Nam
Phản hồi
Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và Hiệp định tương tợ tư pháp của Việt Nam là hai nguồn điều chỉnh vấn đề trên.
Tham khảo: Bài 6, mục 6.2, tiểu mục 6.2.3,4.

The correct answer is. Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và Hiệp định tương tợ tư pháp của Việt Nam

Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) KHÔNG bao gồm phương thức nào?
Select one:
a. . Hòa giải
b. . Thương lượng
c. . Trọng tài thương mại
d. . Giám định kỹ thuật
Phản hồi
Trọng tài thương mại là phương thức mang tính tài phán
Tham khảo: Bài 6, mục 6.2 Phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

The correct answer is. Trọng tài thương mại

Văn bản nào sau đây không điều chỉnh vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài?
Select one:
a. . Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
b. . Hiệp định tương trợ tư pháp của Việt Nam
c. . Bộ luật dân sự 2015
d. . Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và Hiệp định tương tợ tư pháp của Việt Nam
Phản hồi
Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và Hiệp định tương tợ tư pháp của Việt Nam là hai nguồn điều chỉnh vấn đề trên.
Tham khảo: Bài 6, mục 6.2, tiểu mục 6.2.4. Tòa án

The correct answer is. Bộ luật dân sự 2015

Phương thức nào sau đây có thể được thực hiện bằng cơ quan tài phán quốc tế?
Select one:
a. . Hòa giải
b. . Thương lượng
c. . Trọng tài thương mại
d. . Tòa án
Phản hồi
Có nhiều tổ chức trọng tài quốc tế tham gia vào giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế như ICSID, LCIA, ICC
Tham khảo: Bài 6, mục 6.2 Phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

The correct answer is. Trọng tài thương mại

Tranh chấp thương mại quốc tế công có thể được giải quyết tại cơ quan nào sau đây?
Select one:
a. . Tòa án quốc gia
b. . Trọng tài thương mại
c. . Trung tâm hòa giải
d. . Cơ quan giải quyết tranh chấp của các thiết chế thương mại mà các thực thể công tham gia
Phản hồi
Các thiết chế thương mại quốc tế thường có cơ chế giải quyết tranh chấp riêng với cơ quan giải quyết tranh chấp riêng nên khi tranh chấp xảy ra thì sử dụng chính cơ quan giải quyết tranh chấp của thiết chế đó. Ví dụ WTO có Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB.
Tham khảo: Bài 6, mục 6.1, tiểu mục 6.1.1 Tranh chấp trong thương mại quốc tế

The correct answer is. Cơ quan giải quyết tranh chấp của các thiết chế thương mại mà các thực thể công tham gia
Trong trường hợp hai bên trong hợp đồng thương mại quốc tế không thỏa thuận về luật áp dụng thì luật áp dụng sẽ do chủ thể nào sau đây quyết định?
Select one:
a. . Bên bán
b. . Bên mua
c. . Cơ quan giải quyết tranh chấp
d. . Bên bán hoặc bên mua
Phản hồi
Cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ quyết định dựa trên cơ sở nguyên tắc xung đột pháp luật .
Tham khảo: Bài 6, mục 6.1, tiểu mục 6.1.2 Các điều khoản liên quan tới giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

The correct answer is: . Cơ quan giải quyết tranh chấp

Chủ thể nào sau đây có thẩm quyền công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam?
Select one:
a. . Tòa án có thẩm quyền
b. . Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
c. . Bộ Tư pháp
d. . Bên thắng kiện trong vụ tranh chấp
Phản hồi
Xem Quy định tại Chương XXXV Bộ Luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015
Tham khảo: Bài 6, mục 6.2, tiểu mục 6.2.3, 4

The correct answer is: . Tòa án có thẩm quyền

Phán quyết của Trọng tài nước ngoài phải được công nhận và cho thi hành ở đâu?
Select one:
a. . Tại quốc gia nơi có trụ sở của Nguyên đơn
b. . Tại quốc gia nơi có trụ sở của Nguyên đơn và bị đơn
c. . Tại quốc gia nơi phán quyết được thi hành
d. . Tại quốc gia nơi phán quyết được tuyên
Phản hồi
Phán quyết của trọng tài được thi hành tại nước khác thì phải được sự chấp nhận cho thi hành của quốc gia nơi phán quyết được thi hành vì do trọng tài thương mại là cơ quan tài phán quốc gia
Tham khảo: Bài 6, mục 6.2, tiểu mục 6.2.3. Trọng tài

The correct answer is: . Tại quốc gia nơi phán quyết được thi hành

Giả sử hai bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đưa thỏa thuận sau vào hợp đồng “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. Điều khoản này thuộc loại nào sau đây?
Select one:
a. . Điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng
b. . Điều khoản về giải quyết tranh chấp
c. . Điều khoản về chủ thể của hợp đồng
d. . Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng
Phản hồi
Đây là điều khoản quy định về việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài.
Tham khảo: Bài 6, mục 6.1, tiểu mục 6.1.2 Các điều khoản liên quan tới giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

The correct answer is: . Điều khoản về giải quyết tranh chấp

Tranh trấp giữa hai quốc gia trong thương mại quốc tế thuộc loại tranh chấp nào sau đây?
Select one:
a. . Tranh chấp thương mại quốc tế tư
b. . Tranh chấp thương mại quốc tế công
c. . Tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
d. . Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Phản hồi
Đây là tranh chấp giữa hai thực thể công trong thương mại quốc tế nên được gọi là tranh chấp thương mại quốc tế công
Tham khảo: Bài 6, mục 6.1, tiểu mục 6.1.1 Tranh chấp trong thương mại quốc tế

The correct answer is: . Tranh chấp thương mại quốc tế công

Đâu là điểm khác nhau giữa phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng và hòa giải trong thương mại quốc tế?
Select one:
a. . Không phải phương thức mang tính tài phán
b. . Giá trị phán quyết có thể được tự nguyện thi hành
c. . Có sự tham gia của bên thứ ba
d. . Không chỉ được sử dung trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Phản hồi
Thương lượng không có sự tham gia của bên thứ ba trong khi đó hòa giải có sự tham gia của hòa giải viên
Tham khảo: Bài 6, mục 6.2, tiểu mục 6.2.1, 6.2.2

The correct answer is: . Có sự tham gia của bên thứ ba

Giả sử hai bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đưa thỏa thuận sau vào hợp đồng “Hợp đồng này được hiểu và giải thích theo Công ước Viên 1982 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”. Điều khoản này thuộc loại nào sau đây ?
Select one:
a. . Điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng
b. . Điều khoản về giải quyết tranh chấp
c. . Điều khoản về chủ thể của hợp đồng
d. . Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng
Phản hồi
Đây là điều khoản quy định về luật áp dụng cho hợp đồng là Công ước Viên 1982 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Tham khảo: Bài 6, mục 6.1, tiểu mục 6.1.2 Các điều khoản liên quan tới giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

The correct answer is: . Điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng

Luật áp dụng của hợp đồng thương mại quốc tế có thể được quy định trong điều khoản nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *