G-71JYJ3V6DC

Giao tiếp kinh doanh và thuyết trình

2 Tháng Ba, 2022
admin
Please follow and like us:

Xem bản đầy đủ TẠI ĐÂY hoặc LIÊN HỆ

Đề cương trắc nghiệm Giao tiếp kinh doanh và thuyết trình, đại học kinh tế quốc dân NEU E-Learning

1. “Consistency” trong nguyên tắc 7c được hiểu cụ thể như thế nào?
Select one:
a. Giữa các ý, các phần trong văn bản cần phải nhất quán với nhau.
b. Lời văn lịch sự, nhã nhặn, trình bày sáng sủa, sạch, đẹp.
c. Khi viết cần cẩn trọng không viết những điều mà mình không nắm chắc.
d. Ngắn gọn, cô đọng nên đi thẳng vào vấn đề.
Phản hồi
Phương án đúng là: Giữa các ý, các phần trong văn bản cần phải nhất quán với nhau. Vì Consistency có nghĩa là nhất quán. Tham khảo: Mục 2.1.4. Một số nguyên tắc cơ bản trong truyền đạt thông tin (BG, tr. 47).
The correct answer is: Giữa các ý, các phần trong văn bản cần phải nhất quán với nhau.
2. “Courteous” trong nguyên tắc 5c có nghĩa là gì?
Select one:
a. Lịch sự.
b. Rõ ràng.
c. Ngắn gọn, súc tích.
d. Nhất quán.
Phản hồi
Phương án đúng là: Lịch sự. Vì Courteous có nghĩa là lịch sự, nhã nhặn. Tham khảo: Mục 2.1.4 Một số nguyên tắc cơ bản trong truyền đạt thông tin (BG, tr. 47).
The correct answer is: Lịch sự.
3. Ba yếu tố cần được chú trọng trong đàm phán thương lượng là:
Select one:
a. thời gian, địa điểm, thông tin.
b. thời gian, thông tin, thế mạnh.
c. thời gian, mối quan hệ, thế mạnh.
d. thời gian, thế mạnh, thời điểm.
Phản hồi
Phương án đúng là: thời gian, thông tin, thế mạnh. Vì Đây là 3 yếu tố quan trọng trong hoạt động đàm phán (xem bài giảng 1.6). Tham khảo: Xem mục 3.4. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động đàm phán thương lượng (BG, tr. 102).
The correct answer is: thời gian, thông tin, thế mạnh.
4. Bài nói chuyện của bạn có thể thất bại nếu bạn KHÔNG chú ý đến:
Select one:
a. “Gu” thẩm mỹ của thính giả.
b. định hướng tôn giáo của thính giả.
c. đời sống riêng tư của thính giả.
d. những mối quan hệ cá nhân của thính giả.
Phản hồi
Phương án đúng là: định hướng tôn giáo của thính giả. Vì Đây là nhân tố từ thính giả ảnh hưởng mạnh nhất đến người thuyết trình. Tham khảo: Mục 4.1.1 Chuẩn bị thuyết trình (BG, tr.122).
The correct answer is: định hướng tôn giáo của thính giả.
5. Bản tóm lược kế hoạch kinh doanh cần:
Select one:
a. mô tả tổng quan về sản phẩm, dịch vụ.
b. mô tả tổng quan về thị trường, khách hàng.
c. nêu được những điểm chắt lọc, chủ yếu nhất của tất cả các phần của Kế hoạch kinh doanh, có giá trị xuyên suốt đối với toàn bộ nội dung bản kế hoạch.
d. dài 5-6 trang.
Phản hồi
Phương án đúng là: nêu được những điểm chắt lọc, chủ yếu nhất của tất cả các phần của Kế hoạch kinh doanh, có giá trị xuyên suốt đối với toàn bộ nội dung bản kế hoạch. Vì Đây là yêu cầu quan trọng nhất cho một bản tóm lược kế hoạch kinh doanh. Tham khảo: Mục 4.2.2.2. Thiết kế bản kế hoạch kinh doanh trước khi thuyết trình (BG, tr 172-173).
The correct answer is: nêu được những điểm chắt lọc, chủ yếu nhất của tất cả các phần của Kế hoạch kinh doanh, có giá trị xuyên suốt đối với toàn bộ nội dung bản kế hoạch.
6. Bảy yếu tố chính tác động đến hiệu quả làm việc nhóm bao gồm:
Select one:
a. lãnh đạo nhóm, chuẩn mực nhóm, quy mô nhóm, thành viên nhóm, mục tiêu nhóm, sự tương tác nhóm và môi trường nhóm.
b. lãnh đạo nhóm, mục tiêu nhóm, chuẩn mực nhóm, quy mô nhóm, sự yêu quý các thành viên, quy tắc nhóm và tương tác nhóm.
c. môi trường, mục tiêu nhóm, quy mô nhóm, thành viên nhóm, sự gắn kết, chuẩn mực nhóm và lãnh đạo nhóm.
d. thành viên nhóm, chuẩn mực nhóm, môi trường của nhóm, sự gắn kết của các thành viên và giải quyết xung đột.
Phản hồi
Phương án đúng là: môi trường, mục tiêu nhóm, quy mô nhóm, thành viên nhóm, sự gắn kết, chuẩn mực nhóm và lãnh đạo nhóm. Vì môi trường làm việc cuả nhóm, mục tiêu của nhóm hài hòa với mục tiêu cá nhân, quy mô nhóm ở mức độ không quá lớn, các thành viên nhóm đa dạng, các chuẩn mực – nguyên tắc làm việc rõ ràng; sự gắn kết giữa các thành viên nhóm vào mục tiêu, sự tương tác; và vai trò của lãnh đạo là chìa khóa cho một nhóm làm việc hiệu quả. Tham khảo: Xem mục 1.2.1.4. Các yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc nhóm (BG, tr. 15).
The correct answer is: môi trường, mục tiêu nhóm, quy mô nhóm, thành viên nhóm, sự gắn kết, chuẩn mực nhóm và lãnh đạo nhóm.
7. Các bản báo cáo trình bày kết luận dựa trên:
Select one:
a. niềm tin.
b. ấn tượng.
c. khảo sát.
d. trực giác.
Phản hồi
Phương án đúng là: khảo sát. Vì Các báo cáo viết có cùng chung chức năng là đưa thông tin đến người đọc và giúp người đọc đưa ra quyết định. Vì vậy các báo cáo trình bày các kết luận dựa trên các thông tin thu thập được từ khảo sát và nghiên cứu. Tham khảo: Mục 2.3.3.1 Sự cần thiết của báo cáo viết (BG, tr. 75).
The correct answer is: khảo sát.
8. Các cách thức giúp tăng cường môi trường giao tiếp mở KHÔNG bao gồm:
Select one:
a. giảm số lượng các cấp tổ chức.
b. giảm số lượng thông điệp.
c. tạo điều kiện cho nhân viên được phản hồi lên cấp trên.
d. tiến hành khảo sát nhu cầu nhân viên.
Phản hồi
Phương án đúng là: giảm số lượng thông điệp. Vì Cách thức để tăng cường môi trường giao tiếp mở bao gồm giảm số lượng cấp bậc trong tổ chức, giúp cho thông điệp đi nhanh hơn và chính xác hơn, việc tiến hành khảo sát nhu cầu nhân viên cũng là một ví dụ của việc tạo điều kiện cho nhân viên được phản hồi lên cấp trên. Giảm số lượng thông điệp nằm trong nội dung về tạo thông điệp hiệu quả. Tham khảo: Xem mục 1.1.3.2. Hướng dẫn vượt qua các rào cản giao tiếp (BG, tr. 6).
The correct answer is: giảm số lượng thông điệp.
9. Các hướng dẫn giúp vượt qua các rào cản giao tiếp KHÔNG bao gồm:
Select one:
a. giảm số lượng thông điệp.
b. không nên sử dụng các thiết bị công nghệ.
c. lấy khán giả là trung tâm.
d. tăng cường môi trường giao tiếp mở.
Phản hồi
Phương án đúng là: không nên sử dụng các thiết bị công nghệ. Vì Để vượt qua các rào cản giao tiếp, chúng ta nên sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ như internet, video conference vừa giúp giao tiếp nhanh hơn, tiện lợi hơn và chi phí thấp hơn. Tham khảo: Xem mục 1.1.3.2. Hướng dẫn vượt qua các rào cản giao tiếp (BG, tr. 6).
The correct answer is: không nên sử dụng các thiết bị công nghệ.
10. Các lời khuyên giúp học hỏi và giao tiếp tốt hơn với nền văn hóa khác KHÔNG bao gồm:
Select one:
a. chịu trách nhiệm giao tiếp.
b. luôn nhớ rằng luôn có sự khác biệt.
c. nhấn mạnh vào điểm khác biệt.
d. thể hiện sự tôn trọng.
Phản hồi
Phương án đúng là: nhấn mạnh vào điểm khác biệt. Vì Đây là lời khuyên không nên làm để học hỏi văn hóa và giao tiếp với cá nhân đến từ nền văn hóa khác nên nhấn vào những điểm chung, điểm tương đồng để từ đó là cơ sở để có thể tiếp tục làm việc với nhau. Tham khảo: Xem mục 1.3.3.1. Học hỏi văn hóa khác (BG, tr. 37).
The correct answer is: nhấn mạnh vào điểm khác biệt.
11. Các lưu ý đối với hành vi đụng chạm KHÔNG bao gồm:
Select one:
a. có thể bị hiểu là quấy rối tình dục ở một số nền văn hóa.
b. có thể giúp thể hiện vị thế thống trị của người giao tiếp.
c. giúp thể hiện tình cảm ấm áp, sự thoải mái.
d. hãy đứng gần, giao tiếp cùng để họ cảm thấy thoải mái.
Phản hồi
Phương án đúng là: hãy đứng gần, giao tiếp cùng để họ cảm thấy thoải mái. Vì Đây là không phải là lưu ý đối với hành vi đụng chạm trong giao tiếp phi ngôn từ. Việc sử dụng hành vi đụng chạm, đứng quá gần với người giao tiếp có thể làm cho họ không thoải mái, cũng có thể được coi là quấy rối tình dục trong một số nền văn hóa. Tham khảo: Xem mục 1.2.4.2. Các hình thức giao tiếp phi ngôn từ (BG, tr. 24).
The correct answer is: hãy đứng gần, giao tiếp cùng để họ cảm thấy thoải mái.
12. Các lưu ý giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ KHÔNG bao gồm:
Select one:
a. sử dụng hành vi đụng chạm để tăng cường mối quan hệ.
b. luôn chú ý đến tín hiệu phi ngôn từ của người khác và bản thân.
c. thể hiện cảm xúc một cách trung thực, chân thành.
d. tôn trọng không gian thoải mái của người nghe.
Phản hồi
Phương án đúng là: sử dụng hành vi đụng chạm để tăng cường mối quan hệ. Vì Việc sử dụng hành vi đụng chạm mặc dù có thể tạo sự thân mật, tuy nhiên khá nhạy cảm đối với các đối tượng khác nhau và trong các nền văn hóa khác nhau, chính vì thế người giao tiếp nên thận trọng với cách thể hiện này. Các nhận định còn lại chính là các lưu ý chính giúp cải thiện giao tiếp phi ngôn từ. Tham khảo: Xem mục 1.2.4.3. Cải thiện các kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ (BG, tr. 26).
The correct answer is: sử dụng hành vi đụng chạm để tăng cường mối quan hệ.
13. Các lưu ý khi xây dựng chương trình họp KHÔNG bao gồm:
Select one:
a. dành thời gian đủ cho mỗi nội dung.
b. hạn chế số lượng người tham dự.
c. hạn chế số lượng nội dung.
d. tập trung vào thảo luận về tương lai và cơ hội, thay vì quá khứ.
Phản hồi
Phương án đúng là: hạn chế số lượng người tham dự. Vì Khi xây dựng chương trình và tổ chức cuộc họp, nên hạn chế số lượng nội dung để có thời gian thảo luận kỹ lưỡng từng vấn đề, chính vì thế mới có thể dành được thời gian cho mỗi nội dung. Số lượng người tham dự cần được xác định dựa trên sự cần thiết của vấn đề, của nội dung thảo luận, vào việc thực thi các nội dung đó. Tham khảo: Xem mục 1.2.5.1. Chuẩn bị cuộc họp (BG, tr. 27).
The correct answer is: hạn chế số lượng người tham dự.
14. Các lý do phổ biến nhất cho việc các nhà quản lý thành lập nhóm làm việc là gì?
Select one:
a. Ra quyết định linh hoạt hơn, cải tiến-nâng cao chất lượng, đa dạng hóa lực lượng lao động.
b. Ra quyết định nhanh chóng hơn, nâng cao chất lượng, tăng sự hài lòng của khách hàng.
c. Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, giảm tính phức tạp trong lực lượng lao động.
d. Tăng năng suất lao động, ra quyết định nhanh chóng, nâng cao chất lượng.
Phản hồi
Phương án đúng là: Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, giảm tính phức tạp trong lực lượng lao động. Vì Việc thành lập nhóm làm việc giúp cho tăng năng suất, hiệu quả công việc, điều hòa các mối quan hệ trong tổ chức; giúp cho việc ra quyết định linh hoạt và nhanh chóng hơn; đa dạng hóa lực lượng lao động; cải tiến nâng cao chất lượng và từ đó tăng sự hài lòng của khách hàng. Tham khảo: Xem mục 1.2.1.2. Các lý do để thành lập nhóm làm việc (BG, tr. 12).
The correct answer is: Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, giảm tính phức tạp trong lực lượng lao động.
15. Các rào cản chính đối với lắng nghe hiệu quả KHÔNG bao gồm
Select one:
a. giữ cho tâm trí cởi mở.
b. lắng nghe chọn lọc.
c. tự cho mình là trung tâm.
d. vội vàng xét đoán, đánh giá.
Phản hồi
Phương án đúng là: giữ cho tâm trí cởi mở. Vì Giữ cho tâm trí cởi mở không phải là rào cản mà chính là sự đón nhận thông tin. Lắng nghe chọn lọc nội dung, cho mình là người quan trọng, cũng như người nói chưa nói xong đã đánh giá, xét đoán sẽ làm hạn chế việc tiếp nhận thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan. Tham khảo: Xem mục 1.2.3.3. Những rào cản đối với việc lắng nghe hiệu quả (BG, tr. 21).
The correct answer is: giữ cho tâm trí cởi mở.
16. Các thông điệp thông báo tin tốt, nên áp dụng:
Select one:
a. phương pháp trực tiếp.
b. phương pháp gián tiếp.
c. không cần phương pháp nào.
d. cả hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp.
Phản hồi
Phương án đúng là: phương pháp trực tiếp. Vì Kỹ năng viết tốt sẽ mang lại hiệu quả cả về nội dung và hình thức cho thông điệp, khiến người nhận thông điệp sẽ có ấn tượng tốt về trình độ và khả năng giao tiếp của người viết. Tham khảo: Mục 2.1.5.1. Thông điệp mang tính tích cực và trung lập (BG, tr. 48).
The correct answer is: phương pháp trực tiếp.
17. Các thông tin về thính giả mà người thuyết trình cần thu thập để tìm hiểu, phân tích bao gồm:
Select one:
a. độ tuổi, chiều cao, cân nặng.
b. thể lực, sức khỏe.
c. sự thông minh, thói quen.
d. độ tuổi, trình độ học vấn, nền tảng văn hoá.
Phản hồi
Phương án đúng là: độ tuổi, trình độ học vấn, nền tảng văn hoá. Vì Phải bao hàm hết các khía cạnh này thì mới phân tích đúng, đầy đủ về thính giả. Tham khảo: Mục 4.1.1.1. Chọn chủ đề và phân tích thính giả (BG, tr 124).
The correct answer is: độ tuổi, trình độ học vấn, nền tảng văn hoá.
18. Các từ đơn giản nên được sử dụng vì các lý do sau đây, ngoại trừ:
Select one:
a. không tốn thời gian và không gian.
b. cho phép người đọc tập trung vào nội dung.
c. cho phép người đọc nắm bắt được thông điệp chủ ý.
d. thu hút sự chú ý tới chính từ ngữ.
Phản hồi
Phương án đúng là: không tốn thời gian và không gian. Vì Việc lựa chọn từ ngữ quá khó, quá chuyên môn sẽ khiến người nhận không hiểu nội dung của thông điệp giao tiếp, do vậy không đạt được mục tiêu giao tiếp. Tham khảo: Phần Lưu ý soạn thảo thông điệp kinh doanh – Lựa chọn từ ngữ (BG, tr.59).
The correct answer is: không tốn thời gian và không gian.
19. Cách mở đầu nào sẽ làm cho bài thuyết trình thêm hiệu quả?
Select one:
a. Mở đầu bằng một tình huống gây sốc.
b. Liệt kê những con số thống kê cụ thể.
c. Một câu chuyện hay một tình huống hài hước.
d. Không có sự thống nhất, cần linh hoạt cho từng tình huống.
Phản hồi
Phương án đúng là: Không có sự thống nhất, cần linh hoạt cho từng tình huống. Vì Không có một khuôn mẫu duy nhất đúng cho tất cả các bài thuyết trình thành công. Tham khảo: Mục 4.1.1.1. Xây dựng nội dung bài thuyết trình (BG, tr 122).
The correct answer is: Không có sự thống nhất, cần linh hoạt cho từng tình huống.
20. Cách tiếp cận lấy khán giả làm trung tâm trong giao tiếp được hiểu là:
Select one:
a. khi bắt đầu thuyết trình, nên giới thiệu đầy đủ về bản than.
b. khi giao tiếp, cần hướng mắt nhìn vào khán giả.
c. khi giao tiếp, cần phải đứng ở trung tâm để khán giả có thể quan sát được.
d. trước khi giao tiếp, cần tìm hiểu các thông tin về thính giả.
Phản hồi
Phương án đúng là: trước khi giao tiếp, cần tìm hiểu các thông tin về thính giả. Vì Giao tiếp lấy khán giả làm trung tâm có nghĩa là người giao tiếp cần quan tâm, tìm hiểu đối tượng mình giao tiếp cùng, đồng thời nỗ lực tạo ra thông điệp có ý nghĩa cho họ. Chính vì thế cần phải có sự tìm hiểu về thính giả trước khi giao tiếp, học vấn, như cầu, quan điểm phong cách để chuẩn bị thông điệp và trình bày thông điệp phù hợp nhất. Tham khảo: Xem mục 1.1.3.2. Hướng dẫn vượt qua các rào cản giao tiếp (BG, tr. 6).
The correct answer is: trước khi giao tiếp, cần tìm hiểu các thông tin về thính giả.
21. Cách tốt nhất để vượt qua sự lo lắng là:
Select one:
a. không cần để ý đến nó.
b. chuẩn bị thật tốt về nội dung.
c. giữ giọng nói.
d. rà soát kỹ “điểm yếu” của người nghe.
Phản hồi
Phương án đúng là: chuẩn bị thật tốt về nội dung. Vì Khi nội dung bài thuyết trình được chuẩn bị tốt thì người thuyết trình rất tự tin. Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3.1 Kiểm soát sự lo lắng (BG, tr 146-149).
The correct answer is: chuẩn bị thật tốt về nội dung.
22. Chất lượng của báo cáo được quyết định chính bởi:
Select one:
a. ngôn ngữ của báo cáo.
b. các khía cạnh hình ảnh.
c. chiều dài của báo cáo.
d. sự chính xác của số liệu.
Phản hồi
Phương án đúng là: sự chính xác của số liệu. Vì Các báo cáo viết có cùng chung chức năng là đưa thông tin đến người đọc và giúp người đọc đưa ra quyết định. Vì vậy sự chính xác của số liệu phải được đặt lên hàng đầu. Tham khảo: Mục 2.3.3.1 Sự cần thiết của báo cáo viết (BG, tr. 75).
The correct answer is: sự chính xác của số liệu.
23. Chỉnh sửa văn bản bao gồm các công việc như: kiểm tra sự chuẩn xác của thông tin, sự liền mạch của nội dung, sự chính xác và:
Select one:
a. lỗi chính tả.
b. lỗi định dạng.
c. sự rõ ràng và giọng điệu.
d. chính tả.
Phản hồi
Phương án đúng là: sự rõ ràng và giọng điệu. Vì Chỉnh sửa văn bản bao gồm các việc như: Kiểm tra lại việc lựa chọn cách diễn đạt có hiệu quả chưa. Xác định các cách chuyển tiếp hay sử dụng danh sách liệt kê giúp cho thông điệp được rõ ràng hơn. Xác minh lại xem tất cả những thông tin cần thiết đã được đề cập và chính xác chưa. Cuối cùng nghĩ về những hình ảnh mà thông điệp sẽ tạo ra. Tham khảo: Mục 2.2.3.1. Duyệt lại thông
điệp (BG, tr. 56).
The correct answer is: sự rõ ràng và giọng điệu.
24. Chọn nhận định trả lời đúng nhất. Các kỹ năng chính sử dụng trong thuyết trình bao gồm:
Select one:
a. kiểm soát sự lo lắng của bản thân và sự hời hợt của khán giả.
b. kỹ năng hỏi và sử dụng ngôn ngữ không lời.
c. kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi của thính giả.
d. kiểm soát sự lo lắng; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và ngôn ngữ không lời; ứng xử với thính giả.
Phản hồi
Phương án đúng là: kiểm soát sự lo lắng; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và ngôn ngữ không lời; ứng xử với thính giả. Vì Khi thuyết trình phải sử dụng thuần thục tất cả các kỹ năng này thì mới thành công. Tham khảo: Mục 4.1.3. Các kỹ năng sử dụng trong thuyết trình, (BG, tr 147).
The correct answer is: kiểm soát sự lo lắng; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và ngôn ngữ không lời; ứng xử với thính giả.
25. Chọn nhận định trả lời đúng nhất. Kỹ năng sử dụng giọng nói bao gồm:
Select one:
a. giọng nói và âm lượng.
b. chỉ cần giọng nói.
c. chỉ cần ngữ điệu nói.
d. giọng nói và ngữ điệu, phát âm, tốc độ nói.
Phản hồi
Phương án đúng là: giọng nói và ngữ điệu, phát âm, tốc độ nói. Vì Phải bao gồm tất cả các yếu tố này thì mới nói hay, thuyết phục khi thuyết trình. Tham khảo: Mục 4.1.3.2. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ (BG, tr 153).
The correct answer is: giọng nói và ngữ điệu, phát âm, tốc độ nói.
26. Chọn nhận định trả lời đúng nhất. Một số cách kết luận bài thuyết trình:
Select one:
a. đưa ra gợi ý cho thính giả và tóm tắt những ý phụ.
b. tóm tắt những ý phụ và đưa ra những lí do để chấp nhận.
c. đưa ra những lí do để chấp nhận và thực hiện các đề nghị đã nêu ra.
d. đưa ra thách đố hay lời kêu gọi cho thính giả; tóm tắt những ý chính; đưa ra những lí do để chấp nhận và thực hiện các đề nghị được ủng hộ.
Phản hồi
Phương án đúng là: đưa ra thách đố hay lời kêu gọi cho thính giả; tóm tắt những ý chính; đưa ra những lí do để chấp nhận và thực hiện các đề nghị được ủng hộ. Vì Tất cả các cách này đều dẫn đến một Kết luận hay, thuyết phục. Tham khảo: Xem mục 4.1.2.3. Trình bày nội dung bài thuyết trình (BG, tr 145).
The correct answer is: đưa ra thách đố hay lời kêu gọi cho thính giả; tóm tắt những ý chính; đưa ra những lí do để chấp nhận và thực hiện các đề nghị được ủng hộ.
27. Đặc điểm của giao tiếp kinh doanh KHÔNG bao gồm:
Select one:
a. đảm bảo hai bên cùng có lợi.
b. phụ thuộc vào người nói, chứ không phụ thuộc vào người nghe.
c. phức tạp.
d. vừa là khoa học vừa là nghệ thuật
Phản hồi
Phương án đúng là: phụ thuộc vào người nói, chứ không phụ thuộc vào người nghe. Vì Giao tiếp kinh doanh phức tạp, với mục đích thuyết phục, bán hàng. Ngoài ra, sẽ là lý tưởng nếu có thể đảm bảo được hai bên giao tiếp đều có lợi. Môn học không thể dạy cho người học trở thành người giao tiếp tốt, mà chỉ hướng dẫn những kỹ năng cần thiết, phụ thuộc vào sự quan sát và rèn luyện, sự nhạy cảm của người giao tiếp. Giao tiếp tốt cần phải có sự nỗ lực cả từ người nói và người nghe. Tham khảo: Xem mục 1.1.1. Khái niệm giao tiếp (BG, tr. 3).
The correct answer is: phụ thuộc vào người nói, chứ không phụ thuộc vào người nghe.
28. Đặc điểm của nhóm làm việc hiệu quả KHÔNG bao gồm:
Select one:
a. đồng thuận về các quy trình và nguyên tắc làm việc.
b. giao tiếp cởi mở.
c. hiểu được lý do tồn tại và chia sẻ mục tiêu chung.
d. thường xuyên có xung đột xảy ra trong nhóm.
Phản hồi
Phương án đúng là: thường xuyên có xung đột xảy ra trong nhóm. Vì Một nhóm làm việc hiệu quả thường có 6 đặc điểm chính, hiểu và chia sẻ mục tiêu; đồng thuận về nguyên tắc; giao tiếp cởi mở; sẵn sàng hỗ trợ; giải quyết xung đột và đánh giá thành viên. Nhóm thường xuyên có xung đột xảy ra có khả năng có vấn đề giao tiếp, mục tiêu, nguyên tắc làm việc và vai trò của của trưởng nhóm. Tham khảo: Xem mục 1.2.1.3. Nhóm hiệu quả (BG, tr. 13).
The correct answer is: thường xuyên có xung đột xảy ra trong nhóm.
29. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là một điểm tốt của giao tiếp văn bản?
Select one:
a. Rõ ràng.
b. Chặt chẽ.
c. Vui vẻ.
d. Chính xác.
Phản hồi
Phương án đúng là: Vui vẻ. Vì Giao tiếp văn bản cũng cần tuân theo những nguyên tắc truyền đạt thông tin cơ bản trong giao tiếp kinh doanh bao gồm chính xác, chặc chẽ, rõ ràng… Vui vẻ không phải là một điểm tốt của giao tiếp văn bản. Tham khảo: Mục 2.1.4. Một số nguyên tắc cơ bản trong truyền đạt thông tin (BG, tr. 47).
The correct answer is: Vui vẻ.
30. Đặc điểm phát âm trong giao tiếp phi ngôn từ KHÔNG bao gồm:
Select one:
a. âm lượng nói.
b. ánh mắt khi nói.
c. giọng nói.
d. nhịp nói.
Phản hồi
Phương án đúng là: ánh mắt khi nói. Vì Đặc điểm phát âm bao gồm giọng nói, âm lượng, phương nghữ và nhịp nói. Ánh mắt khi nói nằm trong diễn tả khuôn mặt của hành vi phi ngôn từ. Tham khảo: Mục 1.2.4.2. Các hình thức giao tiếp phi ngôn từ (BG, tr. 24)
The correct answer is: ánh mắt khi nói.
31. Đặc điểm quan trọng nhất để nhận biết một người có năng lực đàm phán tốt là:
Select one:
a. luôn có thái độ đương đầu.
b. hay gật đầu.
c. sự điềm tĩnh, tự tin.
d. sự sôi nổi nhiệt tình.
Phản hồi
Phương án đúng là: sự điềm tĩnh, tự tin. Vì Những người có kinh nghiệm và năng lực đàm phán tốt là những người đã rất nhiều lần đàm phán và đạt được nhiều thành công trong đàm phán cũng như được nhiều người, đối tác đánh giá cao trên bàn đàm phán. Chính vì được rèn rũa và trải nghiệm nên họ khá tự tin và điềm tĩnh trong khi đàm phán. Tham khảo: Xem mục 3.6. Hành vi phi ngôn từ trong đàm phán (BG, tr. 109).
The correct answer is: sự điềm tĩnh, tự tin.
32. Đâu KHÔNG phải là yêu cầu đối với đề xuất kinh doanh hiệu quả?
Select one:
a. Rõ ràng.
b. Súc tích.
c. Đáp ứng được những mong muốn của người đọc.
d. Dài.
Phản hồi
Phương án đúng là: Dài. Vì Đề xuất là một văn bản viết thuyết phục mà người viết phân tích một vấn đề và đưa ra giải pháp. Những đề xuất là phổ biến trong kinh doanh và điều quan trọng là những đề xuất phải rõ ràng, súc tích và đáp ứng được những mong muốn của người đọc. Tham khảo: Mục 2.3.4.1. Định nghĩa (BG, tr. 79).
The correct answer is: Dài.
33. Đâu là nguyên tắc viết email hiệu quả?
Select one:
a. Gửi thư cho càng nhiều người càng tốt.
b. Viết về nhiều chủ đề trên một email.
c. Thư càng dài càng tốt.
d. Kiểm chế cảm xúc.
Phản hồi
Phương án đúng là: Kiểm chế cảm xúc. Vì Những người nhận những bức thư điện tử thương mại từ bạn sẽ đánh giá cả bạn và tổ chức của bạn thông qua chất lượng của lá thư. Bạn sẽ muốn tạo dựng và duy trì một hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt họ. Sử dụng những nguyên tắc như: Chỉ viết một chủ đề trong mỗi lá thư, chỉ gửi thư cho những người liên quan, sắp xếp vị trí thông minh và làm cho lá thư súc tích, kiềm chế cảm xúc. Tham khảo: Mục 2.3.2.2. Một số nguyên tắc trong sử dụng thư điện (BG, tr. 72).
The correct answer is: Kiểm chế cảm xúc.
34. Để cải thiện kỹ năng lắng nghe, các lưu ý giúp người nghe vượt qua được phong cách của người nói KHÔNG bao gồm:
Select one:
a. đánh giá người nói liệu họ có phải là người phù hợp.
b. giảm tác động tình cảm đều điều đang nghe.
c. không cá nhân hóa điều mình đang nghe.
d. tự hỏi mình điều gì người nói biết mà mình không biết.
Phản hồi
Phương án đúng là: đánh giá người nói liệu họ có phải là người phù hợp. Vì Cả ba lựa chọn còn lại chính là các lời khuyên giúp người nghe không bị phong cách của người nói làm ảnh hưởng đến quá trình lắng nghe của họ. Đáp án “đánh giá người nói liệu họ có phải là người phù hợp” chính là điều không nên làm, không nên đánh giá người nghe về việc họ là ai, phong cách của họ chúng ta có ưu thích không, mà nên tập trung vào thông điệp và lập luận của họ. Tóm lại là tập trung vào nội dung chứ không phải con người. Tham khảo: Hộp danh mục cải thiện kỹ năng nghe của bạn (BG, tr. 23).
The correct answer is: đánh giá người nói liệu họ có phải là người phù hợp.
35. Để đảm bảo tính khách quan trong báo cáo kinh doanh, người viết nên sử dụng:
Select one:
a. thể chủ động.
b. thể bị động.
c. đại từ chỉ người ngôi thứ nhất.
d. nhấn mạnh trình tự của hoạt động.
Phản hồi
Phương án đúng là: thể bị động. Vì Báo cáo chính thức được chuẩn bị cho những quản lý cấp cấp và những người bên ngoài tổ chức. Nó có thể tốn vài tuần hoặc vài tháng để nghiên cứu và viết báo cáo. Những hoạt động này có thể được hoàn tất bởi một cá nhân hoặc một nhóm. Vì vậy báo cáo hình thức thường được sử dụng theo văn phong của ngôi thứ 3 hoặc sử dụng thể bị động, không cần nhấn mạnh vào chủ ngữ. Tham khảo: Mục 2.3.3.2. Phân loại báo cáo (BG, tr. 75).
The correct answer is: thể bị động.
36. Để tăng tính thuyết phục của bài thuyết trình, người thuyết trình có cần đưa thật nhiều tình huống và vấn đề vào bài không?
Select one:
a. Càng nhiều càng tốt, có như vậy người nghe càng chú ý đến bài thuyết trình.
b. Không cần đưa thật nhiều tình huống và vấn đề vào bài thuyết trình.
c. Tùy hứng của người thuyết trình mà đưa tình huống và vấn đề vào bài thuyết trình.
d. Tùy vào thái độ của thính giả mà đưa tình huống và vấn đề vào bài thuyết trình.
Phản hồi
Phương án đúng là: Không cần đưa thật nhiều tình huống và vấn đề vào bài thuyết trình. Vì Sẽ làm người nghe khó nhớ hết các tình huống và vấn đề đó. Người nghe có thể hoàn toàn không hiểu người thuyết trình và sẽ phí công. Tham khảo: Mục 4.1.2.3. Trình bày nội dung bài thuyết trình (BG, tr 139).
The correct answer is: Không cần đưa thật nhiều tình huống và vấn đề vào bài thuyết trình.
37. Để tạo dựng mối quan hệ lâu dài và gây thiện cảm với đối tác, trong lần gặp đầu tiên, khi bắt đầu cuộc đàm phán bạn KHÔNG nên:
Select one:
a. đặt ngay yêu cầu của mình cho đối tác để tiết kiệm thời gian.
b. tạo không khí thân thiện bằng một lời hỏi thăm.
c. bày tỏ thành ý để đối tác tin cậy.
d. chào hỏi đối tác đàm phán của mình.
Phản hồi
Phương án đúng là: đặt ngay yêu cầu của mình cho đối tác để tiết kiệm thời gian. Vì Nếu xuất phát từ góc độ có lợi cho việc đạt được thỏa thuận, nên tạo được một bầu không khí tin cậy lẫn nhau, thành thật hợp tác. Cố gắng xây dựng một mối quan hệ tốt với phía bên kia ngay từ giây phút gặp mặt, dù
bạn đã biết hoặc không biết họ trước đó. Một vài câu chuyện “xã giao” ban đầu sẽ là những cầu nối làm quen có hiệu quả trong hoàn cảnh này. Cần tìm cách bày tỏ thành ý của mình, chiếm được sự tin cậy của đối tác. Nếu như
bạn đưa ngay yêu cầu của mình sẽ làm đối tác cảm thấy không được thoải mái, không thiện cảm khi đàm phán. Tham khảo: Xem mục 3.3.2.Giai đoạn tiến hành đàm phán (BG, tr. 98).
The correct answer is: đặt ngay yêu cầu của mình cho đối tác để tiết kiệm thời gian.
38. Để tạo ra một thông điệp hiệu quả, bạn sẽ làm theo hướng dẫn nào sau đây?
Select one:
a. Sử dụng biệt ngữ và từ địa phương.
b. Dùng ngôn từ khó hiểu.
c. Sử dụng tiếng long.
d. Lựa chọn từ phù hợp, dễ hiểu.
Phản hồi
Phương án đúng là: Lựa chọn từ phù hợp, dễ hiểu. Vì Một thông điệp hiệu quả phải đảm bảo sự dễ hiểu, rõ ràng nhằm tạo thuận lợi cho người tiếp nhận. Bởi vậy khi tạo một thông điệp giao tiếp bạn nên chọn các ngôn từ phù hợp và dễ hiểu với người nghe. Tham khảo: Mục 2.1.4 Một số nguyên tắc cơ bản trong truyền đạt thông tin (BG, tr. 47).
The correct answer is: Lựa chọn từ phù hợp, dễ hiểu.
39. Để thuyết trình bán hàng hiệu quả, cần yếu tố nào sau đây?
Select one:
a. Nói nhiều về đặc tính và hiệu quả sử dụng sản phẩm đó.
b. Nói nhiều thông tin về sản phẩm đó.
c. Tạo sự thu hút sáng tạo, chứng cứ vững chắc và thuyết phục.
d. Giao tiếp với giọng thành thật, thể hiện cảm xúc chân thành.
Phản hồi
Phương án đúng là: Tạo sự thu hút sáng tạo, chứng cứ vững chắc và thuyết phục. Vì Đây là yếu tố quan trọng nhất để thuyết phục người mua. Tham khảo: Mục 4.2.1.5. Những điểm cần lưu ý trong thuyết trình chào bán hàng (BG, tr 166-167).
The correct answer is: Tạo sự thu hút sáng tạo, chứng cứ vững chắc và thuyết phục.
40. Để tiết kiệm thời gian cho bài thuyết trình mà vẫn truyền đạt hết các vấn đề, cần làm gì?
Select one:
a. Đứng yên nghiêm chỉnh và cố gắng nói càng nhanh càng tót.
b. Rút gọn bài thuyết trình đến mức tối đa có thể.
c. Dùng từ ngữ đơn giản, gợi mở để người nghe hình dung được vấn đề đang nói.
d. Chỉ nói các ý chính.
Phản hồi
Phương án đúng là: Dùng từ ngữ đơn giản, gợi mở để người nghe hình dung được vấn đề đang nói. Vì Đây là cách tốt nhất để bài thuyết trình vẫn đảm bảo tính hiệu quả. Tham khảo: Mục 4.1.3.2. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ (BG, tr 150-152).
The correct answer is: Dùng từ ngữ đơn giản, gợi mở để người nghe hình dung được vấn đề đang nói.
41. Để tìm hiểu phong cách hành vi của đối tác trong cuộc đàm phán một cách tế nhị, kín đáo bạn KHÔNG nên sử dụng cách nào?
Select one:
a. Tế nhị quan sát.
b. Nhìn soi mói.
c. Nghe ngóng.
d. Đặt nhiều câu hỏi.
Phản hồi
Phương án đúng là: Nhìn soi mói. Vì Ba cách xác định phong cách hành vi của đối tác trong cuộc đàm phán:
• Quan sát tổng thể: việc quan sát căn phòng làm việc,những đồ vật xung quanh đối tác có thể giúp bạn có những thông tin ban đầu về đối tác.
• Nghe ngóng: lắng nghe cách nói của họ.
• Đặt nhiều câu hỏi: qua cách trả lời câu hỏi,bạn cũng có thể xác định được phong cách của đối tác.
Tham khảo: Xem mục 3.5.2. Ba cách xác định phong cách hành vi đối tác trong đàm phán (BG, tr. 108).
The correct answer is: Nhìn soi mói.
42. Điều nào sau đây KHÔNG đúng đối với 1 biên bản họp hiệu quả?
Select one:
a. Nội dung súc tích.
b. Báo cáo một cách chính xác các thông tin phù hợp.
c. Ghi nhận tất cả các ý kiến và giải pháp riêng của các cá nhân.
d. Chỉ ghi lại các kết quả được chấp nhận.
Phản hồi
Phương án đúng là: Chỉ ghi lại các kết quả được chấp nhận. Vì Biên bản cuộc họp nên súc tích và báo cáo một cách chính xác các thông tin thích hợp. Tất cả ý kiến và giải pháp riêng của các cá nhân nên được ghi lại cẩn thận kèm theo tên người trình bày đề xuất trong bản tổng kết. Việt ghi lại các ý kiến riêng nào được ủng hộ cũng rất quan trọng, nhưng tên của những người ủng hộ không cần ghi lại. Kết quả, dù là chấp nhận hay bác bỏ cũng nên được ghi lại.Tham khảo: Mục 2.3.6. Các loại báo cáo đặc biệt (BG, tr. 83).
The correct answer is: Chỉ ghi lại các kết quả được chấp nhận.
43. Điều nào sau đây KHÔNG đúng về kế hoạch kinh doanh?
Select one:
a. Không phải là một công cụ bán hàng.
b. Là công cụ thu thập các ý kiến và tư vấn.
c. Giúp phát hiện điểm yếu trong quá trình lập kế hoạch.
d. Là một dạng đặc biệt của đề xuất.
Phản hồi
Phương án đúng là: Không phải là một công cụ bán hàng. Vì Bản kế hoạch kinh doanh có thể được dùng như là một công cụ bán hàng tốt khi đàm phán với các mối quan hệ quan trọng như bên cho vay, chủ đầu tư và ngân hàng. Tham khảo: Mục 2.3.5.2. Sự cần thiết của kế hoạch kinh doanh (BG, tr. 82).
The correct answer is: Không phải là một công cụ bán hàng.
44. Định nghĩa nào đúng nhất về giao tiếp?
Select one:
a. Giao tiếp là truyền đạt thông tin.
b. Giao tiếp là trao đổi thông tin, cảm xúc.
c. Giao tiếp là xây dựng mối quan hệ.
d. Giao tiếp là chia sẻ cảm xúc.
Phản hồi
Phương án đúng là: Giao tiếp là trao đổi thông tin, cảm xúc. Vì Giao tiếp bao gồm 2 chiều cho và nhận thông tin, có thể với mục đích đơn giản là cung cấp thông tin, hoặc thuyết phục hoặc xây dựng mối quan hệ. Tham khảo: Xem mục 1.1.1. Khái niệm giao tiếp (BG, tr. 3).
The correct answer is: Giao tiếp là trao đổi thông tin, cảm xúc.
45. Đối tác của bạn là người đàm phán có phong cách linh hoạt và dễ thích nghi. Bạn KHÔNG nên làm gì nếu muốn xây dựng mối quan hệ có lợi với người này?
Select one:
a. Đầu tư thời gian để tìm hiểu kỹ sở thích các nhân của đối tác.
b. Nên chú ý đến cảm xúc của đối tác trong quá trình đàm phán.
c. Không để ý đến cảm xúc của đối tác mà cần bàn bạc vấn đề trực tiếp, tập trung, ngắn gọn.
d. Các thỏa thuận cần được đảm bảo thật rõ ràng và cụ thể trước khi kết thúc đàm phán.
Phản hồi
Phương án đúng là: Không để ý đến cảm xúc của đối tác mà cần bàn bạc vấn đề trực tiếp, tập trung, ngắn gọn. Vì Người đàm phán có phong cách linh hoạt và dễ thích nghi là người đàm phán có phong cách tổng hợp. Họ biết kết hợp cả 3 loại phong cách ôn hòa phong cách mạnh mẽ và phong cách phân tích. Nhà đàm phán có phong cách tổng hợp thường luôn vui vẻ, dễ gần, nhưng cũng khá nóng tính. Họ cũng không vội vã ra quyết định mà đòi hỏi phải có thông tin cần thiết. Để xây dựng mối quan hệ có lợi với người này bạn cần: Đảm bảo các vấn đề phải rõ ràng cụ thể trước khi kết thúc đàm phán, Dành thời gian tạo mối quan hệ cá nhân trước khi vào việc. Tham khảo: Xem mục 3.5.1.4. Phong cách Tổng hợp trong đàm phán (BG, tr. 108).
The correct answer is: Không để ý đến cảm xúc của đối tác mà cần bàn bạc vấn đề trực tiếp, tập trung, ngắn gọn.
46. Đối tác của bạn là người đàm phán có phong cách mạnh mẽ. Họ thường xử lý thông tin nhanh, chỉ chú ý đến hiệu quả công việc chứ không chú ý đến cảm xúc của người khác. Bạn cần làm gì để không làm hỏng mối quan hệ với người này?
Select one:
a. Luôn tập trung bàn bạc vấn đề một cách trực tiếp, ngắn gọn.
b. Chuẩn bị kỹ lưỡng về tri thức, kinh nghiệm làm việc.
c. Tìm cách làm tăng độ tự tin, quyết đoán để thích nghi với họ.
d. Soi mói tìm hiểu chuyện cá nhân của đối tác trước khi đàm phán.
Phản hồi
Phương án đúng là: Soi mói tìm hiểu chuyện cá nhân của đối tác trước khi đàm phán. Vì Những người đàm phán có phong cách mạnh mẽ thường là những người quyết đoán, đề cao lý trí. Vì vậy bạn không nên để công việc dính dáng đến vấn đề cá nhân của họ. Đối với họ công việc là công việc. Việc đầu tư thời gian soi mói tìm hiểu chuyện cá nhân của đối tác trước khi đàm phán là việc gây phản cảm. Tham khảo: Xem mục 3.5.1.2. Phong cách mạnh mẽ trong đàm phán (BG, tr. 105).
The correct answer is: Soi mói tìm hiểu chuyện cá nhân của đối tác trước khi đàm phán.
47. Đối tác của bạn là người đàm phán có phong cách phân tích. Họ thường không thích mang vấn đề cá nhân vào cuộc đàm phán và đôi khi có thể trở nên lạnh lùng khó hiểu trong khi đàm phán. Bạn cần tránh điều gì để không làm hỏng mối quan hệ với người này?
Select one:
a. Luôn luôn tập trung vào công việc, giữ cho cuộc thảo luận xoay quanh các vấn đề thực tế.
b. Tránh mang những vấn đề cá nhân, những câu chuyện ngoài lề vào cuộc đàm phán.
c. Tích cực hỏi thăm chuyện gia đình, sở thích cá nhân của họ.
d. Không nên quá để ý đến thái độ lạnh lùng, khó hiểu của họ.
Phản hồi
Phương án đúng là: Tích cực hỏi thăm chuyện gia đình, sở thích cá nhân của họ. Vì Những nhà đàm phán có phong cách phân tích trông dáng vẻ thường lạnh lùng, ít quan tâm đến mối quan hệ. Họ chú trọng đến sự quan sát nhiều hơn là tranh luận hùng biện. Cách thức đàm phán của họ thường chậm rãi, yêu cầu tính logic cao. Họ tôn trọng các nguyên tắc một cách triệt để. Họ thường không thoải mái khi mang vấn đề cá nhân vào cuộc đàm phán. Vì thế bạn không nên hỏi thăm chuyện gia đình hay sở thích cá nhân của người đàm phán có phong cách phân tích trong khi đàm phán. Tham khảo: Xem mục 3.5.1.3. Phong cách phân tích trong đàm phán (BG, tr. 107).
The correct answer is: Tích cực hỏi thăm chuyện gia đình, sở thích cá nhân của họ.
48. Đối tác mà Nga sắp gặp để đàm phán là người có phong cách thoải mái dễ gần, linh hoạt và dễ thích nghi. Cô nên làm gì để đàm phán thành công và xây dựng được mối quan hệ lâu dài với đối tác?
Select one:
a. Dành thời gian tạo dựng mối quan hệ cá nhân trước khi vào việc, đảm bảo cho các vấn đề rõ ràng và cụ thể trước khi kết thúc đàm phán.
b. Đi thẳng vào vấn đề chính. Bàn bạc vấn đề trực tiếp, tập trung và ngắn gọn.
c. Không để ý đến phong cách của đối tác, buộc họ phải thích ứng với phong cách của mình.
d. Cùng đối tác bàn luận các chủ đề không nằm trong nội dung đàm phán.
Phản hồi
Phương án đúng là: Dành thời gian tạo dựng mối quan hệ cá nhân trước khi vào việc, đảm bảo cho các vấn đề rõ ràng và cụ thể trước khi kết thúc đàm phán. Vì Những người có phong cách ôn hòa hoặc phong cách tổng hợp thì thích những tạo dựng những mối quan hệ cá nhân và thoải mái khi đề cập đến các vấn đề cá nhân. Tuy nhiên, vì thoải mái, linh hoạt, dễ thích nghi cho nên họ cũng dễ quên các cam kết khi đàm phán vì vậy cần phải đảm bảo cho các vấn đề đàm phán phải cụ thể và rõ ràng. Tham khảo: Xem mục 3.5. Xác định phong cách và hành vi của đối tác trong đàm phán thương lượng (BG, tr. 105).
The correct answer is: Dành thời gian tạo dựng mối quan hệ cá nhân trước khi vào việc, đảm bảo cho các vấn đề rõ ràng và cụ thể trước khi kết thúc đàm phán.
49. Đối tác quan trọng của bạn là người đàm phán có phong cách phân tích, họ yêu cầu bạn phải cung cấp thông tin dữ liệu chính xác kịp thời trong khi bạn lại chưa có ngay các dữ liệu này. Bạn cần tránh làm điều gì để không phá hỏng mối quan hệ với họ?
Select one:
a. Xin thêm thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng các dữ liệu trước khi đàm phán.
b. Truyền thông điệp đến đối tác rằng các con số chính xác không phải là yếu tố cơ bản để xây dựng mối quan hệ lâu dài.
c. Tìm mọi cách để có ngay những thông tin cần thiết để cung cấp cho đối tác.
d. Kiên nhẫn để thích nghi với họ, đảm bảo cho các vấn đề luôn rõ ràng cụ thể.
Phản hồi
Phương án đúng là: Truyền thông điệp đến đối tác rằng các con số chính xác không phải là yếu tố cơ bản để xây dựng mối quan hệ lâu dài. Vì Nhà đàm phán có phong cách phân tích luôn cân nhắc, suy xét mọi vấn đề. Mọi quyết định của họ chỉ được đưa ra khi họ có đủ các thông tin, dữ liệu cần thiết, chính xác và kịp thời. Nhà đàm phán có phong cách này chấp nhận đánh đổi thời gian để đạt được kết quả như mong muốn. Họ luôn cần thông tin và dữ liệu chi tiết, chính xác kịp thời. Cách thức tạo dựng mối quan hệ có lợi với người có phong cách phân tích là cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đàm phán và đảm bảo việc nghiên cứu đầy đủ và chính xác. Tham khảo: Xem mục 3.5.1.3. Phong cách phân tích trong đàm phán (BG, tr. 107).
The correct answer is: Truyền thông điệp đến đối tác rằng các con số chính xác không phải là yếu tố cơ bản để xây dựng mối quan hệ lâu dài.
50. Đối tác quan trọng của công ty Hà là người không thích mang vấn đề cá nhân vào cuộc đàm phán và đôi khi bà ta trở nên lạnh lùng khó hiểu trong khi đàm phán. Theo bạn, Hà nên làm gì để buổi đàm phán đạt được kết quả mong đợi?
Select one:
a. Không để ý đến thái độ xa cách của đối tác, giữ cho cuộc thảo luận thực tế, xoay quanh các vấn đề công việc.
b. Hỏi rõ nguyên nhân dẫn đến thái độ lạnh lùng của họ rồi mới tiếp tục đàm phán.
c. Tăng độ quyết đoán để thích nghi với họ, hỏi họ để đưa ra những giải pháp có thể chấp nhận được.
d. Không để ý đến yêu cầu của đối tác, buộc họ phải thích ứng với phong cách của mình.
Phản hồi
Phương án đúng là: Không để ý đến thái độ xa cách của đối tác, giữ cho cuộc thảo luận thực tế, xoay quanh các vấn đề công việc. Vì Đây là một trong những đặc điểm của người có phong cách phân tích. Họ thường thực tế, chú trọng đến hiệu quả công việc. Vì vậy, Hà không nên mang vấn đề cá nhân vào cuộc đàm phán mà hãy giữ cho cuộc thảo luận xoay quanh các vấn đề công việc. Tham khảo: Mục 3.5. Xác định phong cách và hành vi của đối tác trong đàm phán (BG, tr. 105).
The correct answer is: Không để ý đến thái độ xa cách của đối tác, giữ cho cuộc thảo luận thực tế, xoay quanh các vấn đề công việc.
51. Đối tượng thính giả là người cao tuổi, ngôn ngữ truyền tải đòi hỏi phải tránh:
Select one:
a. dài dòng, phức tạp.
b. tính thực tế cao.
c. tính trang nghiêm.
d. tôn trọng.
Phản hồi
Phương án đúng là: dài dòng, phức tạp. Vì Ngôn ngữ dài dòng, phức tạp không phù hợp với người cao tuổi. Tham khảo: Mục 4.1.3.2. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ (BG, tr 151).
The correct answer is: dài dòng, phức tạp.
52. Email đã mang lại lợi ích gì?
Select one:
a. Giảm số giờ làm việc.
b. Tạo ra ít nhầm lẫn bởi vì không có giao tiếp phi ngôn từ.
c. Giảm số giờ làm việc.
d. Giảm thời gian tiếp cận thông tin.
Phản hồi
Phương án đúng là: Giảm thời gian tiếp cận thông tin. Vì Thư điện tử là phương thức trao đổi thư từ điện báo một cách nhanh chóng, hiệu quả và ít tốn kém. Hệ thống bên ngoài cho phép người sử dụng liên lạc với mọi người trong cùng một tổ chức hay thông qua Internet, có thể chuyển thư từ cho những người sử dụng bên ngoài tổ chức. Tham khảo: Mục 2.3.2. Thư điện tử (Email) (BG, tr. 70).
The correct answer is: Giảm thời gian tiếp cận thông tin.
53. Email là một hình thức thư tín KHÔNG có đặc điểm nào sau đây?
Select one:
a. Chỉ sử dụng nội bộ.
b. Nhanh chóng.
c. Hiệu quả.
d. Ít tốn kém.
Phản hồi
Phương án đúng là: Chỉ sử dụng nội bộ. Vì Hệ thống thư điện tử có thể là nội bộ hay bên ngoài. Thư điện tử là phương thức trao đổi thư từ điện báo một cách nhanh chóng hiệu quả và ít tốn kém. Tham khảo: Mục 2.3.2. Thư điện tử (Email) (BG, tr. 70).
The correct answer is: Chỉ sử dụng nội bộ.
54. Giao tiếp công việc nơi công sở thường KHÔNG sử dụng hình thức nào sau đây?
Select one:
a. Giao tiếp điện thoại.
b. Giao tiếp qua email.
c. Giao tiếp bằng văn bản.
d. Giao tiếp bằng fax.
Phản hồi
Phương án đúng là: Giao tiếp bằng fax. Vì Trong công sở, giao tiếp qua fax là hình thức ít phổ biến nhất hiện nay. Hình thức giao tiếp qua fax đang được thay thế bằng email. Tham khảo: Mục 2.3.2. Thư điện tử (Email) (BG, tr. 70).
The correct answer is: Giao tiếp bằng fax.
55. Giao tiếp nói khác với giao tiếp viết ở đặc điểm nào?
Select one:
a. Nhanh hơn.
b. Phổ biến hơn.
c. Nhiều người sửa dụng hơn.
d. Suy nghĩ lâu.
Phản hồi
Phương án đúng là: Nhanh hơn. Vì Giao tiếp nói khác với giao tiếp viết ở chỗ: quá trình giao tiếp diễn ra nhanh hơn, các bên tham gia giao tiếp có thể tương tác và phản ứng ngay, và những vấn đề cần thống nhất có thể đạt được ngay. Tham khảo: Mục 2.1.1. Sự cần thiết của thông điệp viết (BG, tr. 45).
The correct answer is: Nhanh hơn.
56. Giao tiếp văn bản trong kinh doanh hiệu quả KHÔNG đòi hỏi:
Select one:
a. tập trung vào người đọc.
b. định hướng bởi mục đích giao tiếp.
c. tập trung vào người viết.
d. chính xác.
Phản hồi
Phương án đúng là: tập trung vào người đọc. Vì Để giao tiếp hiệu quả trong kinh doanh, cần xây dựng những thông điệp phù hợp với nhận thức của người nhận và khơi dậy được những cảm xúc tích cực của người nhận. Do vậy, người viết cần tập trung vào người đọc. Tham khảo: Mục 2.2.1. Lập dàn ý cho thông điệp (BG, tr. 52) và Mục 2.2.1.3. Phân tích người nhận để sử dụng, diễn giải (BG, tr. 53).
The correct answer is: tập trung vào người đọc.
57. Hải được phân công đàm phán với một đối tác có phong cách mạnh mẽ. Họ xử lý thông tin nhanh, chỉ chú ý đến hiệu quả công việc chứ không chú ý đến cảm xúc của người khác. Hải nên làm gì để đàm phán thành công với đối tác này?
Select one:
a. Dành thời gian tạo dựng mối quan hệ cá nhân trước khi vào việc, đảm bảo cho các vấn đề rõ ràng và cụ thể.
b. Bàn bạc vấn đề trực tiếp, tập trung và ngắn gọn. Chuẩn bị kỹ để tăng độ tự tin, quyết đoán, để thích nghi với họ.
c. Không để ý đến yêu cầu của đối tác, buộc họ phải thích ứng với phong cách của mình.
d. Chuẩn bị kỹ lưỡng các dữ liệu trước khi đàm phán, kiên nhẫn, nhắc lại thông tin và cung cấp thêm thông tin nếu được yêu cầu.
Phản hồi
Phương án đúng là: Bàn bạc vấn đề trực tiếp, tập trung và ngắn gọn. Chuẩn bị kỹ để tăng độ tự tin, quyết đoán, để thích nghi với họ. Vì Người có phong cách mạnh mẽ không thích vòng vo, dài dòng. Họ là người quyết đoán, thực tế. Tham khảo: Xem mục 3.5. Xác định phong cách và hành vi của đối tác trong đàm phán thương lượng (BG, tr. 105).
The correct answer is: Bàn bạc vấn đề trực tiếp, tập trung và ngắn gọn. Chuẩn bị kỹ để tăng độ tự tin, quyết đoán, để thích nghi với họ.
58. Hiệu quả thuyết trình phụ thuộc vào điều nào?
Select one:
a. Tố chất người thuyết trình.
b. Kỹ năng sử dụng giọng nói và ánh mắt.
c. Lắng nghe và trả lời câu hỏi của thính giả.
d. Chất lượng bài thuyết trình; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và ngôn ngữ không lời; ứng xử với thính giả.
Phản hồi
Phương án đúng là: Chất lượng bài thuyết trình; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và ngôn ngữ không lời; ứng xử với thính giả. Vì Môt bài thuyết trình hiệu quả không thể thiếu các yếu tố này. Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.1.1. Xây dựng nội dung bài thuyết trình (BG, tr 122); mục 4.1.3 Các kỹ năng
The correct answer is: Chất lượng bài thuyết trình; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và ngôn ngữ không lời; ứng xử với thính giả.
59. Hình thức giao tiếp nào sau đây thuộc loại hình giao tiếp bằng lời?
Select one:
a. Họp.
b. Thư.
c. Công văn.
d. Báo cáo.
Phản hồi
Phương án đúng là: Họp. Vì Họp thuộc loại hình giao tiếp bằng lời nói. Hình thức giao tiếp bằng văn bản bao gồm: Thư, công văn, báo cáo… Tham khảo: Mục 2.3. Các hình thức văn bản trong kinh doanh (BG, tr. 67).
The correct answer is: Họp.
60. Hưng đang chuẩn bị đàm phán với một đối tác rất quan trọng của công ty. Được biết đối tác của anh có phong cách phân tích thường yêu cầu cung cấp rất nhiều thông tin và xử lý thông tin rất chậm. Theo bạn thì Hưng nên làm gì để tạo dựng được mối
Select one:
a. Chuẩn bị kỹ lưỡng các dữ liệu trước khi đàm phán, kiên nhẫn, nhắc lại thông tin và cung cấp thêm thông tin nếu được yêu cầu.
b. Không để ý đến yêu cầu của đối tác, buộc họ phải thích ứng với phong cách của mình.
c. Tăng độ quyết đoán để thích nghi với họ, yêu cầu họ đưa ra những giải pháp chấp nhận được.
d. Dành thời gian tạo dựng mối quan hệ cá nhân với đối tác.
Phản hồi
Phương án đúng là: Chuẩn bị kỹ lưỡng các dữ liệu trước khi đàm phán, kiên nhẫn, nhắc lại thông tin và cung cấp thêm thông tin nếu được yêu cầu. Vì Người có phong cách phân tích thường là người rất cẩn thận, họ rất để ý đến các chi tiết trong hồ sơ, dữ liệu… vì vậy muốn được đối tác có phong cách phân tích hợp tác lâu dài, Hưng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng các tài liệu và kiên nhẫn, bình tĩnh trong khi đàm phán. Tham khảo: Xem mục 3.5. Xác định phong cách và hành vi của đối tác trong đàm phán (BG, tr. 105).
The correct answer is: Chuẩn bị kỹ lưỡng các dữ liệu trước khi đàm phán, kiên nhẫn, nhắc lại thông tin và cung cấp thêm thông tin nếu được yêu cầu.
61. Khi đọc soát và biên tập thông điệp, người viết nên:
Select one:
a. trông cậy vào các chương trình chữa chính tả và ngữ pháp trên máy tính.
b. đọc to bản thảo lên.
c. đọc bản thảo thật nhanh.
d. phân tích bản thảo trong lúc người khác đọc.
Phản hồi
Phương án đúng là: đọc to bản thảo lên. Vì Khi người viết duyệt lại thông điệp nghĩa là đang thực hiện chuyển đổi nội dung. Để xác định chuyển đổi cái gì, hãy đọc to thông
điệp từ quan điểm của người nhận thông điệp. Xét xem đã hoàn thành những mục tiêu sơ cấp và thứ cấp của thông điệp chưa. Kiểm tra lại việc lựa chọn cách diễn đạt có hiệu quả chưa.
Tham khảo: Mục 2.2.3.1. Duyệt lại thông điệp (BG, tr. 56).
The correct answer is: đọc to bản thảo lên.
62. Khi giao tiếp nói với các thành viên đến từ nền văn hóa khác, bạn nên cố gắng áp dụng phương pháp nào sau đây?
Select one:
a. Đánh giá xem liệu người đối diện có thông thạo ngoại ngữ không.
b. Lắng nghe chăm chú và nhận nại.
c. Nhắc lại câu của bạn ngay khi có thể.
d. Sử dụng ngôn ngữ chính xác, khách quan
Phản hồi
Phương án đúng là: Đánh giá xem liệu người đối diện có thông thạo ngoại ngữ không. Vì Đây là việc không nên làm khi giao tiếp nói với người thuộc văn hóa khác. Khi giao tiếp nói với họ, nên lắng nghe chăm chú, nhẫn nại, sử dụng ngôn ngữ khách quan,nhắc lại khi có thể, kiểm soát tiếng ồn, ở cuối buổi nói chuyện cần đảm bảo là hai bên đồng ý về các quyết định. Tham khảo: Xem mục 1.3.3.3. Cải thiện kỹ năng nói (BG, tr. 40).
The correct answer is: Đánh giá xem liệu người đối diện có thông thạo ngoại ngữ không.
63. Khi nào thì giao tiếp bằng văn bản phù hợp hơn giao tiếp trực tiếp?
Select one:
a. Khi bạn muốn đưa ra nhiều câu hỏi.
b. Khi bạn muốn nhanh chóng nhận được ý kiến trả lời về một vấn đề.
c. Khi bạn muốn trình bày một ý tưởng phức tạp.
d. Khi bạn muốn tránh nói chuyện với ai đó.
Phản hồi
Phương án đúng là: Khi bạn muốn trình bày một ý tưởng phức tạp. Vì Giao tiếp bằng văn bản có nhiều lợi ích, nó là phương thức giao tiếp hiệu quả nhất khi bạn muốn trình bày một vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu. Tham khảo: Mục 2.1.3. Ưu điểm và hạn chế của thông điệp viết (BG, tr. 46).
The correct answer is: Khi bạn muốn trình bày một ý tưởng phức tạp.
64. Khi phân tích người đọc, thông tin nào sau đây là ít quan trọng nhất?
Select one:
a. Kinh nghiệm của mình với người đọc.
b. Thái độ, sở thích và mối quan tâm của người đọc.
c. Hiểu biết của người đọc về chủ đề.
d. Đánh giá và suy đoán của cá nhân người viết về người đọc.
Phản hồi
Phương án đúng là: Đánh giá và suy đoán của cá nhân người viết về người đọc. Vì Người viết thông điệp cần thấu hiểu về một người hay một nhóm người nhận và dự liệu những cảm nghĩ và nhìn nhận của họ về vấn đề hay thông tin mà thông điệp truyền đạt. Khi phân tích người nhận thông điệp, cần tìm hiểu họ ở bốn lĩnh vực sau: Kiến thức, Mối quan tâm, Thái độ, Phản ứng về mặt cảm xúc. Tham khảo: Mục 2.2.1.3. Phân tích người nhận để sử dụng, diễn giải (BG, tr. 53).
The correct answer is: Đánh giá và suy đoán của cá nhân người viết về người đọc.
65. Khi quyết định quy mô của thông điệp, một người viết KHÔNG cần cân nhắc:
Select one:
a. mức độ chi tiết người đọc đòi hỏi.
b. mức độ kỹ thuật của văn bản.
c. những thông tin đáp ứng kỳ vọng của người đọc.
d. mong muốn của người viết.
Phản hồi
Phương án đúng là: mong muốn của người viết. Vì Khi viết thông điệp kinh doanh, người viết cần sử dụng quan điểm của người nhận, và tập trung vào nội dung để thực hiện được các mục tiêu của giao tiếp. Tham khảo: Mục 2.2.1.2. Thiết lập mục đích sơ cấp và thứ cấp (BG, tr. 57) và Mục 2.2.1.3. Phân tích người nhận để sử dụng, diễn giải (BG, tr. 53).
The correct answer is: mong muốn của người viết.
66. Khi soạn thảo văn bản, thường gặp phải các lỗi như: Lỗi định dạng, Lỗi dữ liệu và:
Select one:
a. Lỗi nội dung.
b. Lỗi cơ chế.
c. Lỗi ngôn ngữ.
d. Lỗi kỹ thuật.
Phản hồi
Phương án đúng là: Lỗi ngôn ngữ. Vì Khi soạn thảo văn bản, người viết thường gặp các lỗi về định dạng, chính tả, ngữ pháp, chấm câu hay văn phong.Tham khảo: Mục 2.2.3.2. Hiệu chỉnh thông điệp (BG, tr. 57).
The correct answer is: Lỗi ngôn ngữ.
67. Khi thuyết trình, thái độ nghiêm trang sẽ giúp bạn gây ấn tượng với người nghe không?
Select one:
a. Chính xác, vì mình đang nói chuyện với nhiều người nên cần một thái độ nghiêm túc.
b. Không nên, nghiêm trang quá chỉ làm cho người thuyết trình không thoải mái diễn đạt hết ý tưởng trong bài thuyết trình.
c. Tùy vào tình huống thuyết trình và người nghe là đối tượng nào.
d. Tùy vào thái độ của thính giả mà đưa tình huống và vấn đề vào bài thuyết trình.
Phản hồi
Phương án đúng là: Tùy vào tình huống thuyết trình và người nghe là đối tượng nào. Vì Người thuyết trình luôn phải thích ứng với thính giả. Tham khảo: Mục 4.1.3.4. Ứng xử với thính giả (BG, tr 157-159).
The correct answer is: Tùy vào tình huống thuyết trình và người nghe là đối tượng nào.
68. Khi tiến hành phần trả lời câu hỏi nên tiếp cân câu hỏi với thái độ:
Select one:
a. bình thường.
b. giễu cợt.
c. hời hợt.
d. tích cực.
Phản hồi
Phương án đúng là: tích cực. Vì với thái độ này giúp người thuyết trình tạo được thiện cảm với thính giả và có thể kiểm soát được sự trình bày. Tham khảo: Mục 4.1.2.4. Đặt và trả lời câu hỏi (BG, tr 145-146).
The correct answer is: tích cực.
69. Khi việc đàm phán đã đạt được những thỏa thuận chủ yếu, bạn KHÔNG nên kết thúc đàm phán bằng việc:
Select one:
a. soạn thảo và kiểm tra lại nội dung hợp đồng.
b. rút kinh nghiệm.
c. ký kết hợp đồng.
d. chỉ bắt tay hứa sẽ xem xét việc thực hiện theo thỏa thuận.
Phản hồi
Phương án đúng là: chỉ bắt tay hứa sẽ xem xét việc thực hiện theo thỏa thuận. Vì Ngày nay trong kinh doanh việc thỏa thuận thường được thể hiện trên hợp đồng. Những quy định trong hợp đồng cần phải cụ thể, chi tiết, rõ nghĩa, thống nhất về thuật ngữ chứ không phải bằng lời hứa. Đồng thời sau mỗi cuộc đàm phán bạn nên tự rút kinh nghiệm cho lần đám phán sau được tốt hơn (rút kinh nghiệm từ bản thân và từ đối tác). Tham khảo: Xem mục 3.3.3. Giai đoạn kết thúc đàm phán (BG, tr. 100).
The correct answer is: chỉ bắt tay hứa sẽ xem xét việc thực hiện theo thỏa thuận.
70. Khi viết những tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, nên tránh:
Select one:
a. thể bị động.
b. thể mệnh lệnh.
c. thể chủ động.
d. thể giả định.
Phản hồi
Phương án đúng là: thể giả định. Vì Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật truyền đạt những thông tin chuyên môn hoặc thông tin khoa học, cần cụ thể hóa thông tin để người đọc dễ hiểu và cảm thấy thuận tiện làm theo. Tham khảo: Mục 2.3.3.2. Phân loại báo cáo (BG, tr. 75).
The correct answer is: thể giả định.
71. Khi viết thông điệp thuyết phục cần làm gì?
Select one:
a. Sử dụng cách gián tiếp.
b. Tập trung vào mong muốn của người viết.
c. Phản bác các ý kiến của người đọc.
d. Bỏ qua các phản ứng cảm xúc của người đọc.
Phản hồi
Phương án đúng là: Sử dụng cách gián tiếp. Vì Sử dụng cách gián tiếp trong những thông điệp thuyết phục. Phương pháp gián tiếp được sử dụng trong những thông điệp với mục tiêu nhằm thuyết phục người nhận thực hiện hành vi. Sự thuân lợi của việc sử dụng phương thức gián tiếp là nó cung cấp phương tiện để người gửi trình bày những lợi ích mà người nhận có thể đạt được từ hành động làm theo yêu cầu. Tham khảo: Mục 2.1.5.4. Thông điệp thuyết phục (BG, tr. 51).
The correct answer is: Sử dụng cách gián tiếp.
72. Khi xác định sẽ đàm phán kiểu nguyên tắc với một đối tác, người đàm phán sẽ:
Select one:
a. tránh xung đột đến mức tối đa.
b. tranh đua sức mạnh ý chí.
c. căn cứ vào những tiêu chí đã đề ra để thỏa thuận.
d. đưa ra phương án có lợi cho mình
Phản hồi
Phương án đúng là: căn cứ vào những tiêu chí đã đề ra để thỏa thuận. Vì Đây là phương án đúng trong số 4 phương án vì vậy đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi. Người đàm phán theo kiểu nguyên tắc sẽ không cố gắng giữ lập trường để bắt ép đối tác mà sẽ linh hoạt, mềm mại nhưng vẫn căn cứ vào những tiêu chí đã xác định trước để đạt được thỏa thuận. Tham khảo: Xem mục 3.2. Các hình thức đàm phán (BG, tr. 91).
The correct answer is: căn cứ vào những tiêu chí đã đề ra để thỏa thuận.
73. Kỹ năng viết tốt sẽ giúp bạn đạt những điều sau đây, ngoại trừ:
Select one:
a. tăng sự bất đồng.
b. khiến nỗ lực của bạn hiệu quả hơn.
c. giao tiếp các quan điểm của bạn rõ ràng hơn.
d. tiết kiệm thời gian.
Phản hồi
Phương án đúng là: tăng sự bất đồng. Vì Kỹ năng viết tốt sẽ mang lại hiệu quả cả về nội dung và hình thức cho thông điệp, khiến người nhận thông điệp sẽ có ấn tượng tốt về trình độ và khả năng giao tiếp của
người viết. Tham khảo: Mục 2.1.2. Tầm quan trọng của kỹ năng viết (BG, tr. 45).
The correct answer is: tăng sự bất đồng.
74. Lập dàn ý, tư duy sáng tạo và đặt câu hỏi là ví dụ về:
Select one:
a. các kỹ thuật chuẩn bị soạn thảo.
b. các kỹ thuật lập dàn ý.
c. các kỹ thuật soạn bản thảo.
d. các kỹ thuật biên tập.
Phản hồi
Phương án đúng là: các kỹ thuật soạn bản thảo. Vì Phác thảo nội dung thông điệp nghĩa là tổ chức những ý tưởng cho thông điệp. Có thể sử dụng hình thức phác thảo truyền thống, viết từng ý chính và những ý phụ liên quan trên một phiếu chú dẫn, động não hoặc sử dụng biểu đồ tóm tắt. Tham khảo: Mục 2.2.2.1. Phác thảo nội dung thông điệp (BG, tr. 55).
The correct answer is: các kỹ thuật soạn bản thảo.
75. Lợi ích của việc là người lắng nghe tốt được nêu ra trong bài KHÔNG bao gồm:
Select one:
a. củng cố mối quan hệ.
b. rèn luyện trí nhớ.
c. tăng cường gây ảnh hưởng đến người giao tiếp cùng.
d. thu nhận thông tin, ý tưởng mới.
Phản hồi
Phương án đúng là: rèn luyện trí nhớ. Vì Lắng nghe tốt là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp, giúp người nghe thu nhận được thông tin, chính xác, cập nhật giúp ra quyết định đúng đắn, đồng thời làm cho người nghe cảm thấy được quan tâm, lắng nghe, tôn trọng từ đó xây dựng mối quan hệ tích cực. Tham khảo: Xem mục 1.2.3. Lắng nghe các thành viên trong nhóm nói (BG, tr. 20).
The correct answer is: rèn luyện trí nhớ.
76. Lựa chọn từ ngữ hiệu quả bao gồm:
Select one:
a. xác định đúng mức độ từ vựng.
b. ngôn ngữ trừu tượng.
c. ngôn ngữ mơ hồ.
d. câu tuyên bố không rõ ràng.
Phản hồi
Phương án đúng là: xác định đúng mức độ từ vựng. Vì Việc lựa chọn từ ngữ quá khó, quá chuyên môn hoặc quá dễ đều có thể trở thành rào cản giao tiếp. Nếu từ ngữ quá khó hoặc quá chuyên môn, người nhận có thể không hiểu, nếu từ ngữ quá dễ người đọc có thể thấy chán và cảm thấy bị xúc phạm. Ở cả hai trường hợp trên thông tin ngắn gọn sẽ đạt được mục tiêu giao tiếp.
Tham khảo: Phần Lưu ý soạn thảo thông điệp kinh doanh – Lựa chọn từ ngữ (BG, tr. 59).
The correct answer is: xác định đúng mức độ từ vựng.
77. Luận điểm nào dưới đây KHÔNG phải là tính chất của kiểu đàm phán nguyên tắc?
Select one:
a. Khi sử dụng kiểu đàm phán nguyên tắc, các đối tác sẽ phải tách biệt giữa tình cảm cá nhân và công việc.
b. Các đối tác thường coi nhau như địch thủ khi sử dụng kiểu đàm phán nguyên tắc.
c. Nếu sử dụng kiểu đàm phán nguyên tắc các đối tác sẽ có thể xây dựng được mối quan hệ lâu dài với nhau.
d. Khi các đối tác đàm phán theo kiểu nguyên tắc họ sẽ sớm đạt được những thỏa thuận như mong đợi.
Phản hồi
Phương án đúng là: Các đối tác thường coi nhau như địch thủ khi sử dụng kiểu đàm phán nguyên tắc. Vì Đây là phương án sai trong số 4 phương án vì vậy, đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi. Trên thực tế, kiểu đàm phán nguyên tắc là kiểu đàm phán trên tinh thần hợp tác để các bên cùng có lợi. Tham khảo: Xem mục 3.2. Các hình thức đàm phán (BG, tr. 91).
The correct answer is: Các đối tác thường coi nhau như địch thủ khi sử dụng kiểu đàm phán nguyên tắc.
78. Luận điểm nào dưới đây thể hiện đúng bản chất của hoạt động đàm phán?
Select one:
a. Hoạt động đàm phán chỉ xuất hiện khi con người cần phải giải quyết những mâu thuẫn trong hoạt động kinh doanh.
b. Hoạt động đàm phán chỉ xuất hiện khi con người có đối kháng về lợi ích.
c. Hoạt động đàm phán luôn gắn liền với sự tồn tại của con người.
d. Hoạt động đàm phán chỉ cần thiết khi con người thực hiện những công việc quan trọng.
Phản hồi
Phương án đúng là: Hoạt động đàm phán luôn gắn liền với sự tồn tại của con người. Vì Đây là phương án đúng trong số 4 phương án vì vậy, đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi. Mỗi con người sống trong xã hội luôn bị ràng buộc, tương tác bởi những người khác. Nhu cầu và lợi ích là các vấn đề thiết thực của con người. Để đảm bảo lợi ích của mình, con người phải tiến hành các thỏa thuận với những người xung quanh. Chính vì vậy, có thể nói hoạt động đàm phán luôn gắn liền với sự tồn tại của con người. Tham khảo: Xem mục 3.1.2. Bản chất của hoạt động đàm phán (BG, tr. 91).
The correct answer is: Hoạt động đàm phán luôn gắn liền với sự tồn tại của con người.
79. Luận điểm nào dưới đây thể hiện đúng tính chất của kiểu đàm phán mềm?
Select one:
a. Các đối tác thường thường sử dụng kiểu đàm phán mềm khi muốn cắt đứt mối quan hệ với nhau.
b. Các đối tác là bạn bè của nhau luôn luôn sử dụng kiểu đàm phán mềm với nhau.
c. Với kiểu đàm phán mềm, các đối tác thường coi nhau như địch thủ.
d. Với kiểu đàm phán mềm, các đối tác thường coi nhau như bạn bè.
Phản hồi
Phương án đúng là: Với kiểu đàm phán mềm, các đối tác thường coi nhau như bạn bè. Vì Đây là phương án đúng trong số 4 phương án vì vậy, đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi. Các đối tác là bạn bè của nhau hoặc muốn xây dựng mối quan hệ bạn bè, làm ăn lâu dài với nhau thường đàm phán với nhau theo kiểu mềm mại, theo nguyên tắc “lọt sàng xuống nia”. Tham khảo: Mục 3.2. Các hình thức đàm phán (BG, tr. 91).
The correct answer is: Với kiểu đàm phán mềm, các đối tác thường coi nhau như bạn bè.
80. Lưu ý đối với chủ tọa khi trả lời các câu hỏi phức tạp KHÔNG bao gồm:
Select one:
a. bắt đầu từ những nội dung tự tin nhất.
b. hỏi thẳng lại người đặt câu hỏi mục đích của câu hỏi là gì.
c. khéo léo bỏ qua những nội dung không quan trọng.
d. trả lời từng nội dung một.
Phản hồi
Phương án đúng là: hỏi thẳng lại người đặt câu hỏi mục đích của câu hỏi là gì. Vì Việc hỏi thẳng người đặt câu hỏi mục đích thường chỉ nên áp dụng cho các câu hỏi vòng vo, có ẩn ý. Ở đây là câu hỏi phức tạp nên trả lời từng nội dung, bắt đầu từ nội dung tự tin nhất và khéo léo bỏ qua những nội dung không quan trọng. Tham khảo: Xem mục 1.2.5.3. Xử lý các tình huống trong cuộc họp (BG, tr. 31).
The correct answer is: hỏi thẳng lại người đặt câu hỏi mục đích của câu hỏi là gì.
81. Lưu ý đối với chủ tọa khi trả lời các câu hỏi vòng vo KHÔNG bao gồm:
Select one:
a. hỏi lại người đặt câu hỏi chính xác câu hỏi của họ là gì.
b. không vội trả lời cho đến khi thực sự hiểu câu hỏi.
c. trả lời cương quyết.
d. yêu cầu người đặt câu hỏi lần sau cần chuẩn bị câu hỏi trước ở nhà.
Phản hồi
Phương án đúng là: yêu cầu người đặt câu hỏi lần sau cần chuẩn bị câu hỏi trước ở nhà. Vì Việc yêu cầu chuẩn bị câu hỏi trước ở nhà có thể được nhắc nhở trong nội dung họp hoặc thư mời họp như một yêu cầu của thành viên tham gia họp. Tuy nhiên, nếu đột nhiên yêu cầu như vậy trong cuộc họp sẽ được người hỏi đón nhận rằng họ bị đánh giá là không có năng lực. Tham khảo: Xem mục 1.2.5.3. Xử lý các tình huống trong cuộc họp (BG, tr. 31).
The correct answer is: yêu cầu người đặt câu hỏi lần sau cần chuẩn bị câu hỏi trước ở nhà.
82. Lưu ý đối với việc xử lý các tin đồn trong cuộc họp KHÔNG bao gồm:
Select one:
a. yêu cầu người hỏi không được tung tin đồn nhảm trong tổ chức.
b. cung cấp câu trả lời vắn tắt nếu có thể.
c. hỏi lại người hỏi về nguồn thông tin.
d. nói rằng sẽ trả lời sau khi có đầy đủ thông tin.
Phản hồi
Phương án đúng là: yêu cầu người hỏi không được tung tin đồn nhảm trong tổ chức. Vì Việc yêu cầu người hỏi không được tung tin đồn nhảm là cách phản ứng nóng vội, khi chưa kiểm tra được tính chính xác của thông tin. Cách thức này sẽ được người hỏi và thính giả đón nhận khá thù địch. Tham khảo: Xem mục 1.2.5.3. Xử lý các tình huống trong cuộc họp (BG, tr. 31).
The correct answer is: yêu cầu người hỏi không được tung tin đồn nhảm trong tổ chức.
83. Một bản báo cáo chính thức có thể bao gồm mấy bộ phận?
Select one:
a. 4
b. 3
c. 5
d. Nhiều hơn 6.
Phản hồi
Phương án đúng là: Nhiều hơn 6. Vì Báo cáo hình thức bao gồm tất cả hoặc một số phần sau đây: chủ đề, lời tác giả, bảng tóm tắt, mục lục, danh sách minh họa, phần chính, giải thích từ vựng khó, phụ lục và tài liệu tham khảo. Tham khảo: Mục 2.3.3.2. Phân loại báo cáo (BG, tr. 75).
The correct answer is: Nhiều hơn 6.
84. Một cuộc đàm phán chưa thể gọi là thành công khi:
Select one:
a. kết quả đạt được là lựa chọn tốt nhất trong số nhiều lựa chọn mà bạn đã tham khảo.
b. những cam kết được hoạch định tốt, đầy đủ và có khả năng thực hiện được.
c. các bên hiểu nhau và biết rõ những gì họ đã thỏa thuận nhưng chưa chắc về khả năng thực hiện.
d. các bên xem kết quả và quy trình là công bằng theo tiêu chí, mục đích đã đề ra
Phản hồi
Phương án đúng là: các bên hiểu nhau và biết rõ những gì họ đã thỏa thuận nhưng chưa chắc về khả năng thực hiện. Vì Nếu một cuộc đàm phán thực hiện những thỏa thuận nhưng chưa biết về khả năng thực hiện những thỏa thuận đề ra như thế nào thì đó vẫn là những thỏa thuận vu vơ, chưa thể gọi cuộc đàm phán kiểu này là cuộc đàm phán thành công. Tham khảo: Xem mục 3.3.4. Đo lường thành công của một cuộc đàm phán (BG, tr. 101).
The correct answer is: các bên hiểu nhau và biết rõ những gì họ đã thỏa thuận nhưng chưa chắc về khả năng thực hiện.
85. Một cuộc đàm phán diễn ra như một cuộc đấu trí, trong đó các bên đàm phán cùng đưa ra những chiêu thức áp đảo đối phương để đạt được mục đích của mình. Có thể gọi đây là cuộc đàm phán kiểu:
Select one:
a. đàm phán kiểu nguyên tắc.
b. đàm phán kiểu mềm.
c. đàm phán kiểu cứng.
d. đàm phán kiểu hữu nghị.
Phản hồi
Phương án đúng là: đàm phán kiểu cứng. Vì Đây là phương án đúng trong số 4 phương án vì vậy, đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi. Thái độ áp đảo, dựa trên những lợi thế nhất định trong đàm phán để kiên quyết đòi hỏi đối phương phải chấp nhận các yêu cầu của mình được gọi là kiểu đàm phán cứng (đàm phán kiểu cứng). Tham khảo: Xem mục 3.2. Các hình thức đàm phán (BG, tr. 91).
The correct answer is: đàm phán kiểu cứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *