G-71JYJ3V6DC

Trắc nghiệm pháp luật môi trường TXLUKD1186

25 Tháng Tư, 2023
admin
Please follow and like us:

Câu hỏi và đáp án Trắc nghiệm pháp luật môi trường TXLUKD1186 Đại học kinh tế quốc dân

Xem bản đầy đủ TẠI ĐÂY

1. Nhận định nào không đúng về nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng?
Select one:
a. Có thể trả tiền dịch vụ môi trường rừng trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường
b. Phải kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng
c. Tiền chi trả dịch vụ môi trường được tính vào giá thành sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
d. Ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng với bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng
Phản hồi
Vì: Theo Điều 64.2.b Luật Lâm nghiệp 2017, trong trường hợp uỷ thác chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng thì phải kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả đó.
Tham khảo: Chương VIII, mục II.
The correct answer is: Phải kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng
2. Nhận định nào không đúng về tranh chấp môi trường?
Select one:
a. Tranh chấp môi trường có thể có số lượng lớn cá nhân, tổ chức cùng xung đột, mâu thuẫn với một hoặc một số tổ chức, cá nhân có hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường
b. Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh trên phạm vi quốc tế
c. Giá trị các thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường không lớn nhưng khó xác định
d. Tranh chấp môi trường có thể phát sinh ngay từ khi có nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường
Phản hồi
Vì: Vì giá trị các thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường rất lớn và khó xác định do hậu quả của ô nhiễm, suy thoái môi trường thường khó lường, có thể gây ra tác hại trên diện rộng, phạm vi phán tán ô nhiễm có thể rất lớn. Còn các nhận định khác về tranh chấp môi trường đều đúng.
Tham khảo: Chương 13, mục 1 Giáo trình luật môi trường – Trường ĐH Luật Hà Nội.
The correct answer is: Giá trị các thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường không lớn nhưng khó xác định
3. Nhận định nào sau đây đúng?
Select one:
a. Chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường mới có trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường
b. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường cấp tỉnh
c. Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan
d. Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường cấp xã
Phản hồi
Vì:- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường cấp tỉnh theo quy định tại Điều 125.4.c Luật Bảo vệ môi trường 2020;- Không phải mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan đều phải có trách nhiệm ứng phó sự cố vì việc ứng phó sự cố đòi hỏi phải tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, môi trường mà không phải chủ thể nào cũng có năng lực đó. Nhưng cũng không phải chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường mới có trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường, mà trong trong trường hợp vượt quá phạm vi khả năng ứng phó ô nhiễm, suy thoái của cơ sở sản xuất, kinh doanh thì phải báo cáo cho cơ quan nhà nước tại địa phương để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời thực hiện ứng phó sự cố môi trường. Và cuối cùng do không có sự cố môi trường cấp xã nên nhận định “Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường cấp xã” là không đúng.
Tham khảo: Chương II, mục 2.2.
The correct answer is: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường cấp tỉnh
4. Hoạt động kiểm soát ô nhiễm không khí không bao gồm trường nào sau đây?
Select one:
a. Phòng chống khắc phục ô nhiễm không khí, sự cố môi trường không khí
b. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải vào không khí
c. Xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường nước
d. Hoạt động của hệ thóng cơ quan kiểm soát nhà nước
Phản hồi
Vì: Xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường không khí mới là hoạt động nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí.
Tham khảo: Chương V, mục 1.2.
The correct answer is: Xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường nước
5. Ý nghĩa của nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả giá” được áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp về môi trường là gì?
Select one:
a. Là cơ sở lý luận cho việc áp dụng biện pháp buộc người gây ô nhiễm phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường cũng như phải gánh chịu trách nhiệm khắc phục, phục hồi tình trạng ô nhiễm môi trường
b. Là căn cứ để xem xét, cân nhắc giữa chi phí cơ hội và lợi ích thu được khi đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp
c. Thể hiện tính chất hàng hoá – tiền tệ của các quan hệ trong lĩnh vực môi trường
d. Là cơ sở cho việc bên gây ô nhiễm phải đưa ra đề nghị về mức bồi thường thiệt hại cho bênn bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường
Phản hồi
Vì: Trả giá cho việc mình đã làm ở khía cạnh pháp lý được hiểu là phải gánh chịu một hậu quả pháp lý bất lợi, để từ đó ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật tương tự xảy ra trong tương lai.
Tham khảo: Chương 13, mục 2 Giáo trình luật môi trường – Trường ĐH Luật Hà Nội.
The correct answer is: Là cơ sở lý luận cho việc áp dụng biện pháp buộc người gây ô nhiễm phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường cũng như phải gánh chịu trách nhiệm khắc phục, phục hồi tình trạng ô nhiễm môi trường
6. Thành lập các quỹ bảo vệ môi trường được xếp vào biện pháp bảo vệ môi trường nào sau đây?
Select one:
a. Biện pháp tổ chức
b. Biện pháp pháp lý
c. Biện pháp tổ chức – chính trị
d. Biện pháp kinh tế
Phản hồi
Vì: Thành lập các quỹ bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp kinh tế được thực hiện trong lĩnh vực môi trường. Hoạt động này có lợi cho môi trường, cho cộng đồng.
Tham khảo: Chương I, mục II.
The correct answer is: Biện pháp kinh tế
7. Những quy định nào trực tiếp phòng ngừa ô nhiễm môi trường?
Select one:
a. Quản lý chất thải
b. Cấp giấy phép khai thác khoáng sản
c. Quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng
d. Quản lý, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Phản hồi
Vì:- Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu do hoạt động xả thải chất thải ra môi trường;- Các quy định còn lại hướng đến phòng ngừa suy thoái môi trường.
Tham khảo: Chương II, mục 2.2 .
The correct answer is: Quản lý chất thải
8. Không phải là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường?
Select one:
a. Xử lý ô nhiễm môi trường
b. Bồi thường thiệt hại về môi trường
c. Tổ chức nghiên cứu, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường
d. Hợp tác và thông tin trung thực với cơ quan nhà nước để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Phản hồi
Vì: Tổ chức nghiên cứu, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường đòi hỏi nguồn lực lớn mà không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có thể thực hiện, và đây là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và môi trường.
Tham khảo: Chương II, mục 2.2.
The correct answer is: Tổ chức nghiên cứu, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường
9. Đâu là tác dụng của các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường?
Select one:
a. Dùng lợi ích kinh tế để kích thích chủ thể thực hiện có lợi cho môi trường, có lợi cho cộng đồng
b. Dùng lợi ích kinh tế để mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước
c. Dùng lợi ích kinh tế để đảm bảo điều kiện kinh tế cho người dân
d. Dùng lợi ích kinh tế để cân bằng lợi ích người dân
Phản hồi
Vì: Biện pháp kinh tế có nghĩa là dùng lợi ích kinh tế để kích thích chủ thể thực hiện có lợi cho môi trường, có lợi cho cộng đồng
Tham khảo: Chương I, mục II.
The correct answer is: Dùng lợi ích kinh tế để kích thích chủ thể thực hiện có lợi cho môi trường, có lợi cho cộng đồng
10. Khẳng định nào sau đây là đúng?
Select one:
a. Pháp luật về kiểm suy thoái nguồn thuỷ sinh được ban hành trong một văn bản pháp luật riêng.
b. Pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh không liên quan tới pháp luật về thuỷ sản.
c. Pháp luật về thuỷ sản là một phần nội dung của pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh
d. Các quy định về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh chỉ được quy định bởi Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Phản hồi
Vì: Thuỷ sản là một trong những nguồn thuỷ sinh, những tác động đối với nguồn lợi thuỷ sản có thể là nguyên nhân gây ra sự suy thoái về kiểm soát nguồn thuỷ sinh.
Tham khảo: Chương IX, mục II .
The correct answer is: Pháp luật về thuỷ sản là một phần nội dung của pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh
11. Trường hợp nào sau đây không phải là tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại về môi trường?
Select one:
a. Các hộ gia đình sống quanh đầm K phản đối đề nghị của Công ty cổ phần M về số tiền bồi thường thiệt hại cho các gia đình này do việc xả nước thải gây ô nhiễm môi trường ở đầm K khiến cây trồng và vật nuôi của các gia đình bị chết
b. Các hộ gia đình ở xã X phản đối phương án bồi thường của Công ty AHB cho số diện tích cây trồng và hoa màu của các hộ gia đình này bị mất mát do khu vực cách tác này thuộc phạm vi triển khai dự án đầu tư của Công ty
c. Các hộ gia đình sống xung quanh Nhà máy M phản đối phương án khắc phục tình trạng ô nhiễm khói, bụi mà Nhà máy này thực hiện chỉ bằng cách xây dựng cho tường rào bao quanh nhà máy cao hơn thêm 2m để ngăn khói, bụi từ hoạt động của nhà máy thoát ra bên ngoài
d. Hai công ty ST và KN bị xác định là cùng có hoạt động xả thải gây ô nhiễm khúc sông M, tuy nhiên, hai công ty này chưa thống nhất được với nhau về việc phần chia trách nhiệm khắc phục, xử lý tình trạng ô nhiễm do họ gây ra
Phản hồi
Vì: Vì đây là việc bồi thường, đền bù trong giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, không phải là vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật bảo vệ môi trường, mà nó thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật đất đai. Các đáp án còn lại đều là tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại về môi trường.
Tham khảo: Chương 13, mục 1 Giáo trình luật môi trường – Trường ĐH Luật Hà Nội.
The correct answer is: Các hộ gia đình ở xã X phản đối phương án bồi thường của Công ty AHB cho số diện tích cây trồng và hoa màu của các hộ gia đình này bị mất mát do khu vực cách tác này thuộc phạm vi triển khai dự án đầu tư của Công ty
12. Nhận định nào không phải là nội dung của tranh chấp môi trường?
Select one:
a. Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường
b. Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường
c. Tranh chấp về thẩm quyền cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường
d. Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại về môi trường
Phản hồi
Vì: Xem Điều 162.1 Luật Bảo vệ môi trường 2020
Tham khảo: Chương 13, mục 1 Giáo trình luật môi trường – Trường ĐH Luật Hà Nội.
The correct answer is: Tranh chấp về thẩm quyền cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường
13. Trường hợp nào sau đây là tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường?
Select one:
a. Cộng đồng dân cư xã X phản đối và yêu cầu Công ty TNHH A chấm dứt việc vận chuyển vật liệu xây dựng bằng xe trọng tải lớn trên tuyến đường xã gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân trong xã
b. Các hộ gia đình sống quanh khu vực đầm K phản đối việc Công ty cổ phần M xây dựng ống xả nước thải của công ty vào thẳng đầm K vì lo sợ việc này sẽ gây ô nhiễm nước trong đầm K
c. Ông B phản đối đề nghị của Công ty cổ phần M về số tiền bồi thường thiệt hại cho gia đình ông do việc xả nước thải gây ô nhiễm môi trường ở đầm K khiến cây trồng của gia đình ông bị chết
d. Công ty TNHH Z phản đối ý kiến của cộng đồng dân cư xã Y về nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm trên dòng suối chảy qua xã Y là do việc công ty xả thải chất thải chứa chất ô nhiễm vào dòng suối
Phản hồi
Vì: Công ty cổ phần M có hoạt động phát sinh nước thải phải có trách nhiệm xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường, do vậy mâu thuẫn giữa các hộ gia đình và công ty M là tranh chấp về quyền và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường.Các đáp án khác không phải là loại tranh chấp này.
Tham khảo: Chương 13, mục 1 Giáo trình luật môi trường – Trường ĐH Luật Hà Nội.
The correct answer is: Các hộ gia đình sống quanh khu vực đầm K phản đối việc Công ty cổ phần M xây dựng ống xả nước thải của công ty vào thẳng đầm K vì lo sợ việc này sẽ gây ô nhiễm nước trong đầm K
14. Nhận định nào sau đây không đúng về thời điểm phát sinh tranh chấp môi trường?
Select one:
a. Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả ô nhiễm, suy thoái môi trường phát sinh khi tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường đã xảy ra
b. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại về môi trường phát sinh khi xác định được cá nhân, tổ chức phải gánh chịu thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra
c. Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường có thể phát sinh khi mới chỉ có nguy cơ xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trường hoặc nguy cơ xảy ra sự xâm hại đối với quyền, lợi ích hợp pháp về môi trường
d. Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường phát sinh khi tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường đã xảy ra
Phản hồi
Vì: Vì thiệt hại về môi trường là căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường bao gồm cả sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, đây là tổn thất đối với môi trường và là mất mát chung của tất cả mọi chủ thể, không có chủ thể cụ thể phải gánh chịu thiệt hại.
Tham khảo: Chương 13, mục 1 Giáo trình luật môi trường – Trường ĐH Luật Hà Nội.
The correct answer is: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại về môi trường phát sinh khi xác định được cá nhân, tổ chức phải gánh chịu thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra
15. Đâu là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đất?
Select one:
a. Cho phép chuyển 5000 m2 đất trồng lúa thành đất ở trái quy định pháp luật
b. Lấn chiếm 20m2 đất của chủ thể được giao quyền sử dụng khu vực đất đó khác
c. Vi phạm quy định pháp luật về bồi thường về đất
d. Hành vi chôn, lấp chất gây ô nhiễm vào lòng đất trái quy định pháp luật
Phản hồi
Vì: Hành vi chôn lấp chất gây ô nhiễm trái quy định pháp luật vượt mức quy chuẩn kỹ thuật về môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Còn các hành vi khác là hành vi vi phạm quản lý đất đai và xâm phạm quyền sử dụng đất.
Tham khảo: Chương VII, mục II.
The correct answer is: Hành vi chôn, lấp chất gây ô nhiễm vào lòng đất trái quy định pháp luật
16. Thời điểm thực hiện đánh giá tác động môi trường là:
Select one:
a. Sau khi có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và trước khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
b. Trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
c. Sau khi có báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
d. Trước khi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án
Phản hồi
Vì: Xem Điều 31.1 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Tham khảo: Chương IV, mục 4.2.
The correct answer is: Trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
17. Chủ nguồn thải nào dưới đây được coi là chủ nguồn thải động?
Select one:
a. Doanh nghiệp sản xuất xi măng
b. Chủ xe ô tô, xe mô tô
c. Doanh nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm
d. Doanh nghiệp kinh doanh Karaoke
Phản hồi
Vì: Đáp án A, C và D là chủ các nguồn thải động.
Tham khảo: Chương V, mục II.
The correct answer is: Chủ xe ô tô, xe mô tô
18. Trách nhiệm xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường thuộc về chủ thể nào?
Select one:
a. Uỷ ban nhân dân các cấp tuỳ thuộc ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra thiệt hại trên một hoặc nhiều đơn vị hành chính cấp xã/huyện
b. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp tuỳ thuộc ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra thiệt hại trên một hoặc nhiều đơn vị hành chính cấp xã/huyện
c. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra thiệt hại trên địa bàn từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên
d. Uỷ ban nhân dân các cấp, cá nhân, tổ chức phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái
Phản hồi
Vì: Theo Điều 131.2 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cá nhân, tổ chức khác không có thẩm quyền xác định thiệt hại đối với môi trường.
Tham khảo: Chương II, mục 2.2.
The correct answer is: Uỷ ban nhân dân các cấp tuỳ thuộc ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra thiệt hại trên một hoặc nhiều đơn vị hành chính cấp xã/huyện
19. Cho đến nay, Việt Nam có bao nhiều lần ban hành Luật Bảo vệ môi trường?
Select one:
a. Hai lần
b. Ba lần
c. Bốn lần
d. Năm lần
Phản hồi
Vì: Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Tham khảo: Chương I, mục V.
The correct answer is: Ba lần
20. Đâu không phải là biện pháp kinh tế được sử sụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?
Select one:
a. Ưu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp có giải pháp tốt về bảo vệ môi trường
b. Thành lập các quỹ bảo vệ môi trường
c. Yêu cầu thu hồi các sản phẩm thải bỏ có hại cho môi trường.
d. Dùng lợi ích kinh tế để cân bằng lợi ích người dân
Phản hồi
Vì: Yêu cầu thu hồi các sản phẩm thải bỏ là trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.
Tham khảo: Chương I, mục II.
The correct answer is: Yêu cầu thu hồi các sản phẩm thải bỏ có hại cho môi trường.
21. Việt Nam ký kết một hiệp định thương mại tự do với một quốc gia khác, trong hiệp định đó có thỏa thuận về những ưu đãi đối với hàng hóa, dịch vụ môi trường. Trường hợp này được xếp vào biện pháp bảo vệ môi trường nào?
Select one:
a. Biện pháp kinh tế
b. Biện pháp tổ chức
c. Biện pháp pháp lý
d. Biện pháp tổ chức – chính trị
Phản hồi
Vì: Đưa ra các ưu đãi do yếu tố bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp kinh tế được thực hiện trong lĩnh vực môi trường
Tham khảo: Chương I, mục II.
The correct answer is: Biện pháp kinh tế
22. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động quản lý chất lượng môi trường đất theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường?
Select one:
a. Điều tra, đánh giá và phân loại chất lượng môi trường đất
b. Theo dõi, giám sát khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm
c. Khoanh vùng, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất đã bị ô nhiễm
d. Lập kế hoạch sử dụng đối với từng loại đất
Phản hồi
Vì: Lập kế hoạch sử dụng đất là hoạt động quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai. Còn các hoạt động quản lý chất lượng môi trường đất được quy định tại Điều 17 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Tham khảo: Chương VII, mục II.
The correct answer is: Lập kế hoạch sử dụng đối với từng loại đất
23. Hành vi nào sau đây phải gánh chịu trách nhiệm hành chính?
Select one:
a. Gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA
b. Thải bụi, khí thải có cá chứa các thông số môi trường gây nguy hại chất gây vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 đến dưới 1,5 lần
c. Hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung dưới 02 dB;
d. Thải bụi, khí thải có chứa các chất gây hại cá chứa các thông số môi trường gây nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần
Phản hồi
Vì: Theo quy định của Nghị định số 45/2021/NĐ-CP
Tham khảo: Chương V, mục II.
The correct answer is: Thải bụi, khí thải có chứa các chất gây hại cá chứa các thông số môi trường gây nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần
24. Trường hợp nào sau đây là tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường?
Select one:
a. Công ty TNHH Z phản đối ý kiến của cộng đồng dân cư xã Y cho rằng Công ty đã xả thải chất thải chứa chất ô nhiễm vào dòng suối chảy qua xã Y làm ô nhiễm dòng suối
b. Cộng đồng dân cư xã X phản đối hoạt động khai thác đá Công ty TNHH A tại khu vực núi đá trên địa bàn xã sẽ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống của người dân
c. Các hộ gia đình sống quanh đầm K phản đối đề nghị của Công ty cổ phần M về số tiền bồi thường thiệt hại cho các gia đình này do việc xả nước thải gây ô nhiễm môi trường ở đầm K khiến cây trồng và vật nuôi của các gia đình bị chết
d. Cộng đồng dân cư ở xã C và D, cùng nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn hai xã này phản đối việc triển khai dự án xây dựng bãi trôn lấp, xử lý chất thải sinh hoạt của Công ty TNHH ATZ vì các biện pháp bảo vệ môi trường của công ty ATZ dự kiến triển khai không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường khu vực
Phản hồi
Vì: Công ty Z và cộng đồng dân cư xã Y bất đồng quan điểm trong việc xác định tình trạng ô nhiễm của dòng suối là do hoạt động của công ty Z gây ra nên đây là tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Các trường hợp khác không phải là tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.
Tham khảo: Chương 13, mục 1 Giáo trình luật môi trường – Trường ĐH Luật Hà Nội.
The correct answer is: Công ty TNHH Z phản đối ý kiến của cộng đồng dân cư xã Y cho rằng Công ty đã xả thải chất thải chứa chất ô nhiễm vào dòng suối chảy qua xã Y làm ô nhiễm dòng suối
25. Đăng ký môi trường là:
Select one:
a. Việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải
b. Việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
c. Việc chủ thể lập chính sách, chiến lược, quy hoạch thực hiện việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của chính sách, chiến lược, quy hoạch
d. Việc chủ thể lập chính sách, chiến lược, quy hoạch hoặc chủ dự án đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của chính sách, chiến lược, quy hoạch, dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Phản hồi
Vì: Khái niệm được nêu tại Điều 3.9 Luật Bảo vệ môi trường 2020
Tham khảo: Chương IV, mục 4.1.
The correct answer is: Việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
26. Nguyên tắc “phối hợp, hợp tác” được áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp về môi trường được hiểu là gì?
Select one:
a. Cần đảm bảo các bên tranh chấp về môi trường vẫn có thể phối hợp, hợp tác với nhau để cùng chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi nhằm ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường một cách hiệu quả
b. Các cơ quan nhà nước cần phối hợp, hợp tác với nhau để giải quyết hiệu quả các tranh chấp về môi trường
c. Bên gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm phối hợp, hợp tác với các cơ quan nhà nước để xác định mức độ nghiêm trọng của vi phạm pháp luật về môi trường do bên đó thực hiện
d. Bên bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm có trách nhiệm phối hợp, hợp tác với các cơ quan nhà nước để xác định các thiệt hại mà bên này phải gánh chịu do tình trạng môi trường ô nhiễm
Phản hồi
Vì: Việc phối hợp, hợp tác giữa các bên tranh chấp là một điều rất cần thiết để đảm bảo giải quyết hiệu quả tranh chấp về môi trường và cũng là đặc trưng phân biệt giải quyết tranh chấp về môi trường với việc giải quyết các loại tranh chấp khác
Tham khảo: Chương 13, mục 2 Giáo trình luật môi trường – Trường ĐH Luật Hà Nội.
The correct answer is: Cần đảm bảo các bên tranh chấp về môi trường vẫn có thể phối hợp, hợp tác với nhau để cùng chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi nhằm ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường một cách hiệu quả
27. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là:
Select one:
a. Xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
b. Xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
c. Xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư
d. Xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
Phản hồi
Vì: Khái niệm được nêu tại Điều 3.6 Luật Bảo vệ môi trường 2020
Tham khảo: Chương IV, mục 4.1.
The correct answer is: Xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư
28. Suy thoái rừng là gì?
Select one:
a. Là sự suy giảm số lượng các loài thực vật rừng, làm giảm chức năng của rừng
b. Là sự suy giảm số lượng các loài thực vật rừng và động vật rừng, làm giảm chức năng của rừng
c. Là sự suy giảm chức năng của rừng
d. Là sự suy giảm về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng của rừng
Phản hồi
Vì: Xem khái niệm tại Điều 2.31 Luật Lâm nghiệp 2017
Tham khảo: Chương VIII, mục I.
The correct answer is: Là sự suy giảm về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng của rừng
29. Luật môi trường Việt Nam được chia thành những giai đoạn nào?
Select one:
a. Trước và sau năm 1986
b. Trước và sau năm 1993
c. Trước và sau năm 2005
d. Trước và sau năm 1992
Phản hồi
Vì: Trước 1986 Luật môi trường chưa được xác định là một lĩnh vực riêng.
Tham khảo: Chương I, mục II.
The correct answer is: Trước và sau năm 1986
30. Cơ quan nào sau đây không tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm không khí?
Select one:
a. Hội đồng nhân dân
b. Chính phủ
c. Uỷ ban nhân dân
d. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Phản hồi
Vì: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương nên không tham gia vào công tác quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm không khí.
Tham khảo: Chương V, mục II.
The correct answer is: Chính phủ
31. Ban hành một quy định về chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tổn vùng nước nội địa trong một thời hạn nhất định là văn bản để thực thi loại điều ước quốc tế về môi trường nào sau đây?
Select one:
a. Công ước về đa dạng sinh học 1992
b. Công ước về. bảo vệ tầng ô dôn 1985
c. Công ước chống sa mạc hoá của Liên Hợp quốc1992
d. Công ước về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng (BASEL) 1989
Phản hồi
Vì: Quản lý hệ thống rừng đặc rụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tổn vùng nước nội địa sẽ bảo vệ tại chỗ tất cả các hệ sinh thái các nơi sinh cư và các loài trong môi trường tự nhiên, (bảo tồn nguyên vị) nên rất hữu hiệutrong bảo tồn tính đa dạng sinh học, Vì vậy, văn bản trên để thực thi công ước về đa dạng sinh học
Tham khảo: Chương XV, mục II.
The correct answer is: Công ước chống sa mạc hoá của Liên Hợp quốc1992
32. Theo quy định pháp luật hiện nay, giấy phép tài nguyên nước gồm các loại nào?
Select one:
a. Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
b. Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
c. Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển;
d. Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Phản hồi
Vì: Theo Điều 169 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đã được bãi bỏ, thay vào đó là giấy phép môi trường.
Tham khảo: Chương VI, mục II.
The correct answer is: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển;
33. Giả sử Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết về vấn đề bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động này thuộc biện pháp bảo vệ môi trường nào?
Select one:
a. Biện pháp chính trị
b. Biện pháp tổ chức
c. Biện pháp pháp lý
d. Biện pháp tổ chức – chính trị
Phản hồi
Vì: Ở Việt Nam biện pháp chính trị trong bảo vệ môi trường được thể hiện qua việc Đảng cộng sản Việt Nam đưa vào cương lĩnh, chiến lược hành động nhằm hướng tới bảo vệ môi trường.
Tham khảo: Chương I, mục II.
The correct answer is: Biện pháp tổ chức – chính trị
34. Đối tượng phải có đăng ký môi trường là:
Select one:
a. Dự án đầu tư nhóm III có phát sinh bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý
b. Dự án đầu tư nhóm II có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định pháp luật
c. Dự án đầu tư nhóm I thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật đầu tư, có phát sinh chất thải khi dự án đi vào hoạt động
d. Dự án đầu tư nhóm I có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý
Phản hồi
Vì:- Theo Điều 39.3 Luật Luật Bảo vệ môi trường 2020, án đầu tư nhóm I thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật đầu tư được miễn giấy phép môi trường. Nhưng theo Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020, do dự án này có phát sinh chất thải khi đi vào hoạt động nên nó thuộc trường hợp phải đăng ký môi trường.- Các trường hợp còn lại đều là các đối tượng phải có giấy phép môi trường theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nên không phải đăng ký môi trường.
Tham khảo: Chương IV, mục 4.3.
The correct answer is: Dự án đầu tư nhóm I thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật đầu tư, có phát sinh chất thải khi dự án đi vào hoạt động
35. Có những phương thức giải quyết tranh chấp môi trường nào theo quy định pháp luật tại Việt Nam
Select one:
a. Khiếu nại, tố cáo, thương lượng, hoà giải, Giải quyết bằng trọng tài và giải quyết bằng toà án
b. Thương lượng, hoà giải, giải quyết bằng trọng tài và giải quyết bằng toà án
c. Hoà giải, giải quyết bằng trọng tài và giải quyết bằng toà án
d. Giải quyết bằng trọng tài và giải quyết bằng toà án
Phản hồi
Vì: Theo Điều 162.2 và Điều 133.1 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Tham khảo: Chương 13, mục 2 Giáo trình luật môi trường – Trường ĐH Luật Hà Nội.
The correct answer is: Thương lượng, hoà giải, giải quyết bằng trọng tài và giải quyết bằng toà án
36. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường đất là:
Select one:
a. Điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
b. Điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực ô nhiễm môi trường đất
c. Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất bị ô nhiễm
d. Công bố thông tin về các khu vực ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi cả nước
Phản hồi
Vì: Xem Điều 13.1 Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Tham khảo: Chương VII, mục III.
The correct answer is: Điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
37. Chọn đáp án đúng nhất để hoàn thiện tiếp nhận định sau: “Hiện nay, việc giải quyết tranh chấp về môi trường tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của…”
Select one:
a. Pháp luật dân sự
b. Pháp luật hành chính
c. Pháp luật dân sự kết hợp với pháp luật hành chính
d. Pháp luật quốc tế
Phản hồi
Vì: Theo Điều 62.2 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Tham khảo: Chương 13, mục 2 Giáo trình luật môi trường – Trường ĐH Luật Hà Nội.
The correct answer is: Pháp luật dân sự
38. Đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược là:
Select one:
a. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III
b. Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội cấp huyện
c. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất của các tập đoàn kinh tế lớn
d. Việc điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch tổng thể quốc gia
Phản hồi
Vì: “Việc điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch tổng thể quốc gia” tương ứng với Điều 25.4 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Các đáp án còn lại không thuộc đối tượng được nêu tại Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Tham khảo: Chương IV, mục 4.1.
The correct answer is: Việc điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch tổng thể quốc gia
39. Phạt 20.000.0000 đồng dành cho hành vi nào sau đây?
Select one:
a. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường 1,4 lần với lượng nước thải nhỏ hơn 5m3/24h
b. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường 1,4 lần với lượng nước thải là 20m3/24h
c. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường 1,4 lần với lượng nước thải là 15m3/24h
d. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường 1,4 lần với lượng nước thải là 20m3/24h
Phản hồi
Vì: Căn cứ theo Khoản 2, Điều 18, 19 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP
Tham khảo: Chương VI, mục II.
The correct answer is: Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường 1,4 lần với lượng nước thải là 20m3/24h
40. Hành vi nào sau đây phải gánh chịu trách nhiệm hình sự?
Select one:
a. Thải ra môi trường 140.000 mét khối (m3) trên giờ có thông số môi trường nguy hại vượt chuẩn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường là 4 lần.
b. Thải ra môi trường 150.000 mét khối (m3) trên giờ có thông số môi trường nguy hại vượt chuẩn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường là 2 lần.
c. Thải ra môi trường 150.000 mét khối (m3) trên giờ có thông số môi trường nguy hại vượt chuẩn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường là 4 lần.
d. Thải ra môi trường 140.000 mét khối (m3) trên giờ có thông số môi trường nguy hại vượt chuẩn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường là 4 lần.
Phản hồi
Vì: Theo điểm e) Khoản 1 Điều 235 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về tội gây ô nhiễm môi trường nói chung, trong điều này có quy định về hành vi xả thí khải ra môi trường.
Tham khảo: Chương V, mục II.
The correct answer is: Thải ra môi trường 150.000 mét khối (m3) trên giờ có thông số môi trường nguy hại vượt chuẩn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường là 4 lần.
41. Quan điểm nào về lĩnh vực luật môi trường là KHÔNG đúng?
Select one:
a. Luật môi trường là một môn khoa học chuyên ngành
b. Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành
c. Luật môi trường là ngành luật độc lập
d. Luật môi trường là một môn khoa học chuyên ngành và lĩnh vực pháp luật chuyên ngành
Phản hồi
Vì: Luật môi trường chỉ được coi là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, mà không phải ngành luật độc lập. Do có sự đan xen các quan hệ xã hội với tính chất khác nhau trong phạm vi điều chỉnh của luật môi trường
Tham khảo: Chương I, mục III.
The correct answer is: Luật môi trường là ngành luật độc lập
42. “Các hộ gia đình ông V, ông T và nhiều hộ gia đình khác phản đối việc Công ty du lịch, nghỉ dưỡng BMS tự ý xây dựng một số công trình để nắn dòng chảy của con suối P khiến các gia đình này không có nguồn nước cho việc tưới tiêu vườn tược của mình.” Đây là tranh chấp gì?
Select one:
a. Tranh chấp môi trường về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường
b. Tranh chấp môi trường về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường
c. Tranh chấp môi trường về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại về môi trường
d. Không phải là tranh chấp môi trường
Phản hồi
Vì: Công ty BMS đã thực hiện hoạt động thay đổi dòng chảy của con suối một cách trái phép, xâm phạm quyền lợi hợp pháp và chính đáng về môi trường của người dân, đó là quyền được thụ hưởng và sử dụng tài nguyên nước từ dòng suối tự nhiên một cách thông thường, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Tham khảo: Chương 13, mục 1 Giáo trình luật môi trường – Trường ĐH Luật Hà Nội.
The correct answer is: Tranh chấp môi trường về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường
43. Phát triển bền vững được thể chế dưới những hình thức nào?
Select one:
a. Quyết định chính sách, ban hành pháp luật và thực thi pháp luật, giải quyết tranh chấp, hợp tác quốc tế
b. Quyết định chính sách và các cơ quan quyết định chính sách; Ban hành pháp luật và thực thi pháp luật; Giải quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế.
c. Quyết định chính sách và các cơ quan quyết định chính sách, ban hành pháp luật, giải quyết tranh chấp, hợp tác quốc tế
d. Các cơ quan quyết định chính sách, ban hành pháp luật và thực thi pháp luật, giải quyết tranh chấp, hợp tác quốc tế
Phản hồi
Vì: Đây là các hình thức nhằm thực hiện chính sách phát triển bền vững.
Tham khảo: Chương I, mục I.
The correct answer is: Quyết định chính sách và các cơ quan quyết định chính sách; Ban hành pháp luật và thực thi pháp luật; Giải quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế.
44. Nhân định nào sau đây về pháp luật điều chỉnh kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí hiện nay ở Việt Nam là đúng?
Select one:
a. Không có văn bản quy phạm pháp luật riêng điều chỉnh.
b. Quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu không liên quan tới kiểm soát ô nhiễm không khí
c. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính không phải là một trong những nội dung pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
d. Quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí chỉ được điều chỉnh bằng Luật Môi trường 2020
Phản hồi
Vì: Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào riêng biệt điều chỉnh kiểm soát về ô nhiễm không khí. Các quy định nằm rải rác trong nhiều văn bản khác nhau, như Luật Bảo vệ MT 2014 và các văn bản khác có liên quan.
Tham khảo: Chương V, mục 1.2.
The correct answer is: Không có văn bản quy phạm pháp luật riêng điều chỉnh.
45. Biện pháp kinh tế nào sau đây mới được Luật Môi trường 2020 quy định?
Select one:
a. Thành lập các quỹ bảo vệ môi trường
b. Áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm mà việc sản xuất chúng có tác động xấu đến môi trường
c. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
d. Sử dụng các biện pháp ưu đãi trong hiệp định thương mại tự do.
Phản hồi
Vì: Đây là biện pháp mới được đưa vào Chương XI, Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Tham khảo: Chương I, mục II.
The correct answer is: Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
46. Pháp luật về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí điều chỉnh nội dung nào sau đây?
Select one:
a. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường không khí xung quanh
b. Quy chuẩn kỹ thuật đối với nguồn thải tĩnh và nguồn thải động.
c. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường không khí xung quanh và quy chuẩn kỹ thuật đối với nguồn thải tĩnh.
d. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường không khí xung quanh và quy chuẩn kỹ thuật môi trường khí thải.
Phản hồi
Vì: Quy chuẩn kỹ thuật đối với nguồn thải bao gồm quy chuẩn kỹ thuật đối với nguồn thải tĩnh và nguồn thải động
Tham khảo: Chương V, mục II.
The correct answer is: Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường không khí xung quanh và quy chuẩn kỹ thuật môi trường khí thải.
47. Loại giấy phép nào sau đây đã bị thay thế theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020?
Select one:
a. Giấy phép thăm dò nước dưới đất;
b. Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt;
c. Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất;
d. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Phản hồi
Vì: Theo Điều 169 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đã được bãi bỏ, thay vào đó là giấy phép môi trường.
Tham khảo: Chương VI, mục II.
The correct answer is: Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
48. Thời điểm chủ đầu tư dự án thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép môi trường là:
Select one:
a. Trước khi thực hiện đánh giá tác động môi trường
b. Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
c. Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt kết quả thẩm định
d. Trước khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
Phản hồi
Vì:- Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là một trong những căn cứ để được cấp giấy phép môi trường trong trường hợp dự án đầu tư đó là đối tượng phải đánh giá tác động môi trường (Điều 42.1 Luật Bảo vệ môi trường 2020), nên đề nghị cấp giấy phép môi trường trước hay trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường là sai.- Do có những dự án đầu tư không phải đánh giá tác động môi trường nhưng vẫn phải có giấy phép môi trường nên, đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt kết quả thẩm định cũng là sai.- Theo Điều 42.2.b Luật Bảo vệ môi trường 2020, thì với dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi thì dự án đó phải được cấp giấy phép môi trường trước khi được cấp (hoặc điều chỉnh) giấy phép xây dựng.
Tham khảo: Chương 2, mục 2.1 .
The correct answer is: Trước khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
49. Trường hợp nào sau đâu phải có giấy phép khai thác thuỷ sản?
Select one:
a. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
b. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 05 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
c. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 04 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
d. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 03 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
Phản hồi
Vì: Xem Điều 50 Luật Thuỷ sản 2017
Tham khảo: Chương IX, mục II .
The correct answer is: Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
50. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí KHÔNG bao gồm nội dung nào sau đây?
Select one:
a. Quy định về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí
b. Quy định về hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí
c. Hoạt động quan trắc và định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường không khí của các cơ quan nhà nước
d. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm.
Phản hồi
Vì: Tiêu chuẩn môi trường là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hạm lượng của chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật… (Khoản 11, Điều 3, Luật BVMT 2020)
Tham khảo: Chương V, mục II.
The correct answer is: Quy định về hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí
51. Khẳng định nào sau đây về nguồn luật điều chỉnh kiểm soát ô nhiễm nguồn nước của Việt Nam hiện nay là đúng?
Select one:
a. Là Luật Bảo vệ môi trường 2020
b. Chỉ có Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành
c. Luật Bảo vệ môi trường 2020, Luật Tài nguyên nước 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành
d. Chỉ Luật Tài nguyên nước 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Phản hồi
Vì: Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước hiện nay được điều chỉnh bằng không chỉ Luật BVMT 2020 mà còn có Luật Tài nguyên nước 2012 và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành.
Tham khảo: Chương VI, mục II.
The correct answer is: Luật Bảo vệ môi trường 2020, Luật Tài nguyên nước 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành
52. Sự cố môi trường là:
Select one:
a. Sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người
b. Sự cố xảy ra do biến đổi bất thường của tự nhiên gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường
c. Sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường
d. Sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng
Phản hồi
Vì: Sự cố môi trường có thể phát sinh do hoạt động của con người, cũng có thể do biến đổi bất thường của tự nhiên nhưng dù là nguyên nhân nhân tạo hay tự nhiên thì nó phải gây ra hậu quả là ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng, xem thêm khái niệm nêu tại Điều 3. 14 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Tham khảo: Chương II, mục 2.2 .
The correct answer is: Sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng
53. Trong các phương thức giải quyết tranh chấp về môi trường, phương thức nào thường được ưu tiên lựa chọn sử dụng?
Select one:
a. Thương lượng
b. Hoà giải
c. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
d. Giải quyết tranh chấp bằng toà án
Phản hồi
Vì: Theo Điều 133.1 Luật Bảo vệ môi trường 2020 xác định rằng trong trường hợp không thương lượng được, các bên có thể lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức hoà giải, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và giải quyết tranh chấp bằng toà án.
Tham khảo: Chương 13, mục 2 Giáo trình luật môi trường – Trường ĐH Luật Hà Nội.
The correct answer is: Thương lượng
54. Đâu là điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020 so với Luật Bảo vệ môi trường 2014?
Select one:
a. Quy định về đánh giá tác động môi trường
b. Quy định về biến đổi khí hậu
c. Quy định về đánh giá tác động môi trướng sơ bộ
d. Quy định về quản lý chất thải
Phản hồi
Vì: Theo Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường 2020
Tham khảo: Chương I, mục V.
The correct answer is: Quy định về đánh giá tác động môi trướng sơ bộ
55. Phải đăng ký môi trường trong trường hợp nào sau đây?
Select one:
a. Cửa hàng tạp hoá, đồ gia dụng
b. Hộ nông dân nuôi trồng thuỷ sản
c. Nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống quy mô lớn
d. Trung tâm đào tạo công nghệ thông tin
Phản hồi
Vì: – Cửa hàng tạp hoá và Trung tâm đào công nghệ thông tin không phát sinh chất thải khi hoạt động; nuôi trồng thuỷ sản quy mô hộ gia đình nên phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, do vậy theo Điều 49.2.b Luật Bảo vệ môi trường 2020, các trường hợp này không phải đăng ký môi trường. – Còn trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ có phát sinh chất thải, do quy mô lớn nên khối lượng chất thải nhiều nên không thuộc trường hợp được miễn đăng ký môi trường như Điều 49.2.b Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Tham khảo: Chương IV, mục 4.3.
The correct answer is: Nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống quy mô lớn
56. Quy định nào không trực tiếp liên quan đến kiểm soát suy thoái môi trường?
Select one:
a. Áp dụng trách nhiệm pháp lý với người vi phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái môi trường
b. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
c. Xây dựng và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải
d. Quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng
Phản hồi
Vì:- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường;- Còn các quy định còn lại đều có nội dung phòng ngừa suy thoái môi trường.
Tham khảo: Chương II, mục 2.2 .
The correct answer is: Xây dựng và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải
57. Chủ thể có thể có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án nhóm II là:
Select one:
a. Bộ Tài nguyên và Môi trường
b. Bộ Tài nguyên và Môi trường; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
c. Bộ Tài nguyên và Môi trường; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Bộ Quốc phòng
d. Bộ Tài nguyên và Môi trường; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an
Phản hồi
Vì: Xem Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Tham khảo: Chương 2, mục 2.1 .
The correct answer is: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an
58. Mức hình phạt tù có thời hạn cao nhất cho hành vi xả khí thải gây ô nhiễm môi trường là bao nhiêu?
Select one:
a. 5 năm tù
b. 10 năm tù
c. 7 năm tù
d. 3 năm tù
Phản hồi
Vì: Theo Khoản 3 Điều 235 Bộ Luật hình sự 2015
Tham khảo: Chương V, mục II.
The correct answer is: 7 năm tù
59. Pháp luật quy định hoạt động thông tin về tình hình môi trường không khí thuộc mảng pháp luật nào sau đây?
Select one:
a. Pháp luật về hệ thông quy chuẩn kỹ thuận môi trường không khí
b. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí
c. Pháp luật về phòng, chống khắc phục ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng không khí
d. Pháp luật về hệ thống cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khi.
Phản hồi
Vì: Đây là một trong những hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng không khí.
Tham khảo: Chương V, mục II.
The correct answer is: Pháp luật về phòng, chống khắc phục ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng không khí
60. Tại sao giải quyết tranh chấp về môi trường bằng toà án thường là lựa chọn cuối cùng khi các phương thức giải quyết tranh chấp khác đã thất bại?
Select one:
a. Do không phải loại tranh chấp môi trường nào cũng thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của toà án
b. Do thời gian giải quyết tranh chấp bằng toà án có thể rất dài và khi bên gây ô nhiễm không tự nguyện thì việc thực hiện bản án, quyết định của toà án không đảm bảo hài hoà được lợi ích chung và lợi ích riêng của cộng đồng và các tổ chức, cá nhân
c. Do bản án, quyết định của toà án không có hiệu lực thực thi cao
d. Do việc chứng minh thiệt hại do ô nhiễm môi trường rất phức tạp và bản án, quyết định của toà án không có hiệu lực ràng buộc
Phản hồi
Vì:- Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nhà nước, nên nếu không thuộc thẩm quyền xét xử của toà án thì không còn cơ quan nào có thẩm quyền xét xử nữa- Các quyền định, bản án của toà án có hiệu lực bắt buộc, trường hợp bên phải thi hành không tự nguyện thực hiện thì sẽ bị cơ quan thi hành án cưỡng chế thực hiện theo yêu cầu của bên được thi hành bản án, quyết định.- Và do thủ tục tố tụng gồm nhiều bước bắt buộc phải thực hiện và bản án, quyết định có thể bị xét lại nên thời gian giải quyết tranh chấp tại toà án có thể kéo dài rất lâu; hơn nữa việc cưỡng chế thực hiện bản án, quyết định có thể sẽ không giải quyết được nhu cầu bảo vệ lợi ích của các bên bị xâm hại một cách nhanh chóng, kịp thời, hoặc cũng có thể do phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức mà bên phải thực hiện bản án không còn khả năng phục hồi môi trường, khắc phục ô nhiễm.
Tham khảo: Chương 13, mục 2 Giáo trình luật môi trường – Trường ĐH Luật Hà Nội.
The correct answer is: Do thời gian giải quyết tranh chấp bằng toà án có thể rất dài và khi bên gây ô nhiễm không tự nguyện thì việc thực hiện bản án, quyết định của toà án không đảm bảo hài hoà được lợi ích chung và lợi ích riêng của cộng đồng và các tổ chức, cá nhân
61. Nhận định nào sau đây là đúng?
Select one:
a. Phải đánh giá tác động môi trường nếu không phải là đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược
b. Sau khi đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư có thể còn phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép môi trường
c. Không thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường thì phải đăng ký môi trường
d. Sau khi đánh giá sơ bộ tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua, chủ dự án đầu tư không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Phản hồi
Vì:- Đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược là các chính sách, kế hoạch, quy hoạch mà không phải là các dự án đầu tư, trong khi đó, không phải dự án đầu tư nào cũng phải đánh giá tác động môi trường nên nhận định: “Phải đánh giá tác động môi trường nếu không phải là đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược” là sai.- Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường là dự án nhóm I và một số dự án nhóm II; còn đối tượng phải có giấy phép môi trường là các dự án nhóm I, II, III nếu có phát sinh nước thải, bụi, khí thải ra môi trường. Do đó, nhận định “Sau khi đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư có thể còn phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép môi trường” là đúng.- Dự án nhóm IV không phải đánh giá tác động môi trường, và cũng không phải có giấy phép môi trường, tuy nhiên theo Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nếu dự án nhóm IV không phát sinh chất thải thì cũng không phải đăng ký môi trường. Nên nhận định “Không thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường thì phải đăng ký môi trường” là sai.- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường được thực hiện đối với dự án đầu tư nhóm I cần có chấp thuận chủ trương đầu tư. Và khi chuẩn bị thực hiện dự án đó thì chủ dự án vẫn phải thực hiện đánh giá tác động môi trường vì nó là dự án đầu tư nhóm I. Vậy nhận định “Sau khi đánh giá sơ bộ tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua, chủ dự án đầu tư không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường” là sai.
Tham khảo: Chương IV, mục 4.1.
The correct answer is: Sau khi đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư có thể còn phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép môi trường
62. Báo cáo kiểm kê khí nhà kính được thực hiện bao nhiêu năm một lần?
Select one:
a. 3 năm
b. 5 năm
c. 2 năm
d. 4 năm
Phản hồi
Vì: Theo quy định của Khoản 3 Điều 91 Luật Bảo vệ Môi trường 2020
Tham khảo: Chương V, mục II.
The correct answer is: 2 năm
63. Chủ thể nào sau đây có trách nhiệm xây dựng báo cáo định kỳ kiểm kê khí nhà kính?
Select one:
a. Thủ tưởng Chính phủ
b. Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường
c. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
d. Cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải kiểm kê khí nhà kính
Phản hồi
Vì: Theo quy định của Khoản 3 Điều 91 Luật Bảo vệ Môi trường 2020
Tham khảo: Chương V, mục II.
The correct answer is: Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường
64. Trong trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn thì mức phạt tối đa có thể là bao nhiêu?
Select one:
a. 30.000.000 đồng
b. 40.000.000 đồng
c. 50.000.000 đồng
d. 60.000.000 đồng
Phản hồi
Vì: Xem Điểm a Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản
Tham khảo: Chương IX, mục II .
The correct answer is: 30.000.000 đồng
65. Nhận định nào không đúng về chủ rừng?
Select one:
a. Chủ rừng luôn là người sở hữu rừng
b. Chủ rừng có thể là chủ thể được Nhà nước gia rừng, cho thuê rừng
c. Chủ rừng được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng
d. Chủ rừng phải thực hiện nghĩa vụ phòng cháy và chữa cháy rừng
Phản hồi
Vì: Rừng tự nhiên là loại rừng thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Trong khi đó, theo Điều 2.9 Luật Lâm nghiệp 2017, chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng… Do vậy, chủ rừng đối với rừng tự nhiên không phải là người sở hữu rừng đó. Nên nhận định “chủ rừng luôn là người sở hữu rừng” là nhận định sai.
Tham khảo: Chương VII, mục II.
The correct answer is: Chủ rừng luôn là người sở hữu rừng
66. Có bao nhiêu cấp độ bảo vệ môi trường?
Select one:
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Phản hồi
Vì: Các cấp độ bảo vệ môi trường bao gồm: cá nhân, cộng đồng, địa phương, vùng, quốc gia, quốc tế.
Tham khảo: Chương I, mục II.
The correct answer is: 5
67. Phạt 8.000.0000 đồng dành cho hành vi nào sau đây?
Select one:
a. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường 1,4 lần với lượng nước thải nhỏ hơn 5m3/24h
b. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường 1,4 lần với lượng nước thải là 8m3/24h
c. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường 1,4 lần với lượng nước thải là 15m3/24h
d. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường 1,4 lần với lượng nước thải là 20m3/24h
Phản hồi
Vì: Căn cứ theo Điểm B, Khoản 2, Điều 19 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP
Tham khảo: Chương VI, mục II.
The correct answer is: Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường 1,4 lần với lượng nước thải là 8m3/24h
68. Kiểm soát ô nhiễm môi trường là gì?
Select one:
a. Là quá trình phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường
b. Là quá trình phòng ngừa, phát hiện và xử lý ô nhiễm môi trường
c. Là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm môi trường
d. Là quá trình dự báo, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm môi trường
Phản hồi
Vì:- Xem khái niệm kiểm soát ô nhiễm tại Điều 3. 22 Luật Bảo vệ môi trường 2020
Tham khảo: Chương II, mục 2.2 .
The correct answer is: Là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm môi trường
69. Hậu quả của việc khai thác nguồn thuỷ sản ngoài vùng biển Việt Nam là gì?
Select one:
a. Bị tạm ngừng sử dụng giấy phép khai thác thuỷ sản 5 năm
b. Bị chấm dứt hoạt động khai thác nguồn thuỷ sản vĩnh viễn.
c. Bị thu hồi giấy phép khai thác thuỷ sản
d. Bị tạm ngừng sử dụng giấy phép khai thác thuỷ sản trong thời gian hợp lý
Phản hồi
Vì: Khoản 5 Điều 50 Luật Thủy sản 2017, tổ chức, cá nhân sẽ bị thu hồi giấy phép nếu tổ chức khai thác nguồn thủy sản nằm ngoài vùng biển Việt Nam.
Tham khảo: Chương VI, mục 1, tiểu mục 2.1.
The correct answer is: Bị thu hồi giấy phép khai thác thuỷ sản
70. Khó khăn trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí bao gồm những trường hợp nào sau đây?
Select one:
a. Không khí không thuộc quyền khai thác hay sử dụng của chủ thể nào.
b. Lợi ích kinh tế của môi trường không khí không rõ ràng.
c. Ô nhiễm môi trường không khí thường mang tính toàn cầu.
d. Người dân chưa quan tâm tới tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ
Phản hồi
Vì: Xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường không khí mới là hoạt động nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí.
Tham khảo: Chương V, mục 1.2.
The correct answer is: Ô nhiễm môi trường không khí thường mang tính toàn cầu.
71. Mức tiền phạt cao nhất cho tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về kiểm soát ô nhiễm nước?
Select one:
a. 1 tỷ đồng
b. 2 tỷ đồng
c. Tuỳ thuộc quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.
d. Không giới hạn mức tối đa
Phản hồi
Vì: Theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Tham khảo: Chương VI, mục 1, tiểu mục 2.1.
The correct answer is: 2 tỷ đồng
72. Luật nào sau đây là không là nguồn của pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh
Select one:
a. Luật Bảo vệ môi trường 2020
b. Luật Thuỷ sản 2017
c. Luật Đất đai 2013
d. Không có đáp án đúng
Phản hồi
Vì: Tất cả các có liên quan về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh.
Tham khảo: Chương IX, mục II .
The correct answer is: Không có đáp án đúng
73. Các biểu hiện theo chiều hướng xấu của môi trường KHÔNG bao gồm?
Select one:
a. Khí hậu trái đất nóng lên
b. Sự suy giảm tầng Ô dôn
c. Sự gia tăng dân số
d. Sự suy giảm của nhiều loài thực vật
Phản hồi
Vì:Khí hậu trái đất nóng lên, sự suy giảm tầng ô dôn, sự suy giảm của nhiều loài thực vật đềulà biểu hiện xấu của môi trường.
Tham khảo: Chương I, mục I.
The correct answer is: Sự gia tăng dân số
74. Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện điều tra, đánh giá, xác định khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất?
Select one:
a. Bộ Tài nguyên và Môi trường
b. Uỷ ban nhân dân tỉnh
c. Sở Tài nguyên và Môi trường
d. Uỷ ban nhân dân tỉnh kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường
Phản hồi
Vì: Xem Điều 19.3 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Tham khảo: Chương VII, mục II.
The correct answer is: Uỷ ban nhân dân tỉnh
75. Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường là:
Select one:
a. Các dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III thuộc danh mục các dự án phải đánh giá tác động môi trường
b. Các dự án đầu tư nhóm I, trừ trường hợp pháp luật cho miễn đánh giá tác động môi trường
c. Mọi dự án đầu tư có phát sinh chất thải xả thải ra môi trường
d. Mọi dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Phản hồi
Vì: Theo quy định tại Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Tham khảo: Chương IV, mục 4.1.
The correct answer is: Các dự án đầu tư nhóm I, trừ trường hợp pháp luật cho miễn đánh giá tác động môi trường
76. Khái niệm nào sau đây lần đầu được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường 2020?
Select one:
a. Giấy phép môi trường
b. Đăng ký môi trường
c. Tiêu chuẩn môi trường
d. Giấy phép môi trường và đăng ký môi trường
Phản hồi
Vì: Cả giấy phép môi trường và đăng ký môi trường mới được bổ sung theo Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Tham khảo: Chương I, mục V.
The correct answer is: Giấy phép môi trường và đăng ký môi trường
77. Đâu là điểm thay đổi mới về chủ thể trong quan hệ pháp luật môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020
Select one:
a. Thêm mới quy định về cơ quan nhà nước
b. Bổ sung mới quy định về cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
c. Quy định rõ về cộng đồng dân cư
d. Bổ sung quy định về hợp tác xã
Phản hồi
Vì: Khí hậu trái đất nóng lên, sự suy giảm tầng ô dôn, sự suy giảm của nhiều loài thực vật đều là biểu hiện xấu của môi trường.
Tham khảo: Chương I, mục V.
The correct answer is: Quy định rõ về cộng đồng dân cư
78. Nguyên tắc phát triển bền vững trong pháp luật bảo vệ môi trường thể hiện tinh thần nào sau đây?
Select one:
a. Việc bảo vệ môi trường được coi là sự nghiệp của toàn dân
b. Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là một yếu tố cấu thành trong chiến lược, chính sách phát triển kinh tế.
c. Các quy định pháp luật về môi trường tập trung và đồng bộ
d. Việc bảo vệ môi trường được coi là sự nghiệp của toàn dân
Phản hồi
Vì: Phát triển bền vững theo quy định pháp luật là có nội dung như đáp án.
Tham khảo: Chương I, mục II.
The correct answer is: Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là một yếu tố cấu thành trong chiến lược, chính sách phát triển kinh tế.
79. Theo quy định của pháp luật, hoạt động nào sau đây không thuộc nghĩa vụ của nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm nguồn nước?
Select one:
a. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước
b. Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật về môi trường
c. Bảo vệ chất lượng, trữ lượng nguồn nước
d. Cấp, thu hồi giấy phép tài nguyên nước
Phản hồi
Vì: Đây là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước
Tham khảo: Chương VI, mục II.
The correct answer is: Bảo vệ chất lượng, trữ lượng nguồn nước
80. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là:
Select one:
a. Sự xuất hiện của sinh vật ngoại lai khiến hệ sinh thái bị phá vỡ
b. Sự biến mất của một loài trong hệ sinh thái gây ảnh hưởng xấu đến các sinh vật
c. Sự xuất hiện chất mới trong thành phần môi trường
d. Sự xuất hiện của nhân tố làm các thành phần môi trường bị biến đổi tính chất vật lý, hoá học, sinh học đến mức không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến các sinh vật
Phản hồi
Vì:- Sự xuất hiện của sinh vật ngoại lai khiến hệ sinh thái bị phá vỡ hay sự biến mất của một loài trong hệ sinh thái là các hiện tượng suy thoái môi trường, cụ thể là suy giảm đa dạng sinh học;- Sự xuất hiện của chất mới nhưng chưa đến mức vượt ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường và chưa gây biến đổi tính chất của thành phần môi trường và chưa gây ra ảnh hưởng xấu đến các sinh vật thì chưa phải là hiện tượng ô nhiễm.
Tham khảo: Chương II, mục 2.2 .
The correct answer is: Sự xuất hiện của nhân tố làm các thành phần môi trường bị biến đổi tính chất vật lý, hoá học, sinh học đến mức không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến các sinh vật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *