G-71JYJ3V6DC

Kế toán quản tri 1

1 Tháng Ba, 2022
admin
Please follow and like us:

Đề cương trắc nghiệm Kế toán quản trị 1 Neu E-learning

Bản đầy đủ xem tại đây

Điều nào sau sau đây không phải là bản chất của Kế toán quản trị?
Select one:
a. Thông tin KTQT chủ yếu cung cấp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hanh hoạt động kinh doanh
b. Thông tin KTQT được cụ thể hóa trong các chức năng cơ bản của KTQT
c. Thông tin KTQT phải được phát triển phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung hoặc các quy định về thuế thu nhập
d. Kế toán quản trị (KTQT) là 1 bộ phận cấu thành của kế toán nói chung
Phương án đúng là: Thông tin KTQT phải được phát triển phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung hoặc các quy định về thuế thu nhập. Vì Thông tin kế toán quản trị chỉ có ý nghĩa trong nội bộ DN nên không có tính pháp lý và không cần tuân theo chuẩn mực. Tham khảo Chương 1, mục I4, GT, tr 27 Text
The correct answer is: Thông tin KTQT phải được phát triển phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung hoặc các quy định về thuế thu nhập
Tại 1 công ty có khoản mục chi phí sản xuất chung (CPSXC) biến động qua các tháng theo số giờ máy hoạt động. Mức cao nhất Tổng CPSXC là 32.000.000 /6000 giờ máy Mức thấp nhất Tổng CPSXC là 36.000.000 / 8.500 giờ máy Chi tiết CPSXC của Công ty ở mức hoạt động thấp nhất như sau: Chi phí dụng cụ sản xuất 8.100.000 (biến phí) Thuê nhà xưởng và lương quản lý phân xưởng 12.800.000 (định phí) Dịch vụ mua ngoài 11.100.000 (chi phí hỗn hợp) Xây dựng công thức dự đoán chi phí dịch vụ mua ngoài?
Select one:
a. Y= 22.400.000 + 250 X
b. Y=12.000.000 + 520 X
c. Tất cả các phương án đều sai
d. Y=9.600.000 + 250 X
Phương án đúng là: Y = 9.600.000 + 250 X Vì: Biến phí đơn vị sản xuất chung là: (36.000.000 – 32.000.000)/(8.500 – 6.000 = 1.600 Định phí sản xuất chung là: 36.000.000 – 1.600 * 8.500 = 22.400.000 Định phí dịch vụ mua ngoài là: 22.400.000 – 12.800.000 = 9.600.000 Tổng biến phí đơn vị dịch vụ mua ngoài ở mức hoạt động thấp là: 11.100.000 – 96.600.000 = 1.500.000 Biến phí đơn vị dịch vụ mua ngoài là: 1.500.000 / 6000 = 250 Vậy công thức dự đoán chi phí dịch vụ mua ngoài là: Y = 9.600.000 + 250 X Tham khảo Chương 2, tr64 Text
The correct answer is: Y=9.600.000 + 250 X
Khi xác định sản lượng tương đương theo phương pháp bình quân cả kỳ có thể không sử dụng thông tin nào dưới đây?
Select one:
a. Sản lượng dở dang cuối kỳ
b. Sản lượng dở dang đầu kỳ
c. Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang
d. Sản lượng hoàn thành trong kỳ
Phương án đúng là: Sản lượng dở dang đầu kỳ. Vì theo phương pháp bình quân, khối lượng dở dang đầu kỳ được xem luôn hoàn thành trong kỳ hiện hành nên không cần quy đổi. Do đó, không dùng đến chỉ tiêu này khi lập Báo cáo sản xuất. Tham khảo chương 3, 3.3, tr 122 Text
The correct answer is: Sản lượng dở dang đầu kỳ
Doanh nghiệp nào dưới đây nên chọn phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất?
Select one:
a. Công ty Tư vấn kiểm toán và tư vấn tài chính
b. Công ty tổ chức sự kiện
c. Công ty tư vấn thiết kế xây dựng
d. Công ty sản xuất phân bón
Phương án đúng là: Công ty sản xuất phân bón. Vì Trong các doanh nghiệp trên, doanh nghiệp kinh doanh Phân bón là mặt hàng sản xuất đại trà, vậy nên dùng phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất. Tham khảo chương 3, 1., tr 105 Text
The correct answer is: Công ty sản xuất phân bón
Nội dung của Báo cáo sản xuất không bao gồm điều nào dưới đây?
Select one:
a. Đối chiếu chi phí sản xuất
b. Kê khai sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm tương đương
c. Tổng hợp chi phí sản xuất và chi phí bình quân đơn vị sản phẩm tương đương
d. Giá vốn sản phẩm tiêu thụ
Phương án đúng là: Giá vốn sản phẩm tiêu thụ. Vì Thông tin về giá vốn là thông tin liên quan đến khâu tiêu thụ để tính ra lợi nhuận, do đó Báo cáo sản xuất không đề cập đến. Tham khảo chương 3, 3.3, tr122 Text
The correct answer is: Giá vốn sản phẩm tiêu thụ
Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm sẽ giảm khi?
Select one:
a. Giá bán đơn vị sản phẩm tăng.
b. Biến phí đơn vị sản phẩm tăng
c. Sản lượng tiêu thụ giảm.
d. Sản lượng tiêu thụ tăng.
Phương án đúng là: Biến phí đơn vị sản phẩm tăng. Vì Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = Giá bán đơn vị sản phẩm – biến phí đơn vị sản phẩm. Tham khảo Chương 4, mục 4.2.1. Lợi nhuận góp (GT, Tr.129) Text
The correct answer is: Biến phí đơn vị sản phẩm tăng
Đường biểu diễn tổng chi phí trong đồ thị điểm hòa vốn là đường thẳng
Select one:
a. Song song với trục số tiền
b. Song song với đường chi phí cố định
c. Song song với đường chi phí biến đổi
d. Song song với trục sản lượng
Phương án đúng là: Song song với đường chi phí biến đổi. Vì Tổng chi phí = CPCĐ + CPBĐ Trong đó: CPCĐ không thay đổi theo sản lượng và CPBĐ tỷ lệ thuận với sản lượng tiêu thụ. Tham khảo: mục 4.3.1 (tr 134-148, GT)
The correct answer is: Song song với đường chi phí biến đổi
Cơ cấu chi phí là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa?
Select one:
a. Cả A, B, C đều đúng
b. Tổng biến phí so với tổng chi phí
c. Tổng biến phí và tổng định phí
d. Tổng định phí so với tổng chi phí
Phương án đúng là: Cả A, B, C đều đúng. Vì Khái niệm cơ cấu chi phí bao gồm cả A, B, C. Tham khảo Chương 4, mục 4.4.1. Cơ cấu chi phí (Gt, tr.150) Text
The correct answer is: Cả A, B, C đều đúng
Định mức tiêu hao NVL là 1,8 m2; sản lượng sản xuất là 10.000 sản phẩm và tỷ lệ dự trữ NVL là 20% nhu cầu cho sản xuất trong kỳ thì lượng NVL cần mua sẽ là bao nhiêu? Biết đầu kỳ có 1.500 m2
Select one:
a. 3.600 m2
b. 1.500 m2
c. 20.100 m2
d. 18.000 m2
Phương án đúng là: 20.100 m2. Vì lượng NVL cần mua = Nguyên vật liệu cho SX + Tồn cuối kỳ – Tồn đầu kỳ Và Nguyên vật liệu cho SX = Định mức tiêu hao NVL x Sản lượng sản xuất. Tham khảo mục 5.3.3 (tr184, GT)
The correct answer is: 20.100 m2
Định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm?
Select one:
a. Định mức lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép trong sản xuất
b. Định mức lượng nguyên vật liệu hư hỏng cho phép
c. Bao gồm tất cả các định mức trên
d. Định mức nguyên vật liệu kết tinh trong sản phẩm.
Phương án đúng là: Bao gồm tất cả các định mức trên. Vì Định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh lượng nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao để sản xuất một sản phẩm, bao gồm: lượng NVL tiêu hao cơ bản trong sản xuất, lượng NVL hao hụt cho phép và lượng NVL của sản phẩm hỏng trong định mức. Tham khảo Chương 5, mục 5.2.3.1. Định mức chi phí NVL trực tiếp (GT, Tr.173) Text
The correct answer is: Bao gồm tất cả các định mức trên
Dự toán linh hoạt có vai trò quan trọng hơn dự toán tĩnh trên các khía cạnh?
Select one:
a. Công tác kế hoạch hóa
b. Cả A, B, C
c. Hoạt động kiểm soát chi phí
d. Công tác dự báo lợi nhuận
Phương án đúng là: Hoạt động kiểm soát chi phí.
Vì Dự toán tĩnh thường lập với một mức độ hoạt động dự toán khác với mức độ hoạt động thực tế, còn dự toán linh hoạt được lập với cùng mức độ hoạt động với thực tế nên việc so sánh chi phí thực tế so với chi phí dự toán có ý nghĩa hơn.
Trong điều kiện khác không thay đổi, biến động tăng định mức lượng lao động góp phần?
Select one:
a. Tăng chi phí sản xuất.
b. Tăng giá thành đơn vị.
c. Tất cả các trường hợp trên.
d. Tăng chi phí nhân công trực tiếp mỗi sản phẩm.
Phương án đúng là: Tất cả các trường hợp trên.
Vì Tăng định mức lượng lao động sẽ tăng chi phí nhân công trực tiếp mỗi sản phẩm, dẫn đến tăng giá thành đơn vị và tăng chi phí sản xuất.
Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là?
Select one:
a. Chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh với chi phí nguyên vật liệu dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế.
b. Chênh lệch giữa định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh với định mức chi phí nguyên vật liệu dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế.
c. Chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh với chi phí nguyên vật liệu dự toán cho khối lượng sản xuất dự toán.
d. Chênh lệch giữa định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh với định mức chi phí nguyên vật liệu dự toán cho khối lượng sản xuất dự toán.
Phương án đúng là: Chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh với chi phí nguyên vật liệu dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế. Vì Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh với chi phí nguyên vật liệu dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế. Tham khảo Chương 6, mục 6.2.1. Phân tích biến động chi phí NVL trực tiếp (GT, trang 204) Text. The correct answer is: Chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh với chi phí nguyên vật liệu dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế.
The correct answer is: Chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh với chi phí nguyên vật liệu dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế.
Hãy xác định ảnh hưởng của biến động lượng vải sử dụng tới biến động chi phí vật liệu tại công ty Như Mai trong tháng 7, biết: để sản xuất 5.000 bộ đồng phục. công ty dự kiến sử dụng 9.000m vải với tổng chi phí là 540.000.000đ. Tuy nhiên, số lượng vải thực tế sử dụng nhiều hơn dự kiến là 100m với chi phí phát sinh thêm là 4.180.000 đ
Select one:
a. – 1.820.000 (T)
b. – 1.800.000 (T)
c. + 4.180.000 (X)
d. + 6.000.000 (X)
Phương án đúng là: + 6.000.000 (X). Vì: đơn giá định mức là 540.000.000/9.000 = 60.000
Biến động lượng vải sử dụng: 100 x 60.000 = 6.000.000
Nội dung báo cáo kế toán quản trị do ai nào quy định?
Select one:
a. Nhà quản trị DN quy định
b. Kết hợp các yêu cầu trên
c. Bộ Tài chính quy định
d. Do Luật kinh tế quy định
Phương án đúng là: Kết hợp các yêu cầu trên. Vì Báo cáo quản trị linh hoạt về cả số lượng, hình thức, mẫu biểu, quy cách và thời gian lập; tùy thuộc yêu cầu thu nhận thông tin của các cấp quản lý và điểm hoạt động kinh doanh cụ thể của DN. Thêm vào đó. 3 Tham khảo Chương 1, mục I.4; Tr 30 Text
The correct answer is: Kết hợp các yêu cầu trên
Kế toán quản trị áp dụng trong các tổ chức DN nào dưới đây?
Select one:
a. Các cơ quan quản lý chức năng
b. Tất cả các tổ chức trên
c. Các doanh nghiệp
d. Các tổ chức từ thiện, hội nghề nghiệp
Phương án đúng là: Tất cả các tổ chức trên Vì Dù DN hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận thì nhà quản trị DN đều cần các thông tin để ra quyết định sao cho tổ chức mình hoạt động có hiệu quả nhất. Tham khảo Chương 1, mục 1.1, Tr 14 Text
The correct answer is: Tất cả các tổ chức trên
Thông tin Kế toán quản trị giúp các nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị thông qua các công việc gì?
Select one:
a. Tổ chức thực hiện
b. Lập kế hoạch (KH)
c. Kiểm tra và đánh giá
d. Lập KH, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá; ra quyết định
Phương án đúng là: Lập KH, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá; ra quyết định. Vì Nhiệm vụ của bất kỳ nhà quản trị nào trong bất kỳ loại hình DN nào cũng đều bao gồm các chức năng: Lập KH, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá; ra quyết định. Tham khảo Chương 1, mục I.2. Thông tin Kế toán quản trị với chức năng quản lý trong DN (GT, Tr19) Text
The correct answer is: Lập KH, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá; ra quyết định
Chi phí trực tiếp có đặc điểm nào dưới
Select one:
a. Mức phí được ghi nhận không chính xác cho từng đối tượng
b. Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công
c. Chi phí liên quan đến cấu tạo vật chất sản phẩm
d. Mức phí được ghi nhận chính xác cho từng đối tượng
Phương án đúng là: Mức phí được ghi nhận chính xác cho từng đối tượng. Vì Chi phí trực tiếp là các khoản chi phí mà kế toán có thể tập hợp thảng cho từng đối tượng chịu chi phí. Tham khảo Chương 2, 2.6, tr 76 Text. The correct answer is: Mức phí được ghi nhận chính xác cho từng đối tượng
The correct answer is:  Mức phí được ghi nhận chính xác cho từng đối tượng
Khi áp dụng phương pháp xác định chi phí theo đơn hàng, kế toán sử dụng chứng từ gì để tổng hợp chi phí?
Select one:
a. Hợp đồng giao khoán
b. Phiếu xuất kho
c. Hóa đơn mua dịch vụ
d. Phiếu theo dõi chi phí theo công việc
Phương án đúng là: Phiếu theo dõi chi phí theo công việc. Vì Đối tượng tập hợp chi phí là từng công việc (đơn hàng, sản phẩm) nên kế toán cần tổng hợp tất cả các khoản chi phí phát sinh liêu quan đến công việc trong 1 Phiếu – Phiếu theo dõi chi phí theo công việc. Tham khảo Chương 3, 3.1, tr 94 Text
The correct answer is: Phiếu theo dõi chi phí theo công việc
Phân xưởng 1 có 1000 sản phẩm dở dang cuối kỳ, tỷ lệ hoàn thành là 30%. Cho biết số sản phẩm tiếp tục phải thực hiện ở kỳ sau là bao nhiêu?
Select one:
a. 1.300 sản phẩm
b. 1.000 sản phẩm
c. 700 sản phẩm
d. 300 sản phẩm
Phương án đúng là: 700 sản phẩm. Vì: 1000 sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi ra số sản phẩm hoàn thành là: 1.000 * 30% = 300 sản phẩm. Vậy số sản phẩm phải tiếp tục hoàn thành ở kỳ sau là: 1.000 – 300 = 700 (SP). Tham khảo Chương 3, 3.3, tr 124 Text
The correct answer is: 700 sản phẩm
Khi áp dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc, đối tượng tập hợp chi phí thường là đối tượng nào?
Select one:
a. Khoản mục chi phí sản xuất
b. Sản phẩm sản xuất
c. Phân xưởng sản xuất
d. Dây chuyền sản xuất
Phương án đúng là: Sản phẩm sản xuất. Phương pháp này áp dụng vứi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm theo đơn đặt hàng của mỗi khách khác nhau, không phải sản phẩm đại trà. Tham khảo Chương 3, 3.1, tr 92 Text
The correct answer is: Sản phẩm sản xuất
Khi tổng hợp chi phí sản xuât theo phương pháp bình quân cả kỳ, không cần xác định chỉ tiêu nào trong số các chỉ tiêu sau:
Select one:
a. Không có đáp án nào phù hợp
b. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
c. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
d. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Phương án đúng là: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Vì: theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ đã được qui đổi về sản phẩm tương đương
Tham khảo mục 3.3.2 (tr 113 – 125, GT)
Khi lập Báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân cả kỳ, đặc điểm của sản lượng chuyển đi là :
Select one:
a. Có nguồn gốc từ sản lượng dở dang cuối kỳ
b. Không phân biệt nguồn gốc
c. Có nguồn gốc từ sản lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn tất trong kỳ
d. Có nguồn gốc từ sản lượng dở dang đầu kỳ
Phương án đúng là: Không phân biệt nguồn gốc. Vì: đặc điểm của phương pháp bình quân cả kỳ. Tham khảo mục 3.3.2 (tr 113 – 125, GT)
The correct answer is: Không phân biệt nguồn gốc
Độ lớn đòn bẩy hoạt động cho biết mức độ thay đổi của?
Select one:
a. Lợi nhuận thuần khi doanh thu tiêu thụ thay đổi.
b. Chi phí cố định khi doanh thu tiêu thụ thay đổi.
c. Lợi nhuận góp khi doanh thu tiêu thụ thay đổi.
d. Chi phí cố định khi doanh thu tiêu thụ thay đổi.
Phương án đúng là: Lợi nhuận thuần khi doanh thu tiêu thụ thay đổi.Vì Độ lớn đòn bẩy hoạt động là tỷ số giữa tốc độ tăng giảm của lợi nhuận so với tốc độ tăng giảm của doanh thu. Tham khảo Chương 4, mục 4.4.2. Độ lớn đòn bẩy hoạt động (GT, Tr.152) Text
The correct answer is: Lợi nhuận thuần khi doanh thu tiêu thụ thay đổi.
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận được dựa theo giả thiết?
Select one:
a. Các yếu tố khác như năng suất lao động, máy móc thiết bị, giá trị tiền,… cố định
b. Mối quan hệ chi phí – sản lượng – doanh thu – lợi nhuận là quan hệ tuyến tính trong phạm vi phù hợp.
c. Kết cấu tiêu thụ, sản xuất không thay đổi
d. Tất cả các giả thiết trên
Phương án đúng là: Tất cả các giả thiết trên. Vì Nếu cả 3 giả thiết A, B, C không có thì việc áp dụng tính toán các công thức không chính xác. Tham khảo Chương 4, mục 4.6. Điều kiện áp dụng cho phân tích C-V-P (GT, Tr.161) Text
The correct answer is: Tất cả các giả thiết trên
Tổng lợi nhuận góp của doanh nghiệp được tính bằng cách?
Select one:
a. Doanh thu trừ biến phí
b. Chi phí cố định trừ chi phí biến đổi.
c. Doanh thu trừ chi phí cố định.
d. Doanh thu chia chi phí cố định.
Phương án đúng là: Doanh thu trừ biến phí. Vì Lợi nhuận góp là chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và chi phí biến đổi. Tham khảo Chương 4, mục 4.2.1. Lợi nhuận góp (GT, Tr.129) Text
The correct answer is: Doanh thu trừ biến phí
Doanh thu hòa vốn thay đổi khi thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ vì?
Select one:
a. Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân thay đổi
b. Tổng biến phí thay đổi
c. Tổng doanh thu thay đổi
d. Tổng định phí thay đổi
Phương án đúng là: Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân thay đổi. Vì DTHV = Định phí/Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân. Tỷ lệ LN góp bình quân = ∑ (Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ x lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm). Tham khảo Chương 4, mục 4.3.1.Khái niệm, điều kiện và nội dung phân tích điểm hòa vốn (GT, Tr.142, 144) Text
The correct answer is: Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân thay đổi
Định mức lý tưởng là định mức được xây dựng dựa trên?
Select one:
a. Điều kiện sản xuất hoàn hảo nhất.
b. Giả định công nhân chỉ nhận lương tối thiểu.
c. Giả định công nhân làm việc 24 giờ/ngày.
d. Điều kiện sản xuất thực tế của doanh nghiệp.
Phương án đúng là: Điều kiện sản xuất hoàn hảo nhất. Vì Định mức lý tưởng là định mức dựa trên điều kiện hoàn hảo nhất của doanh nghiệp: máy móc không hỏng, công nhân không ốm, nguyên vật liệu không thiếu,… Tham khảo Chương 5, mục 5.2.1. Khái niệm định mức chi phí (GT, trang 170-171) Text
The correct answer is: Điều kiện sản xuất hoàn hảo nhất.
Dự toán không áp đặt có ưu điểm là?
Select one:
a. Tránh được việc nguồn lực bị lãng phí.
b. Tính khả thi của dự toán cao.
c. Tính thống nhất dự toán cao.
d. Thời gian lập dự toán ngắn.
Phương án đúng là: Tính khả thi của dự toán cao. Vì Dự toán này được xây dựng từ cấp cơ sở, sau đó cấp cao nhất tổng hợp và điều chỉnh chỉ tiêu dự án xuống các cấp cơ sở, do đó dự toán này mang tính thực tế cao do được lập từ cấp cơ sở dẫn đến tính khả thi của dự án lớn. Tham khảo Chương 5, mục 5.1.3. Trình tự xây dựng dự toán (GT, trang 167) Text
The correct answer is: Tính khả thi của dự toán cao.
Nhu cầu sản xuất trong kỳ?
Select one:
a. 1000 sản phẩm
b. Số khác
c. 1100 sản phẩm
d. 900 sản phẩm
Phương án đúng là: 1100 sản phẩm. Vì Nhu cầu sản xuất trong kỳ: 1000 + 300 – 1000 x 20% = 1100 sản phẩm. Tham khảo Chương 5, mục 5.3.2. Dự toán sản xuất (GT, trang 182-183) Text
The correct answer is: 1100 sản phẩm
Công ty Hằng Nga sản xuất và tiêu thụ dự kiến 2000 sản phẩm A. Đơn giá định mức là 33.000đ/SP, thực tế công ty sản xuất và tiêu thụ 2500 sản phẩm với giá bán thực tế 30.000đ/sp. Biến động đơn giá là bao nhiêu?
Select one:
a. +7.500.000đ
b. -7.500.000đ
c. Số khác
d. -75.000.000
Phương án đúng là: -7.500.000đ. Vì Biến động đơn giá: (30.000 – 33.000) x 2500 = -7.500.000đ. Tham khảo Chương 6, mục 6.3. Phân tích biến động tiêu thụ (GT, tr.215-216) Text
The correct answer is: -7.500.000đ
Công ty Hùng Thắng sản xuất 2000 sản phẩm A. Định mức nhân công là 3h/sp. Đơn giá định mức là 35.000đ/giờ, thực tế công ty trả 30.000đ/giờ. Số giờ nhân công thực tế sử dụng là 7.000 giờ. Biến động năng suất lao động là bao nhiêu?
Select one:
a. +35.000.000đ
b. Số khác
c. +3.500.000đ
d. -35.000.000
Phương án đúng là: +35.000.000đ Vì Biến động năng suất lao động: (7000 – 2000 x 3) x 35.000 = +35.000.000đ Tham khảo Chương 6, mục 6.2.2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp (GT, tr.206-207) Text
The correct answer is: +35.000.000đ
Kế toán quản trị và kế toán tài chính có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Select one:
a. KTQT Độc lập với Kế toán tài chính
b. Tất cả các trường hợp trên
c. KTQT là 1 bộ phận của Kế toán tài chính
d. Liên kết với kế toán tài chính
Phương án đúng là: Liên kết với Kế toán tài chính. Vì Bản chất và chức năng của Kế toán quản trị và Kế toán tài chính rất khác nhau, chúng là 2 bộ phận tạo nên hệ thống kế toán chung. Tuy nhiên cả 2 loại kế toán này đều đề cập đến các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp, đề dựa trên hệ thống chứng từ ban đầu và đều chọi trách nhiệm trước các nhà quản lý nên chúng có liên kết với nhau để kiểm tra và nâng cao độ tin cậy của các thông tin cung cấp. Tham khảo Chương 1, mục 1.4, tr 27 Text
The correct answer is: Liên kết với kế toán tài chính
Một trong những đặc điểm của hệ thống báo cáo KTQT là:
Select one:
a. Các báo cáo có tính lịch sử
b. Các báo cáo tổng hợp có phạm vi toàn bộ tổ chứ
c. Các báo cáo dành cho đối tượng sử dụng là cổ đông, chủ nợ và cơ quan thuế.
d. Các báo cáo không mang tính pháp lệnh
Phương án đúng là: Các báo cáo không mang tính pháp lệnh. Vì đây là đặc điểm của kế toán quản trị. Tham khảo mục 1.1.2 (tr 6- 10, GT
The correct answer is: Các báo cáo không mang tính pháp lệnh
Đặc điểm nào dưới đây là của thông tin KTQT?
Select one:
a. Tuân thủ những điều khoản của luật kế toán
b. Tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chung
c. Tuân thủ những điều khoản quy định của luật kinh tế
d. Không cần thiết tuân thủ tất cả những yêu cầu trên
Phương án đúng là: Không cần thiết tuân thủ tất cả những yêu cầu trên. Vì Thông tin kế toán quản trị chỉ có ý nghĩa trong nội bộ DN nên không cần thiết phải tuân theo Luật kinh tế, Luật kế toán hay những chuẩn mực kế toán chung. Tham khảo Chương 1, mục I4, GT, tr 27 Text
The correct answer is: Không cần thiết tuân thủ tất cả những yêu cầu trên
Những đặc điểm nào sau đây thể hiện đặc diểm của chi phí sản phẩm?
Select one:
a. Chi phí phát sinh trong kỳ thường lớn hơn phần chi phí được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh
b. Thời kỳ phát sinh chi phí cũng là thời kỳ ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh
c. Tất cả các câu trên đều đúng
d. Thời kỳ phát sinh thường có sự khác biệt với thời kỳ ghi nhận chi phí trên báo cáo tài chính
Phương án đúng là: Thời kỳ phát sinh thường có sự khác biệt với thời kỳ ghi nhận chi phí trên báo cáo tài chính. Vì Chi phí sản phẩm là các khoản chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất hoặc thu mua trong kỳ. Sự phát sinh và bù đắp chi phí sản phẩm trải qua nhiều kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau. Tham khảo Chương 2, 2.5, tr 73 Text
The correct answer is: Thời kỳ phát sinh thường có sự khác biệt với thời kỳ ghi nhận chi phí trên báo cáo tài chính
Trong các khoản chi phí dưới đây, đâu là khoản chi phí biến đối?
Select one:
a. Tiền thuê quầy hàng trong trung tâm thương mại
b. Chi phí lương cho trưởng phòng kế hoạch
c. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị
d. Chi phí dọn vệ sinh sau mỗi buổi chiếu phim
Phương án đúng là: Chi phí dọn vệ sinh sau mỗi buổi chiếu phim. Vì Chi phí khấu hao, tiền thuê quầy hàng và lương trưởng phòng đều là định phí. Còn khoản dọn vệ sinh là biến phí vì số lần dọn vệ sinh tỷ lệ với buổi chiếu phim.Chiếu phim nhiều thì chi phí dọn vệ sinh tăng lên và ngược lại. Tham khảo Chương 2, mục 2.5, tr 73 Text
The correct answer is: Chi phí dọn vệ sinh sau mỗi buổi chiếu phim
Chi phí biến đổi (biến phí) có đặc điểm gì?
Select one:
a. Tất cả các đặc điểm trên
b. Tổng biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi
c. Biến phí đơn vị sản phẩm không thay đổi khi khi sản lượng tăng trong phạm vi giới hạn phù hợp
d. Biến phí bằng 0 khi doanh nghiệp ngừng hoạt động
Phương án đúng là: Tất cả các đặc điểm trên. Vì Biến phí là khoản chi phí tỷ lệ với mức độ hoạt động, vì vậy mức độ hoạt động tăng thì tổng biến phí sẽ tăng;. Tuy nhiên, biến phí tính trên 1 đơn vị sản phẩm thì vẫn không đổi.Tham khảo Chương 2, tr 58 Text
The correct answer is: Tất cả các đặc điểm trên
Xác định tổng chi phí sản xuất trong kỳ của Công ty
Select one:
a. 152.000 nghìn đồng
b. 130.000 nghìn đồng
c. 163.000 nghìn đồng
d. 125.000 nghìn đồng
Phương án đúng là:152.000 nghìn đồng. Vì:
Tập hợp chi phí phát sinh:
Phân xưởng A có 2000 sản phẩm dở dang đầu kỳ đã hoàn thành 80% ở kỳ trước. Cho biết sản lượng tương đương của số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ này là bao nhiêu?
Select one:
a. 160 sản phẩm
b. 400 sản phẩm
c. 320 sản phẩm
d. 2.000 sản phẩm
Phương án đúng là: 400 sản phẩm. Vì sản lượng tương đương của số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ này là: 2.000 (100% – 80%) = 400 sản phẩm. Tham khảo Chương 3, 3.3, tr 124 Text
The correct answer is: 400 sản phẩm
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là nghiên cứu sự tác động của các nhân tố sau đến lợi nhuận?
Select one:
a. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, biến phí, định phí
b. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, biến phí, định phí và kết cấu hàng bán.
c. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá thành, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
d. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, biến phí, định phí
Phương án đúng là: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, biến phí, định phí và kết cấu hàng bán. Tham khảo Chương 4, mục 4.5. Phân tích quan hệ C-V-P để ra quyết định kinh doanh (GT, Tr.155) Text
The correct answer is: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, biến phí, định phí và kết cấu hàng bán.
Độ lớn đòn bẩy hoạt động được xác định theo công thức?
Select one:
a. Tổng lợi nhuận góp/Lợi nhuận thuần.
b. Tốc độ tăng giảm của lợi nhuận so với tốc độ tăng giảm của doanh thu
c. Tổng Chi phí cố định/Lợi nhuận góp đơn vị.
d. Cả B và C đều đúng
Phương án đúng là: Tổng lợi nhuận góp/Lợi nhuận thuần hoặc Tốc độ tăng giảm của lợi nhuận so với tốc độ tăng giảm của doanh thu. Vì Độ lớn đòn bẩy hoạt động là tỷ số giữa tổng lợi nhuận góp và lợi nhuận thuần của doanh nghiệp hoặc giữa tốc độ tăng giảm của lợi nhuận so với tốc độ tăng giảm của doanh thu. Tham khảo Chương 4, mục 4.4.2. Độ lớn đòn bẩy hoạt động (GT, Tr.152) Text
The correct answer is: Cả B và C đều đúng
Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm được xác định bằng cách?
Select one:
a. Giá bán trừ chi phí cố định bình quân một sản phẩm.
b. Giá bán trừ chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm
c. Doanh thu chia tổng chi phí biến đổi.
d. Chi phí cố định chia giá bán.
Phương án đúng là: Giá bán trừ chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm. Vì Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm là phần chênh lệch giữa giá bán đơn vị sản phẩm sau khi trừ đi biến phí đơn vị. Tham khảo Chương 4, mục 4.2.1. Lợi nhuận góp (GT, Tr.129) Text
The correct answer is: Giá bán trừ chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm
Sản phẩm có độ lớn đòn bẩy hoạt động lớn hơn, khi tăng doanh thu cùng tốc độ?
Select one:
a. Mức tăng lợi nhuận nhanh hơn
b. Tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn
c. Tốc độ tăng lợi nhuận góp nhanh hơn
d. Mức tăng lợi nhuận góp nhanh hơn.
Phương án đúng là: Tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn. Vì Độ lớn đòn bẩy hoạt động là tỷ số giữa tốc độ tăng giảm của lợi nhuận so với tốc độ tăng giảm của doanh thu. Tham khảo Chương 4, mục 4.4.2. Độ lớn đòn bẩy hoạt động (GT, Tr.152) Text
The correct answer is: Tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn
Lượng NVL cần mua là 21.000 m2 và đơn giá NVL là 25.000 đ/m2. Nếu phải trả đầu kỳ là 50 triệu và tiền hàng được thanh toán chậm 60% thì số tiền doanh nghiệp chi mua NVL là:
Select one:
a. 260 triệu đồng
b. 365 triệu đồng
c. 210 triệu đồng
d. 315 triệu đồng
Phương án đúng là: 260 triệu đồng. Vì chi mua NVL = thanh toán nợ đầu kỳ + thanh toán ngay trong kỳ. Tham khảo mục 5.3.2 (tr182-184, GT)
The correct answer is: 260 triệu đồng
Cơ sở để xây dựng dự toán không bao gồm
Select one:
a. Các chính sách kinh tế vĩ mô.
b. Định mức chi phí.
c. Cảm hứng của nhà quản lý.
d. Giá cả thị trường.
Phương án đúng là: Cảm hứng của nhà quản lý. Vì Dự toán này được xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học chứ không dựa trên cảm hứng của nhà quản trị. Tham khảo Chương 5, mục 5.1.2. Cơ sở khoa học xây dựng dự toán (GT, trang 166-167) Text
The correct answer is: Cảm hứng của nhà quản lý.
Định mức giá nhân công trực tiếp bao gồm?
Select one:
a. Bao gồm tất cả các khoản trên.
b. Định mức các khoản trích theo chế độ lao động và tiền lương của công nhân trực tiếp.
c. Định mức lương chính công nhân trực tiếp
d. Định mức lương phụ và phụ cấp công nhân trực tiếp
Phương án đúng là: Bao gồm tất cả các định mức trên. Vì Định mức giá nhân công trực tiếp là chi phí nhân công trực tiếp cho một đơn vị thời gian của doanh nghiệp. Định mức giá bao gồm lương chính, phụ, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định. Tham khảo Chương 5, mục 5.2.3.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp (GT, Tr.175) Text
The correct answer is: Bao gồm tất cả các khoản trên.
Dự toán giá vốn hàng bán được lập căn cứ vào?
Select one:
a. Cả A và B
b. Dự toán tiêu thụ
c. Dự toán mua hàng
d. Định mức chi phí sản xuất đã xây dựng
Phương án đúng là: Cả A và B. Vì Giá vốn hàng bán bằng số lượng hàng bán nhân với chi phí sản xuất đơn vị. Tham khảo Chương 5, mục 5.3.7. Dự toán giá vốn hàng bán (GT, trang 190) Text
The correct answer is: Cả A và B
Trong tháng 7, công ty TNHH Như Mai sản xuất 5.000 bộ đồng phục. Theo dự kiến, định mức vật liệu để sản xuất lô sản phẩm này là 1,8m/bộ với tổng chi phí là 540.000.000đ. Tuy nhiên, số lượng vải thực tế sử dụng nhiều hơn dự kiến là 100m với chi phí phát sinh thêm là 4.180.000 đ. Hãy xác định ảnh hưởng của biến động giá vải tới biến động chi phí vật liệu tại công ty
Select one:
a. – 1.820.000 (T)
b. – 1.800.000 (T)
c. + 6.000.000 (X)
d. + 4.180.000 (X)
Phương án đúng là: – 1.820.000 (T). Vì: đơn giá định mức là 540.000.000/(5.000×1,8) = 60.000. Đơn giá thực tế: 544.180.000/9.100 = 59.800. Biến động giá: (59.800 – 60.000) x 9.100 = -1.820.000. Tham khảo: mục 6.2.1.(tr 204- 206, GT)
The correct answer is: – 1.820.000 (T)
Công ty Nam Anh dùng một loại nguyên vật liệu để sản xuất có đơn giá định mức định mức là 70.000đ/m. trong tháng 9 công ty mua và sử dụng 1.000m với giá mua thực tế 75.000đ/m. Định mức lượng của sản phẩm là 2m/sp. Trong tháng 9 công ty sản xuất 400 sản phẩm. Biến động giá NVL trong tháng 9 của công ty là?
Select one:
a. -4.000.000đ
b. Số khác
c. + 5.000.000đ
d. +500.000đ
Phương án đúng là: 5.000.000đ. Vì Biến động giá NVL 1.000 x (75.000 -70.000) = +5.000.000đ Tham khảo Chương 6, mục 6.2.1. Phân tích biến động chi phí NVL trực tiếp (GT, tr.204-205) Text
The correct answer is: + 5.000.000đ
Công ty Mai Hoa xây dựng tỷ lệ phân bổ định phí sản xuất chung định mức là 10.000 đồng/ giờ LĐTT; tỷ lệ phân bổ biến phí sản xuất chung định mức là 40.000 đồng/ giờ LĐTT, tổng số giờ LĐTT định mức là 4.000h/tháng. Trong tháng 8, số giờ LĐTT thực tế là 3.950h, số giờ LĐTT định mức để sản xuất mức sản lượng thực tế là 3.900h, tổng biến động chi phí sản xuất chung là tốt: 2.000.000(T). Hãy xác định chi phí sản xuất chung phân bổ trong tháng 8 tại công ty
Select one:
a. 197.000.000
b. 195.000.000
c. 199.500.000
d. 197.500.000
Phương án đúng là: 195.000.000. Vì Chi phí sản xuất chung phân bổ = số giờ LĐTT định mức để sx mức sản lượng thực tế x tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung định mức = 3.900 x (10.000 + 40.000) = 195.000.000. Tham khảo mục 6.2.3.(tr 208 – 215, GT)
The correct answer is: 195.000.000
Nhóm nào dưới đây khả năng được cung cấp báo cáo KTQT là ít nhất?
Select one:
a. Hội đồng quản trị
b. Quản đốc phân xưởng
c. Cổ đông
d. Nhà quản trị các cấp
Phương án đúng là: Cổ đông. Vì Trừ 1 số cổ đông đặc biệt, hầu hết các cổ đông không có chức năng quản trị doanh nghiệp, vì vậy họ không cần được nhận thông tin từ KTQT. Tham khảo Chương 1, mục 1.2- tr 19 Text
The correct answer is: Cổ đông
Báo cáo KTQT được lập tại thời điểm nào?
Select one:
a. Khi cơ quan quản lý yêu cầu kiểm tra
b. Khi kết thúc niên độ kế toán
c. Khi nhà quản trị có nhu cầu
d. Khi công khai thông tin tài chính hay báo cáo tình hình tài chính trước cổ đông
Phương án đúng là: Khi nhà quản trị có nhu cầu. Vì Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp biến động từng ngày, nên nhà quản trị cần có thông tin báo cáo thường xuyên để kịp thời có căn cứ đưa ra quyết định chính xác. Do vậy, kỳ báo cáo của KTQT có thể là ngày, tuần, tháng, năm. Tham khảo Chương 1, mục 1.4 -GT, tr 27 Text
The correct answer is: Khi nhà quản trị có nhu cầu
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Select one:
a. Các doanh nghiệp có thể tự thiết kế hệ thống KTQT phù hợp với đặc điêm của mình
b. Thông tin do KTQT cung cấp không bao gồm các khoản chi phí phát sinh ở bộ phận điều hành.
c. KTQT có nhiệm vụ chủ yếu cho cơ quan thuế
d. Kỳ báo cáo KTQT thường là 1 năm
Phương án đúng là: Các doanh nghiệp có thể tự thiết kế hệ thống KTQT phù hợp với đặc điểm của mình. Vì A sai vì nhà quản trị phải kiểm soát được chính xác mọi khoản chi phí của mình (trong sản xuất và ngoài sản xuất) thì mới tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận. B sai vì kỳ báo cáo KTQT có thể là ngày, tuần, tháng, năm… D sai vì KTQT phục vụ chủ yếu trong nội bộ doanh nghiệp. Tham khảo GT, Chương 1 Text
The correct answer is: Các doanh nghiệp có thể tự thiết kế hệ thống KTQT phù hợp với đặc điêm của mình
Trong các khoản chi phí sau, đâu là chi phí thời kỳ?
Select one:
a. Chi phí mua hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
b. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
c. Chi phí sản xuất và chi phí bán hàng
d. Chi phí cấu tạo nên giá trị sản phẩm
Phương án đúng là: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Vì Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận. Tham khảo Chướng 2, 2.5. tr 73 Text
Báo cáo sản xuất là báo cáo gì?
Select one:
a. Báo cáo quản trị
b. Báo cáo tài chính
c. Báo cáo thuế
d. Báo cáo kiểm toán
Phương án đúng là: Báo cáo quản trị. Vì Bộ Tài chính, cơ quan thuế cũng như công ty kiểm toán không quy định doanh nghiệp phải nộp Báo cáo sản xuất; Đây là báo cáo về tình hình sản xuất để giúp nhà quản trị có được các thông tin về hoạt động sản xuất mà thôi. Tham khảo chương 3, 3.1, tr 105 Text
The correct answer is: Báo cáo quản trị
Tính tỷ lệ phân bổ CPSXC định trước của công ty trong năm?
Select one:
a. Tất cả các đáp án đều sai
b. 14.000
c. 14.500
d. 15.400
Phương án đúng là: 14.500. Vì Tỷ lệ phân bổ CP SXC định trước là: 580.000.000/40.000 = 14.500. Tham khảo chương 3, 1., tr 93 Text
The correct answer is: 14.500
Công ty K có sản lượng thực tế là 1.200 SP; sản lượng hòa vốn là 1.000 SP và CPCĐ là 40 triệu đồng. Nếu công ty muốn tăng sản lượng tiêu thụ lên 1.600 SP bằng cách khuyến mại thêm quà tặng cho mỗi SP bán được thì trị giá tối đa của món quà là
Select one:
a. 16.667 đồng
b. 15.000 đồng
c. 3.333 đồng
d. 10.000 đồng
Phương án đúng là: 10.000 đồng. Vì: LNG đơn vị = 40.000.000/ 1.000 = 40.000 đồng
LN thuần cũ = (1.200 – 1.000) x 40.000 = 8.000.000 đồng. LN thuần mới = LNG – CPCĐ = 1.600 x (40.000 – K/m) – 40.000.000 = 8.000.000. => K/m = 10.000 đồng. Tham khảo mục 4.5 (tr 154 – 161, GT)
Doanh thu hòa vốn khi DN sản xuất 1 loại sản phẩm được xác định bằng công thức như sau?
Select one:
a. Chi phí cố định/Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm
b. Sản lượng hòa vốn × Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm
c. Tổng lợi nhuận góp/Chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm
d. Sản lượng hòa vốn × Giá bán đơn vị sản phẩm
Phương án đúng là: Sản lượng hòa vốn × Giá bán đơn vị sản phẩm. Vì Doanh thu = Sản lượng × Giá bán đơn vị sản phẩm. Tham khảo Chương 4, mục 4.3.1.Khái niệm, điều kiện và nội dung phân tích điểm hòa vốn (GT, Tr.135) Text
The correct answer is: Sản lượng hòa vốn × Giá bán đơn vị sản phẩm
Nếu sản phẩm A có tỷ lệ lợi nhuận góp lớn hơn sản phẩm B thì tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân sẽ tăng nếu?
Select one:
a. Doanh thu hai sản phẩm chiếm tỷ trọng như nhau.
b. Doanh thu SPA chiếm tỷ trọng tăng.
c. Doanh thu SPA chiếm tỷ trọng nhỏ
d. Doanh thu SPB chiếm tỷ trọng tăng.
Phương án đúng là: Doanh thu SPA chiếm tỷ trọng tăng.
Vì Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân = ∑ (cơ cấu doanh thu tiêu thụ x tỷ lệ lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm). Tham khảo Chương 4, mục 4.3.1. Khái niệm, điều kiện và nội dung phân tích điểm hòa vốn (GT, Tr.144) Text
Các khoản chi tiền trong dự toán tiền thường KHÔNG bao gồm các khoản?
Select one:
a. Chi tiền cho quảng cáo sản phẩm.
b. Chi mua hàng hóa.
c. Chi trả lương công nhân sản xuất trực tiếp.
d. Khấu hao tài sản cố định.
Phương án đúng là: Khấu hao tài sản cố định. Vì Khấu hao TSCĐ đưa vào chi phí chứ không chi bằng tiền. Tham khảo Chương 5, mục 5.3.9. Dự toán báo cáo tài chính (GT, trang 192-193) Text
The correct answer is: Khấu hao tài sản cố định.
Dự toán bảng cân đối kết toán không được lập dựa trên:
Select one:
a. Giá trị thị trường của các tài sản trong kỳ dự toán
b. Dự toán thanh toán với nhà cung cấp
c. Bảng cân đối kế toán đầu kỳ
d. Dự toán tiêu thụ
Phương án đúng là: Giá trị thị trường của các tài sản trong kỳ dự toán. Vì bảng cân đối kế toán được lập dựa trên giá trị ghi sổ của các tài sản theo cơ sở dồn tích. Tham khảo mục 5.3.9 (tr 192-196)
The correct answer is: Giá trị thị trường của các tài sản trong kỳ dự toán
Câu nào đúng về Biến động biến phí sản xuất chung?
Select one:
a. Biến động biến phí sản xuất chung là chênh lệch giữa biến phí sản xuất chung thực tế và biến phí sản xuất chung dự toán cho khối lượng tiêu thụ thực tế.
b. Biến động biến phí sản xuất chung là chênh lệch giữa biến phí sản xuất chung thực tế và biến phí sản xuất chung dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế.
c. Biến động biến phí sản xuất chung là chênh lệch giữa biến phí sản xuất chung thực tế và biến phí sản xuất chung dự toán cho khối lượng tiêu thụ dự toán.
d. Biến động biến phí sản xuất chung là chênh lệch giữa biến phí sản xuất chung thực tế và biến phí sản xuất chung theo dự toán cho khối lượng sản xuất dự toán.
Phương án đúng là: Biến động biến phí sản xuất chung là chênh lệch giữa biến phí sản xuất chung thực tế và biến phí sản xuất chung dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế. Tham khảo Chương 6, mục 6.2.3. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung (GT, trang 208) Text
The correct answer is: Biến động biến phí sản xuất chung là chênh lệch giữa biến phí sản xuất chung thực tế và biến phí sản xuất chung dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế.
Công ty Nam Anh dùng một loại nguyên vật liệu để sản xuất có đơn giá định mức định mức là 70.000đ/m. trong tháng 9 công ty mua và sử dụng 1.000m với giá mua thực tế 75.000đ/m. Định mức lượng của sản phẩm là 2m/sp. Trong tháng 9 công ty sản xuất 400 sản phẩm. Biến động lượng NVL trong tháng 9 của công ty là?
Select one:
a. +14.000.000đ
b. -9.000.000đ
c. Số khác
d. +5.000.000đ
 Vì Biến động lượng NVL: (1000 – 2 x 400) x 70.000 = +14.000.000đ Tham khảo Chương 6, mục 6.2.1. Phân tích biến động chi phí NVL trực tiếp (GT, tr.204-205) Text
The correct answer is: +14.000.000đ
Để sản xuất 1.200 sản phẩm thì tổng chi phí là?
Select one:
a. 10.200 triệu
b. 9.200 triệu
c. Số khác
d. 9.600 triệu
Phương án đúng là: 9.200tr. Vì Tổng chi phí\ = tổng định phí + tổng biến phí = 8.000-(2+3+1)x1.000+(2+3+1)x1200 = 9.200 triệu. Tham khảo Chương 6, mục 6.1.2. Ý nghĩa của dự toán linh hoạt (GT, trang 201) Text
The correct answer is: 9.200 triệu
Thương hiệu McDonald’s vừa triển khai 1 chuỗi cửa hàng bán bánh hambuger. Chi phí biến đổi trên mỗi chiếc bánh bán ra là 12.000 đồng; Chi phí cố định hàng tuần của 1 cơ sở bán là 15.000.000 đồng Biết số bánh bán được trong tuần đầu tại 1 cơ sở là 2.000 chiếc Tính tổng chi phí của cơ sở đó trong tuần đầu tiên?
Select one:
a. 24.000.000 đồng
b. 27.000.000 đồng
c. 39.000.000 đồng
d. 39.200.000 đồng
Phương án đúng là: 39.000.000 đồng. Vì Tổng biến phí sản xuất bánh trong tuần đầu là: 12.000 * 2.000 = 24.000.000 đồng. Tổng chi phí trong tuần đầu là: 24.000.000 + 15.000.000 = 39.000.000 đồng. Tham khảo Chương 2, tr 54 Text
The correct answer is: 39.000.000 đồng
Khi lập báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân cả kỳ, giá thành đơn vị không gồm khoản nào dưới đây?
Select one:
a. Chi phí sản xuất kỳ trước và kỳ hiện hành
b. Chi phí sản xuất kỳ kế tiếp
c. Chi phí sản xuất kỳ trước
d. Chi phí sản xuất kỳ hiện hành
Phương án đúng là: Chi phí sản xuất kỳ kế tiếp. Vì Theo phương pháp bình quân cả kỳ, tổng hợp chi phí sản xuất gồm 2 bộ phận: chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ. Nên giá thành đơn vị sẽ không có khoản chi phí sản xuất kỳ kế tiếp. Tham khảo chương 3, 3.3, tr 127 Text
The correct answer is: Chi phí sản xuất kỳ kế tiếp
Khi lập Báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân cả kỳ, giá thành đơn vị không bao gồm :
Select one:
a. Chi phí sản xuất kỳ trước
b. Chi phí sản xuất kỳ trước và kỳ hiện hành
c. Chi phí sản xuất kỳ hiện hành
d. Chi phí sản xuất kỳ kế tiếp
Phương án đúng là: Chi phí sản xuất kỳ kế tiếp. Vì: đặc điểm của phương pháp bình quân cả kỳ. Tham khảo mục 3.3.2 (tr 113 – 125, GT)
The correct answer is: Chi phí sản xuất kỳ kế tiếp
Chi phí sản xuất chung có thể phân bổ theo các tiêu thức nào?
Select one:
a. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
b. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
c. Chi phí nhân công trực tiếp
d. Không có tiêu thức bắt buộc
Phương án đúng là: Không có tiêu thức bắt buộc. Vì Chế độ kế toán không quy định tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên, kế toán đã lựa chọn tiêu thức nào thì cần phải nhất quán ở các kỳ kế toán. Tham khảo chương 3, 3.1, tr 93 Text
The correct answer is: Không có tiêu thức bắt buộc
Công ty Thời Đại Mới sử dụng tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung (CPSXC) định trước là 21.500 đồng trên 1 giờ lao động trực tiếp. Tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ là 173.600.000 đồng và tổng số giờ lao động trực tiếp trong kỳ là 8250 giờ. Biết toàn bộ CPSXC phân bổ thừa/thiếu được hạch toán hết vào giá vôn hàng bán. Hãy xác định ảnh hưởng của CPSXC phân bổ thừa/thiếu đến lợi nhuận gộp của Công ty?
Select one:
a. Lợi nhuận gộp tăng 3.757.000 đồng
b. Lợi nhuận gộp giảm 3.775.000 đồng
c. Lợi nhuận gộp tăng 3.775.000 đồng
d. Lợi nhuận gộp giảm 3.757.000 đồng
Phương án đúng là: Lợi nhuận gộp tăng 3.775.000 đồng. Vì: Mức CPSXC tạm phân bổ là:
21.500 * 8250 = 177.375.000 đồng. Mức CPSXC phân bổ thừa là: 177.375.000 – 173.600.000 = 3.775.000 đồng. Mức CPSXC phân bổ thừa này được hạch toán hết vào giá vốn hàng bán sẽ làm giá vốn giảm 3.775.000 đồng, tức là làm lợi nhuận gộp tăng lên 3.775.000 đồng. Tham khảo chương 3, 1., tr 97 Text
Công ty K có giá bán đơn vị sản phẩm là 200.000 đ; sản lượng hòa vốn là 1.000 sản phẩm và CPCĐ là 40 triệu đồng. Nếu công ty chi 20 triệu đồng để quảng cáo và sản lượng tăng thêm 400 SP thì lợi nhuận thay đổi:
Select one:
a. Tăng 8 triệu đồng
b. Giảm 8 triệu đồng
c. Tăng 4 triệu đồn
d. Giảm 4 triệu đồng
Phương án đúng là: Giảm 4 triệu đồng. Vì: LNG đơn vị SP = Tổng LNG/ Sản lượng = 40.000.000/ 1.000 = 40.000 đồng. Δ LN thuần = Δ LN góp – Δ CPCĐ = Δ Sản lượng x LN góp đơn vị – Δ CPCĐ = 400 x 40.000 – 20.000.000 = – 4.000.000 đồng. Tham khảo mục 4.5 (tr 154 – 161, GT)
The correct answer is: Giảm 4 triệu đồng
Công ty N kinh doanh đồng thời 3 SP A; B; C có Tỷ lệ LN góp lần lượt là 10%; 30% và 20%. Nếu doanh thu SP A là 90 triệu đồng; SP B là 90 triệu đồng; SP C là 270 triệu đồng và sản lượng tiêu thụ là 1.000 bộ sản phẩm (2A: 2B: 1C) thì LN góp đơn vị SP bình quân là:
Select one:
a. 90.000 đ
b. 18.000 đ
c. 45.000 đ
d. 180.000 đ
Phương án đúng là: 18.000 đ. Vì: LNG đơn vị BQ = Tổng LNG/ Tổng sản lương các SP. Tổng LNG = 90 x 0,1 + 90 x 0,3 + 270 x 0,2= 90 triệu đồng. Tổng sản lượng = 1000 x (2 + 2 + 1) = 5.000. LNG đơn vị BQ = 90.000.000/ 5000 = 18.000 đồng
The correct answer is: 18.000 đ
Công ty T bán hai sản phẩm A và B với LNG đơn vị SP lần lượt là 125.000 đ và 200.000 đ. Nếu tổng CPCĐ phát sinh trong kỳ của công ty T là 85 triệu đồng và cơ cấu sản lượng tiêu thụ là 2: 3 thì sản lượng hòa vốn của công ty sẽ là:
Select one:
a. 425 SP
b. 200 SP
c. 500 SP
d. 340 SP
Phương án đúng là: 500 SP. Vì
LNG đơn vị BQ = 125.000 x 0,4 + 200.000 x 0,6 = 170.000 đồng. Sản lượng HV = CPCĐ/ LNG đơn vị BQ = 85.000.000/ 170.000 = 500 SP. Tham khảo mục 4.5 (tr 154 – 161, GT)
Định mức chi phí sản xuất chung phải tách biệt hai phần chi phí biến đổi và chi phí cố định vì
Select one:
a. Chi phí này chủ yếu cấu thành nên sản phẩm
b. Chi phí này rất lớn
c. Chi phí này chung cho nhiều bộ phận
d. Chi phí này là chi phí hỗn hợp
Phương án đúng là: Chi phí này là chi phí hỗn hợp. Vì CP SXC là chi phí hỗn hợp gồm cả yếu tố biến đổi và yếu tố cố định. Tham khảo mục 5.2.3 (tr 173-179, GT)
The correct answer is: Chi phí này là chi phí hỗn hợp
Công ty A có tài liệu dự toán doanh thu như sau: Tháng 1: 200tr; tháng 2: 250tr; tháng 3: 300tr. Chế độ thu tiền: doanh thu bán hàng ngay 30%, tháng kế tiếp thứ nhất thu 50% , tháng kế tiếp thứ hai thu nốt 20%. Số tiền thu được trong tháng 3 là?
Select one:
a. 250tr
b. Số khác
c. 90tr
d. 255tr
Phương án đúng là: 255tr. Vì Số tiền thu tháng 3. 200 x 20% + 250 x 50% + 300 x 30% = 255tr Tham khảo Chương 5, mục 5.3.1. Dự toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa (GT, trang 182) Text
The correct answer is: 255tr
Định mức thời gian lao động trực tiếp là 1,5h/SP; sản lượng sản xuất trong kỳ là 20.000 SP và tổng chi phí nhân công trực tiếp kỳ dự toán là 600 triệu thì đơn giá thời gian lao động là
Select one:
a. 50.000 đồng/SP
b. 30.000 đồng/h
c. 20.000 đồng/h
d. 20.000 đồng/SP
Phương án đúng là: 20.000 đồng/h. Vì CP NCTT = Sản lượng SX x Định mức thời gian x Đơn giá thời gian LĐ trực tiếp. Tham khảo mục 5.2.3 (tr 173-179, GT)
The correct answer is: 20.000 đồng/h
Vai trò vượt trội của dự toán linh hoạt là?
Select one:
a. Có tác dụng trong công tác điều hành sản xuất
b. Giúp cho các đơn vị đánh giá các nhà quản lý đã thực hiện trách nhiệm kiểm soát chi phí của họ như thế nào
c. Có tác dụng trong công tác thực hiện kế hoạch sản xuất
d. Có tác dụng trong công tác kế hoạch hóa
Phương án đúng là: Giúp cho các đơn vị đánh giá các nhà quản lý đã thực hiện trách nhiệm kiểm soát chi phí của họ như thế nào. Vì dự toán linh hoạt được lập với cùng mức độ hoạt động với thực tế nên việc so sánh chi phí thực tế so với chi phí dự toán giúp các nhà quản trị kiểm soát chi phí tốt hơn. Tham khảo Chương 6, mục 6.1.2. Ý nghĩa của dự toán linh hoạt (GT, trang 199) Text
The correct answer is: Giúp cho các đơn vị đánh giá các nhà quản lý đã thực hiện trách nhiệm kiểm soát chi phí của họ như thế nào
Trong điều kiện khác không thay đổi, biến động giảm định mức nguyên vật liệu trực tiếp góp phần?
Select one:
a. Giảm chi phí nhân công.
b. Cả A, B, C.
c. Giảm biến phí sản xuất chung.
d. Giảm chi phí nguyên vật liệu.
Phương án đúng là: Giảm chi phí nguyên vật liệu
Vì Giảm định mức NVL sẽ giảm chi phí nguyên vật liệu cho 1 sản phẩm dẫn đến giảm tổng chi phí nguyên vật liệu.
Tính linh hoạt của thông tin KTQT thể hiện ở các khía cạnh nào?
Select one:
a. Kỳ báo cáo thông tin và mẫu biểu báo cáo thông tin
b. Tính chất thông tin
c. Tất cả các điều trên
d. Phạm vi thông tin
Phương án đúng là: Tất cả các điều trên. Vì Thông tin của KTQT phải mang tính chất linh hoạt và sáng tạo treen nhiều mặt thì mới giúp được hữu ích cho nhà quản trị doanh nghiệp. Tham khảo Chương 1, phần 1.2, GT Text
The correct answer is: Tất cả các điều trên
Yêu cầu: Xác định chi phí cố định trong tháng của Khách sạn?
Select one:
a. 145.000.000 đồng
b. 144.000.000 đồng
c. 140.000.000 đồng
d. 140.000.000 đồng
Phương án đúng là: 144.000.000 đồng. Vì: Theo phương pháp cực đại, cực tiêu thì chi phí biến đổi của mỗi phòng trong ngày là:(16.000.000 – 11.800.000) / (160 – 100) = 70.000 (đồng/ phòng – ngày). Vậy chi phí cố định bình quân 1 ngày là:16.000.000 – 70 * 160 = 4.800.000 (đồng). Vậy chi phí cố định trong tháng là: 4.800.000 * 30 = 144.000.000 (đồng). Tham khảoChương 2, tr 64 Text
The correct answer is: 144.000.000 đồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *