Đề thi LS5 Kỹ năng của luật sư khi tham gia các vụ án hình sự
Đề thi LS5 Kỹ năng của luật sư khi tham gia các vụ án hình sự
Đáp án mang tính chất tham khảo
Đề số 16
Dữ kiện chung
Vào khoảng 17 giờ 30 phút ngày 21/10/2018, Nguyễn Xuân Thi đến nhà anh Huỳnh Văn Tâm (Tổ dân phố 4, phường Tân Hòa, thành phố B, tỉnh Đ) để dự tiệc cưới. Tại đây, Thi qua bàn anh Dương Hiển Thành mời anh Thành cùng lên sân khấu nhảy, anh Thành không đồng ý dẫn đến mâu thuẫn, lời qua tiếng lại giữa Thi và Thành nhưng được mọi người can ngăn. Đến khoảng 22 giờ cùng ngày, Thi được anh Võ Ngọc Sơn dùng xe máy chở về nhà, khi đi về được khoảng 50m thì Thi xuống xe, đi bộ quay trở lại nhà anh Tâm. Khi đến cổng, thấy anh Dương Hiển Thành từ sân nhà anh Tâm đi ra, Thi xông dùng cả hai tay đấm 02 cái trúng vào vùng mặt anh Thành, làm anh Thành ngã xuống đất rồi Thi bỏ về nhà. Ngày 22/10/2018, anh Thành đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Đ để điều trị, đến ngày 03/11/2018 thì xuất viện.
Tại Bản kết luận pháp y thương tích số: 1100/PY-Tgt, ngày 30/10/2018 của Trung tâm giám định pháp y tỉnh Đ kết luận: anh Dương Hiển Thành bị đa thương, gãy xương chính mũi, tỷ lệ thương tật 15%. Tổn thương trên được tác động bằng ngoại lực cứng, tày.
Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Xuân Thi về tội Cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự.
Trong giai đoạn điều tra vụ án, anh Hồ Văn Hà và Dương Hiển Thành khai như sau: Cũng tại cổng nhà anh Huỳnh Văn Tâm, ngay trước khi bị cáo Nguyễn Xuân Thi dùng tay đánh anh Thành gây thương tích, thì Thi đã dùng tay đánh anh Hồ Văn Hà gây thương tích tỷ lệ 29%. Nguyễn Xuân Thi không thừa nhận hành vi gây thương tích đối với anh Hồ Văn Hà. Ngoài ra, không có lời khai của ai về việc Thi gây thương tích “cho Hà. Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an thành phố B đã tách vụ án hình sự để tiếp tục điều tra, xử lý sau đối với vụ việc trên.
Anh (chị) là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại Dương Hiển
Câu hỏi 1 (2,5 điểm): Khi nghiên cứu nội dung sự việc nêu trên, anh (chị) cần lưu ý những vấn đề gì?
Câu hỏi 2 (2,5 điểm): Giả sử anh Hồ Văn Hà nhờ anh (chị) tư vấn để đề nghị xử lý Thi về hành vi gây thương tích đối với anh Hà. Anh (chị) cần trao đổi với anh Hà như thế nào?
Tình tiết bổ sung
Khi nghiên cứu hồ sơ, luật sự thấy lời khai của những người tham gia tố tụng về hành vi của Thi đối với ảnh Hiển như phần dữ kiện chung tại đề bài.
Đối với hành vi với anh Hà, tại Biên bản ghi lời khai ngày 26/02/2018 anh Hà khai: “Tôi với anh Thành đi bộ từ trong nhà anh Tâm ra đến cổng thì Nguyễn Xuân Thì từ ngoài chạy vào định đánh anh Dương Hiển Thành. Tôi can ngăn thì Thi lao vào đánh tôi trúng mặt và đầu làm tôi ngã xuống đất ngất xỉu tại chỗ”. Lời khai nêu trên phù hợp với lời khai của bị hại Dương Hiển Thành; phù hợp với lời khai của các nhân chứng Nguyễn Thị Hồng Thủy, Hồ Văn Quang, Hồ Tẩu, Nguyễn Thị Ngọc là: Bị cáo Thi sau khi gây thương tích cho anh Hà thì có đến thăm anh Hà tại bệnh viện đồng thời thừa nhận với chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (vợ anh Hà) minh là người đánh anh, Hà và bồi thường số tiền 20.000.000đ. Sau đó, anh trai của Thi là Nguyễn Đức Tuyên tiếp tục bồi thường số tiền 20.000.000₫ và đề nghị gia đình anh Hà làm đơn bãi nại.
Viện kiểm sát đã truy tố Phi về tội Cố ý gây thương tích theo điểm b khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự.
Câu hỏi 3, (2,5 điểm): Với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh Hiển Và anh Hà, anh (chị) hãy nêu những nội dung chính trong kế hoạch hỏi của luật sư tại phiên tòa?
Tình tiết bổ sung
Qua xét hỏi tại phiên tòa đã làm rõ nội dung sự việc như phần tình tiết bổ sung của câu hỏi 3. Năm 2017, Thi từng bị khởi tố, điều tra về tội Cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 nhưng sau đó người bị hại rút yêu cầu khởi tố trong giai đoạn điều tra nên vụ án được đình chỉ.
Các bị hại đề nghị xử lý nghiêm minh và buộc bị cáo bồi thường theo quy định pháp luật.
Câu hỏi 4 (2,5 điểm): Anh (chị) hãy nêu những nội dung chính trong luận cứ bảo vệ cho các bị hại.
Đề thi gồm 02 trang, học viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật, giáo trình in của Học viện Tư pháp; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Hét./.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 16
Câu 1
– Diễn biến sự việc đặc biệt là mâu thuẫn giữa Thi và anh Thành, hành vi cụ thể của Thi và anh Thành; (0,5 đ)
– Thương tích, quá trình và chi phí điều trị vết thương của anh Thành; (0,5 đ)
– Yêu cầu của anh Thành đối với việc giải quyết vụ án; (0,5 đ)
– Khung hình phạt mà Cơ quan điều tra áp dụng để khởi tố đối với Thi chưa chính xác, hành vi của Thi có tính chất côn đồ, chỉ vi nguyên cớ nhỏ nhặt mà gây thương tích cho anh Thành, cần khởi tố theo khoản 2 Điều 134 BLHS mới chính xác. (1 đ)
Câu 2
– Hỏi rõ anh Hà về diễn biến sự việc, có ai chứng kiến hay không; (0.75 đ)
– Tư vấn, hỗ trợ cho anh Hà soạn, gửi đơn tới CQĐT đề nghị không tách vụ án hình sự vì sự việc xảy ra cùng thời gian, địa điểm; (0.75 đ)
– việc không làm rõ trong cùng một vụ án (có hay không việc gây thương tích cho 2 người) sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyển là lợi ích hợp pháp của anh Hồ Văn Hà, đồng thời không đánh giá đủ tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội mà bị cáo Nguyễn Xuân Thi gây ra. ( 1 đ)
Câu 3
– Hỏi để làm rõ mẫu thuẫn giữa anh Hiển và Thi là nhỏ nhật, anh Hà không liên quan tới mâu thuẫn đó; (0.75 đ)
– Hỏi để làm rõ việc Thi đánh mạnh, liên tục vào người anh Thiện và anh Hà (hỏi thân chủ, những người làm chứng): (0.75 đ)
– Hỏi để làm rõ thái độ của bị cáo, gia đình bị cáo đối với các bị hại sau khi sự việc xảy ra; (0.5 đ)
– Hỏi thân chủ về yêu cầu xử lý đối với bị cáo về phần hình sự và dân sự. (0.5 đ)
Câu 4
– HS: Đề nghị xét xử bị cáo về tội cố ý gây thương tích điểm d khoản 3 Điều 134 BLHS (gây thương tích cho 2 người mà mỗi ng từ 11% đến 30%, có tính chất côn đồ); (0.5 đ)
– Quyết định mức hình phạt tương xứng để có tác dụng giáo dục, cải tạo và phòng ngừa chung (có xét đến ý thức của bị cáo, coi thường pháp luật, từng bị khởi tố, điều tra về hành vi cố ý gây thương tích): (0.75 đ)
– DS: Buộc bị cáo bồi thường cho các bị hại thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm: chi phí điều trị, thu nhập bị mất, tổn thất tinh thần…(lưu ý trừ đi phần bị cáo, gia đình bị cáo đã bồi thường). (0.5 đ)
– Đề xuất: về HS và DS như đã nêu.(0.5 đ)
HẾT
Đề thi số 21
Dữ kiện chung
Doanh nghiệp X đóng trên địa bàn tỉnh TQ, đây là doanh nghiệp tư nhân, chuyên kinh doanh các ngành nghề liên quan đến dịch vụ, du lịch. Ngày 01/4/2018 tờ báo “a families” có bải phóng sự điều tra viết về một số sai phạm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp X. Cuối bài báo còn viết “còn nữa, mời quý độc giả đón đọc số tiếp theo, chúng tôi sẽ viết về…” tác giả bài báo là “Sóng thần” bút danh của nhà bảo Nguyễn Việt Hoàng.
Sau đó, doanh nghiệp X tiến hành tim hiểu thông tin liên quan đến nhà báo Hoàng (số điện thoại, địa chỉ cơ quan, địa chỉ nhà riêng), doanh nghiệp đã cử phó giám đốc Kiểm liên hệ và gặp gỡ nhà báo Hoàng để xin gỡ bài viết đó xuống, nếu cứ đề bài bảo đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các đối tác đã nghi ngờ, nhiều hợp đồng đã bị đổ bể sau ba ngày báo đăng bài viết.
Sau Kiểm gọi điện cho Hoàng giới thiệu là Phó giám đốc doanh nghiệp X, cần gặp Kiểm ng để trao đổi một số nội dung, Kiểm đã đồng ý ăn trưa cùng doanh nghiệp tại nhà hàng Lâm Hải. Tại nhà hàng Lâm Hải, Phó Giám đốc Kiểm nói với nhà báo “Doanh nghiệp mong muốn Hoàng gỡ bài báo xuống để doanh nghiệp còn có cửa làm ăn, chứ để bài đó thì có mà phá sản”. Hoàng nói “khó đấy! để em xem thế nào đã”. Nghe thấy vậy, Kiểm liền đứng lên, dúi 1 phong bì 50 triệu đồng vào túi áo ngực của nhà báo Hoàng và nói “Doanh nghiệp có chút quả biểu nhà báo, mong nhà báo gỡ bài cho doanh nghiệp”. Hoàng ngồi im không có phản ứng gì, đồng thời nói “Thôi chú đừng viết nữa, tha cho bọn anh còn làm ăn chứ!”. Lập tức có 03 người mặc thường phục, rút thẻ đỏ ngành công an đến xích tay Hoàng lại, lập biên bản về việc nhận phong bì, niêm phong lại và yêu cầu tất cả mọi người về trụ sở Cơ quan điều tra làm việc. Tại Cơ quan điều tra, Phó giám đốc Kiểm đã giao nộp cho Cơ quan điều tra toàn bộ Camera ghi âm và ghi hình toàn bộ cuộc tiếp xúc giữa Phó giám đốc Kiểm với nhà báo Nguyễn Việt Hoàng.
Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án đối với nhà báo Nguyễn Việt Hoàng về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 170 BLHS, đồng thời ra lệnh tạm giam 3 tháng đối với Hoàng. VKS đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam trên.
Sau khi Hoàng bị bắt, gia đình Hoàng có đến Văn phòng Luật sư của anh (chị) để mời anh (chị) bảo chữa cho Hoàng.
Câu 1(2 điểm): Anh (chị) sẽ trao đổi với gia đình Hoàng những nội dung gì trong lần gặp gỡ này? Anh (chị) sẽ làm những thủ tục gì để tham gia bào chữa cho Hoàng?
Tình tiết bổ sung:
Sau khi làm thủ tục bảo chữa cho Hoàng, anh (chị) đã vào gặp Hoàng tại buồng hỏi cung. Tại đây, Hoàng khai “Tôi không đòi hỏi gì cả, tự bọn họ dui phong bì vào túi áo tôi, tôi đâu có biết gì đâu, đúng lúc đó mấy anh công an đến bắt về đồn, tôi hoàn toàn không biết gì”. Về phía gia đình Hoàng cũng mong muốn anh (chị) giúp đỡ xin cho Hoàng được tại ngoại bằng biện pháp bảo lĩnh.
Câu 2(3 điểm):Anh (chị) sẽ trao đổi với Hoàng những nội dung gì? Anh (chị) sẽ tiến hành những hoạt động gì để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích cho bị can Hoàng? Tình tiết bổ sung:
Viện kiểm sát đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Việt Hoàng với tội danh như đã khởi tố bị can ra trước tòa án nhân dân huyện G tỉnh TQ để xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, Phó Giám đốc Kiểm khai: “Do sợ bài bảo sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên chúng tôi đã bàn nhau đút lót tiền cho nhà báo để gỡ bài xuống. Tại nhà hàng, nhà báo Hoàng còn dọa viết thêm vài số nữa, nên Giám đốc chỉ đạo tôi đưa cho Hoàng 50 triệu đồng đế Hoàng gỡ bài xuống và không viết tiếp số tiếp theo nữa”.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 21
Câu 1
– Những nội dung cần trao đổi với gia đình Hoàng:
+ Giới thiệu tư cách của luật sư, luật sư tham gia vụ án với mục đích bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. (0,25đ)
+ Trao đổi một số thông tin về nội dung vụ án, xem gia đình Hoàng biết được những thông tin gì? Nguồn thông tin trực tiếp hay gián tiếp? (0,5)
+ Trao đổi về nguyện vọng và yêu cầu của Hoàng và gia đình?
+ Trao đổi sơ bộ về một số công việc luật sư sẽ tiến hành nếu tham gia bào chữa cho Hoàng; (0,25đ)
+ Trao đổi về vấn đề thù lao… (0,25đ)
– Luật sư phải tiến hành các hoạt động sau để tham gia bào chữa cho Hoàng: (0,75đ)
+ Chuẩn bị thủ tục hành chính
+ Đề nghị gia đình Hoàng ký hợp đồng dịch vụ pháp lý và viết | đơn mời luật sư bào chữa – liên hệ CQĐT làm thủ tục
+ Chuẩn bị thẻ luật sư, đơn mời luật sư để thực hiện việc đăng ký bào chữa tại CQĐT.
Sau khi nhận được văn bản thông báo người bào chữa từ CQĐT, luật sư sẽ trở thành người bào chữa cho Hoàng.
Câu 2
-Luật sư trao đổi với Hoàng về lý do Hoàng gặp Kiểm? Hoàng có thái độ nào uy hiếp Kiểm về việc đăng bài báo không? Thời điểm Kiểm dúi phong bị vào túi áo Hoàng?… (0,75đ)
Nếu lời khai của Hoàng là đúng, hành vi của Hoàng sẽ không cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 BLHS. (0,25đ)
– Để bảo vệ quyền và lợi ích của Hoàng, luật sư sẽ soạn thảo văn bản kiến nghị đề nghị hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với Hoàng.(0,5đ)
– Nội dung văn bản kiến nghị:
+Hình thức: (0,25đ)
+Nội dung cụ thể: đưa ra các căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (1 đ)
+ Kết luận: Đề nghị CQĐT thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. (0,25đ)
Câu 3
Những lời khai trên có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Đối với lời khai của Kiểm: nếu Hoàng có hành vi đe dọa Kiểm hoặc uy hiếp tinh thần Kiểm với mục đích Kiểm đưa tiền cho Hoàng thì Hoàng sẽ gỡ bài xuống thì hành vi của Hoàng sẽ cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 BLHS. (1 đ)
Đối với lời khai của Hoàng: Hoàng không có lời nói và hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần Kiểm; khi doanh nghiệp muốn gỡ bài, Hoàng nói khổ bởi quyền gỡ bài không thuộc về Hoàng. Hoàng cũng không để ý việc Kiểm dút phong bì vào túi nên mới không có phản ứng. Hoàng cũng không dọa sẽ viết tiếp mấy số nữa…Vì vậy, việc khẳng định Hoàng cưỡng đoạt tài sản là chưa chính xác bởi chứng cứ còn yếu, chưa thể khẳng định được hành vi cưỡng đoạt tài sản của Hoàng. (1 đ)
Câu 4
Những nội dung chính trong bài bào chữa cho Hoàng:
– Hướng bào chữa: chưa đủ căn cứ để khẳng định Hoàng phạm tội cưỡng đoạt tài sản (0,5đ)
– Nội dung:
+ Giới thiệu về luật sư, tư cách luật sư… (0,5 đ)
+ Khẳng định chưa đủ chứng cứ để khẳng định Hoàng có lời nói, hành vi đe dọa Kiểm hay uy hiếp tinh thần Kiểm để chiếm đoạt tài sản… (tham khảo câu 3) (1,5 đ)
Đề xuất: tuyên không phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 BLHS. (0,5 đ)
Đề CLC
Dữ kiện chung
Theo cáo trạng của VKSND huyện NS, tỉnh H, ngày 12/01/2020, Nguyễn Văn Thuỷ, 25 tuổi, trú tại thôn 3 xã Nga Quế, huyện NS khi đi nấu cỗ cho đám ma nhà ông Bành Ngọc Lạc cùng thôn đã có cãi nhau với Nguyễn Tam Thanh, cháu bên ngoại ông Lạc (do Thanh vụ khống cho Thuỷ lấy trộm phong bì viếng của bả Ngân, thông gia của ông Lạc). Lời qua tiếng lại, Thuỷ đã lấy ghế đẩu gỗ phang vào vai Thanh. Sau đó, khi ông Lạc, bà Ngân và những người khác can ngăn, Thuỷ đã bỏ ghế xuống và đi theo ông Lạc xuống bếp. Bất ngờ, Thuỷ vùng khỏi tay ông Lạc, chộp lấy con dao phay rồi quay lại đâm vào lưng Thanh khi Thanh đang ngồi bóp vai. Nguyễn Tam Thanh là bộ đội phục viên, người được trưởng thôn 3 phân công giữ gìn an ninh trật tự tại các đám ma, đám cưới trong làng.
Trong hồ sơ vụ án có hai bản kết luận giám định, theo kết luận của Hội đồng giám định pháp y tỉnh H, tỷ lệ tổn thương cơ thể của Nguyễn Tam Thanh là 43% (tạm thời) và theo bản kết luận giám định của HĐGĐ pháp y Trung ương thì Nguyễn Tam Thanh bị tổn thương cơ thể 30% (vĩnh viễn).
CQĐT huyện N$ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Thuỷ về tội Cố ý gây thương tích theo điểm e khoản 3 Điều 134 BLHS. VKS đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can này. Đồng thời VKS đã làm cáo trạng truy tố bị can Thủy theo điểm c khoản 3 Điều 134 BLHS như trên ra tòa án xét xử.
Câu hỏi 1(2,5 điểm): Là Luật sư bào chữa cho Nguyễn Văn Thủy, anh (chị) có đồng ý với quan điểm truy tố của VKS không? Vì sao? Anh (chị) sẽ trao đổi với Thủy những nội dung gì trong lần gặp đầu tiên?
Tình tiết bổ sung
Trong bản cung cuối khi Kiểm sát viên tiến hành lấy cung, bị can Thủy khai: “sáng ngày 12/01/2020, khi bị can đến nhà ông Lạc nấu cỗ đã bị Thanh nhiều lần khiêu khích. Thanh thường vào khu bếp chê Thuỷ làm ẩu, nấu ăn không ngon, hay ăn vụng. Đến trưa, khi không thấy phong bì của bà Ngân, Thanh đã vu cho Thuỷ lấy trộm và xuống bếp hắt cả bát mắm vào người Thuỷ, nhưng Thuỷ nén chịu. Đến khi chuẩn bị đưa mia, Thành lại ra trước đông người nói chuyện Thuỷ lấy trộm tiền viếng. Vì vậy, khi tinh thần bị kích động mạnh, Thuỷ đã thực hiện việc đâm Thanh như cáo trạng đã miêu tả”.
Câu hỏi 2(2,5 điểm): Là Luật sư bào chữa cho Thủy, lời khai trên có ý nghĩa gì trong việc xử lý đối với Thủy không? Vì sao?
Tình tiết bổ sung
Tại phiên tòa, người bị hại và gia đình người bị hại đòi phía bị cáo phải bồi thường 107 triệu đồng, bao gồm: tiền chữa trị vết thường toàn bộ thuốc ngoại; tiền tổn thất tinh thần của gia đình và người thân; tiền phải cấp dưỡng cho mẹ già và hai con thơ vì do bị thương người bị hại đã không được tiếp tục công việc của mình, tiền mắt thu nhập, tiền chỉ phí thuê người trông nom trong quá trình chữa trị vết thương…
Câu hỏi 3(2,5 điểm): Là Luật sư bào chữa cho bị cáo Thủy, anh (chị) hãy nêu rõ quan điểm của mình về việc bồi thường thiệt hại cho bị hại Thanh?
Tinh tiết bổ sung:
Tại phiên tòa sơ thẩm, nội dung vụ án đã được làm rõ như dữ kiện đầu bài và tình tiết bổ sung cho câu hỏi số 2.
Câu hỏi 4 (2,5 điểm): Là Luật sư bào chữa cho Thủy, anh (chị) hãy soạn thảo những nội dung chính trong bản luận cử bào chữa cho Thủy tại phiên tòa sơ thẩm?
Đề thi gồm 02 trang học viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật, giáo trình in
của Học viện Tư pháp; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm tra
Hét./.
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1 (2.5 điểm)
Là luật sư bào chữa cho Nguyễn Văn Thủy, anh/chị có đồng ý với quan điểm truy tố của VKS không? Vì sao? Anh/chị sẽ trao đổi gì với Thủy trong lần gặp đầu tiên?
Trả lời:
- Không hoàn toàn đồng ý với quan điểm truy tố của VKSND:
Viện kiểm sát truy tố bị cáo Thủy theo điểm c khoản 3 Điều 134 BLHS 2015, với hành vi gây thương tích cho người khác tỷ lệ từ 31% đến 60%.
Hai kết luận giám định trong hồ sơ thể hiện tỷ lệ tổn thương tạm thời là 43% và vĩnh viễn là 30%.
Như vậy, nếu chỉ căn cứ vào kết luận giám định tạm thời, thì chưa đủ căn cứ để áp dụng khoản 3. Vấn đề cần làm rõ là: kết luận nào sẽ được Tòa án lựa chọn làm cơ sở định khung.
Ngoài ra, cần xem xét các tình tiết gỡ tội như bị kích động mạnh do bị hại có hành vi xúc phạm → có thể chuyển sang tội danh Điều 135 BLHS (phạm tội khi đang bị kích động mạnh), với hình phạt nhẹ hơn.
- Trong lần gặp đầu tiên, cần trao đổi với Thủy:
+ Giải thích quyền của bị can: quyền giữ im lặng, quyền nhờ luật sư, quyền không buộc tội mình.
+ Khai thác chi tiết diễn biến vụ việc, đặc biệt là:
Hành vi của Thanh: vu khống, chửi bới, tạt mắm.
Tình trạng tinh thần lúc gây án.
+ Làm rõ nhân thân, hoàn cảnh kinh tế, thái độ sau phạm tội, khả năng bồi thường → chuẩn bị tình tiết giảm nhẹ.
+ Dặn dò Thủy giữ bình tĩnh, hợp tác tại phiên tòa.
Câu 2 (2.5 điểm)
Lời khai sau cùng của Thủy có ý nghĩa gì trong việc xử lý vụ án? Vì sao?
Trả lời:
Lời khai sau cùng thể hiện bị cáo phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân:
Thanh vu khống bị cáo ăn trộm tiền viếng.
Tạt bát mắm vào người Thủy.
Bôi nhọ danh dự bị cáo trước đám đông → xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm.
+ Điều này có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng:
- Có thể là căn cứ chuyển tội danh từ Điều 134 sang Điều 135 BLHS 2015:
→ Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
→ Mức hình phạt nhẹ hơn rất nhiều: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, hoặc tù đến 3 năm. - Nếu Tòa không chuyển tội danh, thì đây là tình tiết giảm nhẹ tại điểm e khoản 1 Điều 51 BLHS 2015:
“Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân”.
- Là cơ sở để đề nghị Tòa áp dụng Điều 54 BLHS:
Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung nếu có ≥ 2 tình tiết giảm nhẹ.
Câu 3 (2.5 điểm)
Quan điểm về yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị hại (107 triệu đồng)?
Trả lời:
Theo Điều 48 BLHS và các Điều 584 – 590 Bộ luật Dân sự 2015, người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường, tuy nhiên phải có căn cứ hợp lý:
- Chi phí chữa trị bằng thuốc ngoại:
Cần chứng minh thuốc ngoại là cần thiết, có đơn thuốc, hóa đơn rõ ràng.
Nếu không có chứng cứ, đề nghị Tòa chỉ công nhận theo chi phí điều trị trung bình.
- Tổn thất tinh thần:
Phù hợp, nhưng cần xem xét tính hợp lý với mức thương tật 30–43%.
Tối đa không quá 50 tháng lương cơ sở theo pháp luật.
- Chi phí cấp dưỡng cho mẹ già và hai con nhỏ:
Phải chứng minh bị hại mất hoàn toàn khả năng lao động, thu nhập là nguồn chính.
Nếu chưa có giám định mất sức lao động → không đủ căn cứ bồi thường khoản này.
- Chi phí thuê người trông nom:
Phải có chỉ định của bá sĩ cần người chăm sóc, hợp đồng, nhân chứng, hóa đơn, nếu không có → đề nghị Tòa bác bỏ.
- Thu nhập bị mất:
Cần chứng minh được mức thu nhập trung bình bị mất trong thời gian điều trị.
* Quan điểm chung:
Chấp nhận bồi thường các khoản hợp lý, có chứng cứ.
Bác hoặc giảm các khoản không có cơ sở rõ ràng.
Nếu bị cáo khó khăn về kinh tế, đề nghị Tòa cho trả góp theo Điều 585 BLDS.
Câu 4 (2.5 điểm)
Soạn nội dung chính trong bản luận cứ bào chữa cho Thủy tại phiên tòa sơ thẩm
LUẬN CỨ BÀO CHỮA TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Tôi là luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Thủy. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và theo dõi diễn biến tại phiên tòa, tôi xin trình bày quan điểm bào chữa như sau:
- Về tội danh:
Bị cáo có hành vi gây thương tích nhưng xảy ra trong bối cảnh tinh thần bị kích động mạnh, do liên tục bị vu khống, xúc phạm danh dự, tạt mắm vào người, gây ức chế lớn về tâm lý.
Do đó, đề nghị xem xét chuyển tội danh sang Điều 135 BLHS 2015 – hành vi xảy ra trong trạng thái bị kích động tinh thần.
- Về tình tiết giảm nhẹ:
Áp dụng khoản 1 Điều 51 BLHS, bị cáo có các tình tiết:
Điểm e: phạm tội khi bị kích động tinh thần.
Điểm s: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
Điểm b: tự nguyện bồi thường một phần.
→ Căn cứ Điều 54: đề nghị áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt nếu Tòa vẫn áp dụng Điều 134.
III. Về trách nhiệm dân sự:
Bị cáo đồng ý bồi thường nhưng đề nghị Tòa xem xét kỹ các khoản:
Chỉ chấp nhận phần có chứng cứ rõ ràng.
Cho phép bị cáo trả góp vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
- Đề nghị hình phạt:
Chuyển tội danh sang Điều 135: đề nghị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền.
Nếu giữ nguyên Điều 134 khoản 3: đề nghị áp dụng Điều 54 để xử phạt dưới khung.
Kính mong HĐXX cân nhắc các tình tiết khách quan, chủ quan, nhân thân tốt và thái độ ăn năn của bị cáo để có bản án công bằng, khoan hồng, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật.
Xin trân trọng cảm ơn.
Trả lời