Các câu hỏi ôn tập môn Luật Hiến pháp (có đáp án)
Mục lục:
- Câu 1. Trình bày khái niệm, các quan điểm về “hiến pháp”.
- Câu 2. Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp.
- Câu 3. Nêu khái quát lịch sử phát triển của hiến pháp trên thế giới.
- Câu 4. Phân tích nhận định “Hiến pháp là bản khế ước xã hội”.
- Câu 5. Tại sao nói Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực Nhà nước?
- Câu 6. Tại sao nói Hiến pháp là đạo luật bảo vệ các quyền cơ bản của con người?
- Câu 7. Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp.
- Câu 8. Trình bày một số cách phân loại hiến pháp.
- Câu 9. Phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp.
- Câu 10. Quy trình lập hiến, sửa đổi Hiến pháp theo quy định tại các Hiến pháp Việt Nam năm 1946. 1992 và 2013 có những điểm nào giống và khác nhau?
- Câu 11. Hiến pháp bất thành văn của Anh quốc có những đặc điểm nào?
- Câu 12. Bảo hiến: khái niệm, cơ sở, các mô hình điển hình.
- Câu 13. Trình bày về mô hình bảo hiến tập trung (Tòa án Hiến pháp).
- Câu 14. Trình bày về mô hình bảo hiến phân tán (phi tập trung).
- Câu 15. Bình luận về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam.
- Câu 16. “Chủ nghĩa lập hiến” (chủ nghĩa hợp hiến) là gì?
- Câu 17. Hiến pháp với pháp quyền (rule of law) liên hệ với nhau như thế nào?
- Câu 18. Nguyên tắc bảo đảm tính tối cao của hiến pháp (“hiến pháp tối thượng”) thể hiện như thế nào?
- Câu 19. Nêu khái quát các tư tưởng lập hiến ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
- Câu 20. Nêu một số nội dung cơ bản của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh.
- Câu 21. Đặc điểm về nội dung và hình thức của hiến pháp Việt Nam so với hiến pháp các quốc gia khác trên thế giới.
- Câu 22. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946.
- Câu 23. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1959.
- Câu 24. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1980.
- Câu 25. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992.
- Câu 26: Những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
- Câu 27: Vị trí, vai trò của Lời nói đầu trong Hiến pháp. Đặc điểm của Lời nói đầu của các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980,1992. 2013.
- Câu 28: Chế độ chính trị của Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980,1992 và 2013.
- Câu 29: Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị.
- Câu 30: Nêu quy định về vai trò, vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các Hiến pháp năm 1959. 1980, 1992 và 2013.
- Câu 31: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước bằng những phương thức nào?
- Câu 32: Hiến pháp có quan hệ như thế nào với Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Câu 33. Nêu những điểm khác biệt và tương đồng về hình thức Nhà nước Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980, 1992 và 2013.
- Câu 34: Nội hàm của nguyên tắc hiến định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
- Câu 35: Nguyên tắc phân quyền là gì? Hiến pháp 2013 thể hiện nguyên tắc này như thế nào?
- Câu 36: Nguyên tắc tập quyền là gì? Nguyên tắc này thể hiện trong các Hiến pháp Việt Nam như thế nào?
- Câu 37: Nêu những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị
- Câu 38: Hình thức cấu trúc lãnh thổ của Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980, 1992 và 2013.
- Câu 39: Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Câu 40: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?
- Câu 41: Phân biệt hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”
- Câu 42: Nhà nước có các nghĩa vụ gì về quyền con người?
- Câu 43: Có những cách phân loại quyền con người nào?
- Câu 44: Công dân Việt Nam có khả năng bị Nhà nước tước quốc tịch không?
- Câu 45: Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ công dân Việt Nam ở nước ngoài hay không?
- Câu 46: Hiến pháp có thể bảo vệ quyền con người bằng những cách nào?
- Câu 47: Những điểm mới của chế định về QCN, Quyền công dân và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp năm 2013.
- Câu 48: Hiến pháp 2013 quy định những căn cứ cụ thể nào có thể sử dụng để hạn chế quyền con người quyền công dân?
- Câu 49: Quyền dân sự theo Hiến pháp năm 2013
- Câu 50: Quyền chính trị theo Hiến pháp năm 2013
- Câu 51: Liệt kê các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp 2013
- Câu 52: Một số điều khoản tại Chương II Hiến pháp 2013 có quy định: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Bình luận về quy định này
- Câu 53: Những công dân nào có quyền bầu cử ứng cử
- Câu 54: Việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam có gì khác so với trong Hiến pháp các nước trên thế giới?
- Câu 55: Hiến pháp Việt Nam quy định những nghĩa vụ nào của công dân
- Câu 56: Mối quan hệ giữa bầu cử và dân chủ
- Câu 57: Bình luận về câu nói “bầu cử là thước đo dân chủ của một quốc gia”.
- Câu 58+ 59+ 60+ 61+ 62: Trình bày các nguyên tắc bầu cử theo Hiến pháp năm 2013.
- Câu 63: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định như thế nào về tuổi bầu cử và tuổi ứng cử?
- Câu 64: Hội đồng bầu cử quốc gia do cơ quan nào quyết định thành lập?
- Câu 65: Hội đồng bầu cử quốc gia có bao nhiêu thành viên?
- Câu 65. Hội đồng bầu cử quốc gia có bao nhiêu thành viên?
- Câu 66. Hội đồng bầu cử quốc gia gồm những ai?
- Câu 67. Các tổ chức phụ trách bầu cử ở Việt Nam hiện nay.
- Câu 68. Quy trình tổ chức bầu cử ở Việt Nam hiện nay.
- Câu 69. Mặt trân tổ quốc Việt Nam có vai trò gì trong việc bầu cử hiện nay?
- Câu 70. Người đang bị tạm giam, tạm giữ có được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu QH ko?
- Câu 71. Người đang bị khởi tố bị can có được ứng cử đại biểu QH và đại biểu HĐND không?
- Câu 72. Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. phiếu bầu gạch xóa hết tên những người ứng cử có được coi là phiếu bầu hợp lệ không?
- Câu 73: Chế độ kinh tế theo các Hiến pháp 1980, 1992 và 2013 có gì khác nhau?
- Câu 74: Quy định về sở hữu theo các Hiến pháp năm 1980, 1992. 2013 có gì khác nhau?
- Câu 75: Quy định về các thành phần kinh tế theo các Hiến pháp năm 1980, 1992, 2013 có gì khác nhau?
- Câu 76: Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế VN nghĩa là như thế nào?
- Câu 77: Chế định sở hữu đất đai qua các bản hiến pháp 1980, 1992, 2013
- Câu 78: Các quyền về văn hoá của công dân qua các bản hiến pháp 1980, 1992, 2013
- Câu 79: Chế định bảo vệ Tổ quốc qua các bản hiến pháp 1980, 1992, 2013
- Câu 80: Địa vị pháp lí của Quốc hội Hiến pháp 2013
- Câu 81: Chức năng của Quốc hội Hiến pháp 2013:
- Câu 82: Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội Hiến pháp 2013:
- Câu 83: Quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội trong Hiến pháp 2013:
- Câu 84: Quốc hội thực hiện chức năng giám sát với những cơ quan:
- Câu 85: Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao bằng cách:
- Câu 86: Quốc hội bầu ra những chức danh nào trong bộ máy Nhà nước?
- Câu 87: “Lấy phiếu tín nhiệm” và “Bỏ phiếu tín nhiệm”:
- Câu 88: Những cơ quan, chủ thể có quyền đề nghị QH quyết định trưng cầu ý dân:
- Câu 89: Cơ cấu tổ chức của QH theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức QH 2014:
- Câu 90: Mô hình nghị viện/QH 2 viện có những ưu thế, hạn chế gì so với mô hình 1 viện?
- Câu 91: Vị trí pháp lí của UBTVQH theo Hiến pháp 2013:
- Câu 92: UBTVQH gồm:
- Câu 93: Một bộ trưởng có thể thể đồng thời là Ủy viên UBTVQH không?
- Câu 94: Nhiệm vụ, quyền hạn chính của UBTVQH theo Hiến pháp 2013
- Câu 95: UBTVQH có thẩm quyền ban hành Pháp lệnh, nghị quyết.
- Câu 96: Chức năng của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban chuyên môn theo Hiến pháp năm 2013.
- Câu 97. Hiện nay Quốc hội có bao nhiêu Ủy ban?
- Câu 98. Kể tên các Ủy ban của Quốc hội.
- Câu 99. Quy định về nhiệm kỳ của Quốc hội có thay đổi như thế nào qua các bản Hiến pháp Việt Nam?
- Câu 100. Trình bày một số vấn đề cơ bản liên quan đến kỳ họp Quốc hội.
- Câu 101. Quy trình lập pháp của Quốc hội gồm những giai đoạn nào?
- Câu 102. Thực trạng hiện nay Chính phủ soạn thảo hầu hết các Dự án (dự thảo) Luật có hợp lý hay không?
- Câu 103. Vị trí pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.
- Câu 104. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.
- Câu 105. Nêu khái niệm quyền hành pháp của Chính phủ.
- Câu 106: Các thẩm quyền chủ yếu của chính phủ theo hiến pháp 2013
- Câu 107: Thủ tướng chính phủ có nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội không?
- Câu 108: Thẩm quyền của Thủ tướng theo hiến pháp 2013
- Câu 109: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ
- Câu 110: Việc thành lập, bãi bỏ bộ, các cơ quan ngang bộ do cơ quan nào quyết định?
- Câu 111: Vị trí pháp lý của Bộ trưởng
- Câu 112: Việc đề nghị bổ nhiệm, phê chuẩn bổ nhiệm một Bộ trưởng diễn ra theo trình tự:
- Câu 113: Quyền lập quy của Chính phủ
- Câu 114: Quyền trình dự án luật của Chính phủ
- Câu 115: Những điểm mới của Hiến pháp 2013 về Chính phủ
- Câu 116: Định chế Chủ tịch nước Việt Nam qua các bản Hiến Pháp:
- Câu 117: Địa vị Pháp lý của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 2013
- Câu 118: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong Hiến Pháp 2013 được quy định bởi điều 88, 89, 90 Hiến Pháp 2013
- Câu 119: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực Lập pháp
- Câu 120: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực Tư Pháp
- Câu 121: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực Hành Pháp
- Câu 122: Những điểm mới của iến Pháp 2013 về Chủ tịch nước
- Câu 123: Vị trí pháp lý của Tòa án Nhân dân Tối cao
- Câu 124: Nêu khái niệm quyền Tư pháp của Tòa án
- Câu 125: Cơ cấu tổ hức hệ thống Tòa án theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014:
- Câu 126: Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân tối cao
- Câu 127: Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân Tối cao
- Câu 128: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có tối đa là bao nhiêu thành viên?
- Câu 129: Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao do cơ quan nào bầu ra?
- Câu 130: Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao
- Câu 131: Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao
- Câu 132: Ủy ban Thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao có tối đa bao nhiêu thành viên?
- Câu 133: Trình bày nội dung nguyên tắc độc lập xét xử
- Câu 134: Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về tòa án
- Câu 135: Vị trí pháp lý của viện kiểm sát theo Hiến pháp năm 2013
- Câu 136: Trình bày về quyền công tố của viện kiểm sát
- Câu 137: Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Câu 138: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do cơ quan nào bầu ra?
- Câu 139: “Chính quyền địa phương” được hiểu gồm những cơ quan nào?
- Câu 140: Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính có phải lấy ý kiến nhân dân địa phương không?
- Câu 141: Vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân theo Hiến pháp năm 2013
- Câu 142: Vị trí pháp lý của Ủy ban nhân dân theo các Hiến pháp năm 2013.
- Câu 143: Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
- Câu 144: Cơ quan nào bầu ra Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh?
- Câu 145: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
- Câu 146: Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
- Câu 147: Trình bày về mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với các cơ quan Nhà nước ở trung ương.
- Câu 148: Hãy bình luận về chính sách thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường ở một số địa phương thời gian qua.
- Câu 149: Những điểm mới của Hiến pháp 2013 về chính quyền địa phương
- Câu 150: Các thiết chế hiến định mới được thành lập trong Hiến pháp năm 2013
- Câu 151: Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ gì?
Câu 1. Trình bày khái niệm, các quan điểm về “hiến pháp”.
– Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, có tính pháp lí cao nhất, là hệ thống các quy tắc gốc, cơ bản và quan trọng nhất giúp kiểm soát quyền lực Nhà nước, bảo vệ quyền con người.
– Hiến pháp do cơ quan lập pháp ban hành (nghị viện hay quốc hội), được sửa đổi, thông qua theo một quy trình trình riêng khác với luật thông thường.
– Hiến pháp được bảo vệ theo cơ chế bảo hiến
b) Các quan niệm về hiến pháp:
…
Câu 2. Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp.
Đối tượng nghiên cứu:
– Những mối quan hệ xã hội có liên quan đến nguồn gốc và bản chất quyền lực Nhà nước
– Mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhau
– Những mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan Nhà nước với công dân
– Mối quan hệ xã hội liên quán đến cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội của việc tổ chức Nhà nước Việt Nam.
>>> Xem thêm: Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hiến pháp
Câu 3. Nêu khái quát lịch sử phát triển của hiến pháp trên thế giới.
– Khi tư hữu xuất hiện, xuất hiện các giai cấp. Giai cấp thống trị lấy thần quyền để đặt ra các quy tắc chủ quan, tạo thành thể thức tổ chức quyền lực Nhà nước – những thể thức bất thành văn. Quyền lực Nhà nước bị lạm dụng, vi phạm quyền lợi của người dân.
– Xã hội phát triển, loài người nhận ra việc tổ chức Nhà nước xuất phát từ nhân dân. Các cá nhân không thể sống một cách biệt lập, cần liên kết thành một cộng đồng dưới sự quản lý của NN. Nhà nước có chức năng kiểm soát, duy trì, bảo đảm cuộc sống con người. Tuy nhiên nếu không kiểm soát quyền lực sẽ trở thành một chủ thể xâm phạm đến quyền con người. Do đó, hiến pháp ra đời như một khế ước giữa những người dân với người đại diện cho nhân dân quản lý xã hội.
– Bản văn có tính chất Hiến pháp đầu tiên là Đại Hiến chương Anh Magna Carta (1215) giới hạn quyền lực Nhà nước Anh và thừa nhận một số quyền tự do của con người. Tuy nhiên, theo nghĩa hiện đại,Hiến pháp thành văn đầu tiên là Hiến pháp Hoa Kỳ (1787).
– Trong thời kì đầu (cuối TKXVIII đến hết TKXIX), các Hiến pháp chủ yếu được xây dựng ở Bắc Mĩ và Châu Âu, sau đó lan dần ra một số nước Châu Á và Châu Mĩ – Latinh. Phải từ sau thập kỉ 1949. số quốc gia trên thế giới có Hiến pháp tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực châu Á và châu Phi, cùng với thắng lợi của phong trào giành độc lập dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa của các nước thực dân châu Âu. Hiện nay, không chỉ các quốc gia mà một số lãnh thổ trên thế giới cũng ban hành Hiến pháp.
– Trong giai đoạn đầu (còn gọi là Hiến pháp cổ điển) thường có nội dung hẹp. Kể từ sau 1917. xuất hiện mô hình hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa với nội dung rộng hơn nhiều. Xen giữa 2 trường phái này là một dạnh hiến pháp có nội dung trung hòa.
– Quá trình phát triển bao gồm cả việc sửa đổi hoặc thay thế hiên pháp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã từng nhiều lần sửa đổi hoặc thay thế Hiến pháp (VD: Hiến pháp Mỹ từ 1787 đến nay đã trải qua 27 lần tu chính)
Câu 4. Phân tích nhận định “Hiến pháp là bản khế ước xã hội”.
Hiến pháp là một bản khế ước xã hội là một nhận định đúng.
– Hiến pháp là bản khế ước nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác của cộng đồng. Thông qua hiến pháp, con người chính thức đánh đổi quyền tự do tự nhiên để trở thành một công dân, chính thức đánh đổi một phần quyền tự do quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền (và do đó anh ta trở thành người bị trị) để có được sự che chở của xã hội, đại diện bởi luật pháp.
– Để cho bản hợp đồng trao đổi này được công bằng, trong Khế ước xã hội cần phải định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền. Nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở chỗ ai cũng có thể lên nắm quyền miễn là được đa số thành viên ủng hộ. Về phía người cầm quyền, đối trọng với quyền lực anh ta có, là những ràng buộc về mặt trách nhiệm với cộng đồng. Nếu người cầm quyền không hoàn thành trách nhiệm của mình, bản hợp đồng giữa anh và cộng đồng phải bị coi như vô hiệu, và cộng đồng phải có quyền tìm ra một người thay thế mới.
>>> Xem thêm: Vì sao nói Hiến pháp là một khế ước xã hội?
Câu 5. Tại sao nói Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực Nhà nước?
– Nhà nước có nguồn gốc xuất phát từ nhân dân, được nhân dân tin tưởng giao cho quyền lực để có thể quản lí xã hội, duy trì và đảm bảo cho cuộc sống của nhân dân.
– Bên cạnh việc Nhà nước có chức năng phải duy trì và đảm bảo cho cuộc sống của con người, nếu không kiểm soát quyền lực, Nhà nước sẽ trở nên lạm quyền, xâm hại đến quyền con người. Vì Nhà nước xét cho cùng cũng chính do con người tạo nên, nên Nhà nước cũng mang theo những bản tính tốt và xấu của con người.
– Nội dung cơ bản của Hiến pháp có những quy định ngăn ngừa bản tính xấu vốn có của người cầm quyền (tức giới hạn quyên lực NN). Điều này được thể hiện qua 2 nội dung chính mà Hiến pháp đề cập là phân quyền và nhân quyền. Đi đôi với quyền lực được trao, Nhà nước cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhân dân theo hiến pháp quy định.
Câu 6. Tại sao nói Hiến pháp là đạo luật bảo vệ các quyền cơ bản của con người?
– Một trong những chức năng cơ bản của hiến pháp là bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Thông qua HP, người dân xác định những quyền gì của mình mà Nhà nước phải tôn trọng và đảm bảo thực hiện, cùng những cách thức để bảo đảm thực thi những quyền đó.
– Với tính chất là văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao, hiến pháp là bức tường chắn quan trọng nhất để ngăn ngừa những hành vi lạm dụng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, cũng như là nguồn tham chiếu đầu tiên mà người dân thường nghĩ đến khi các quyền của mình bị vi phạm.
– Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp còn được phát huy thông qua hệ thống chế quyền bảo vệ, cụ thể như thông qua hệ thống tòa án tư pháp, các cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan thanh tra Quốc hội hay Tòa án hiến pháp.
Câu 7. Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp.
– Đối với một quốc gia:
+ Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất. Hiến pháp là nền tảng cho hệ thống các văn bản pháp luật khác.
+ Hiến pháp góp phần nền tảng tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân. Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia. Điều này quyết định to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia ấy.
– Đối với mỗi người dân:
+ Hiến pháp góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự. Người dân được tự do thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội.
+ Hiến pháp ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm. Hiến pháp là công cụ pháp lí đầu tiên và quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền công dân
+ Hiến pháp sẽ tạo sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo
Câu 8. Trình bày một số cách phân loại hiến pháp.
– Theo hình thức
* Hiến pháp bất thành văn
+ Các văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật hình thành trên tục lệ, án lệ, quy định tổ chức quyền lực Nhà nước
+ Không được Nhà nước tuyên bố, ghi nhận, không có tính trội so với các đạo luật khác về quy trình soạn thảo, sửa đổi hay giá trị pháp lí
+ Hiến pháp được định nghĩa về nội dung nhưng không được định nghĩa về hình thức.
+ Các Nhà nước đang sử dụng: Anh, New Zeland, Isarael.
* Hiến pháp thành văn
+ Nội dung của hiến pháp được soạn thảo thành văn bản. Có thể có nhiều văn bản.
+ Hiến pháp được Nhà nước ghi nhận là văn bản có tính pháp lí cao nhất, là luật cơ bản của một quốc gia.
– Theo nội dung
* Hiến pháp cổ điển
+ Ra đời từ thế kỷ 18.19 nhưng còn hiệu lực pháp lý như Hiến pháp Mỹ 1787. Na Uy 1814…
+ Chỉ quy định về quyền tự do của con người, quyền lực Nhà nước. Không đề cập đến kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Hiến pháp điều chỉnh những vấn đề ở tầm vĩ mô, mang tính khái quát cao => bền vững, tránh sửa đổi thường xuyên.
* Hiến pháp hiện đại
+ Ra đời từ sau hai cuộc chiến tranh thế giới
+ Quy định rộng hơn so với Hiến pháp truyền thống. Quy định cả về kinh tế, văn hóa, xã hội
+ Do quy định nhiều đối tượng nên có tính bền vững không cao
+ Nhiều nội dung mang tính dân chủ, giai cấp.
+ Bổ sung một số quyền công dân mới như bình đẳng giới, bầu cử, vv…
– Theo thủ tục thông qua, sửa đổi
* Hiến pháp cương tính
+ Có ưu thế đặc biệt, phân biệt giữa lập hiến và lập pháp
+ Được QH lập hiến thông qua.
+ Nếu trở nên lỗi thời có thể sửa đổi, bổ sung
+ Có cơ chế bảo hiến
* Hiến pháp nhu tính
+ Được chính cơ quan lập pháp sửa đổi, bổ sung.
+ Trình tự thông qua như một luật thường
+ Không có sự phân biệt đẳng cấp với luật thường.
+ Không đặt ra vấn đề bảo hiến
– Theo bản chất hiến pháp
* Tư bản chủ nghĩa
+ Quy định về phân quyền theo thuyết tam quyền phân lập.
+ Thừa nhận quyền tư hữu của cải, tư liệu sản xuất
+ Đối tượng quy định dừng lại ở quyền dân sự và chính trị
* Xã hội chủ nghĩa
+ Phủ nhận thuyết tam quyền phân lập
+ Đảng Cộng Sản lãnh đạo, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan.
+ Đối tượng quy định mở rộng ra cả kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 9. Phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp.
>>> Xem bảng so sánh chi tiết tại đây: So sánh quyền lập hiến và quyền lập pháp
Quyền lập hiến | Quyền lập pháp | ||
Khái niệm | Là quyền làm Hiến pháp và sửa đổi hiến phápQuyền lập hiến nguyên thủy (xây dựng bản Hiến pháp đầu tiên hoặc làm một Hiến pháp mới) và Quyền lập hiến phái sịnh (quyền sửa đổi Hiến pháp hiện hành) | Là quyền làm luật, sửa đổi luật | |
Chủ thể lập hiến, lập pháp | Thuyết tam quyền phân lập | Thuyết tập quyền XHCN | Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Tuy nhiên hoạt động lập pháp của Quốc hội thực chất là kiểm tra, giám sát sự tương hợp giữa giải pháp lập pháp của Chính phủ với ý chí của nhân dân, từ đó thông qua hoặc không. Như vậy, quyền lập pháp là quyền thông qua luật.Quốc hội chỉ tổng hợp, kiểm tra và đưa ra quyết định của mình chứ không làm mọi công đoạn của quy trình lập pháp |
Nhân dân là chủ thể và là người phân chia quyền lựcBằng quyền lập hiến, nhân dân phân chia bình đẳng quyển lực cho 3 ngành: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp
Ngành lập pháp không có quyền lập hiến |
Quốc hội là chủ thể tiến hành phân công quyền lực vì nhân dân không chia quyền lực đều nhau mà trao quyền cho người đại diện tối cao – Quốc hộiNgành lập pháp đảm nhiệm quyền lập hiến | ||
Sản phẩm | Hiến pháp | Các đạo luật |
Câu 10. Quy trình lập hiến, sửa đổi Hiến pháp theo quy định tại các Hiến pháp Việt Nam năm 1946. 1992 và 2013 có những điểm nào giống và khác nhau?
Các quy trình | 1946 | 1992 | 2013 |
Yêu cầu sửa đổi hiến pháp | Điều 70: 2/3 số nghị viên yêu cầu | – Không quy định– Trong thực tế, đảng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc đề xuất chủ trương, nội dung sửa đổi hiến pháp và mang tính quyết định. Đảng còn đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu tiếp theo của quá trình sửa đổi hiến pháp. | |
Quyết định sửa đổi hiến pháp | – Sau khi các chủ thể đề xuất việc sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội sẽ đưa vấn đề này ra thảo luận để quyết định việc sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.– Quốc hội ban hành nghị quyết sửa đổi hiến pháp. Qua đó thông qua chủ trương sửa đổi; thành lập ủy ban sửa đổi, bổ sung hiến pháp | ||
Xây dựng dự thảo | – Chủ yêu được thực hiện bởi ủy ban dự thảo dự thảo do Quốc hội thành lập.– Mỗi một lần sửa đổi sẽ có 1 ủy bản dự thảo được thành lập. Ủy bản này sẽ thành lập thêm những thường trực ủy ban và cơ quan chuyên môn để giúp việc | ||
Tham vấn nhân dân | – | ||
Thảo luận | – | ||
Thông qua | – Quốc hội thực hiện chức năng lập hiến tập trung nhất thông qua quyền biểu quyết dự thảo Hiến pháp. Tại một phiên họp toàn thể, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự thảo. Theo quy định của Hiến pháp, việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Diều này thể hiện tính trội của Hiến pháp so với các đạo luật thông thường. | ||
– Yêu cầu phúc quyết toàn dân | – Không yêu cầu phúc quyết toàn dân | ||
Công bố | – | – | |
Hiệu lực pháp lí | – Không quy định | – Được quy định tại điều 146 (HP 92) và 119 (HP 2013)– Hiến pháp nước CHXHCNVN là luật cơ bản của NN, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
– Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. |
Câu 11. Hiến pháp bất thành văn của Anh quốc có những đặc điểm nào?
Hiến pháp Anh là tập hợp một số luật và các nguyên tắc pháp luật, các điều ước quốc tế, các án lệ, tập quán của Nghị viện và các nguồn khác. Anh quốc không có một văn bản Hiến pháp duy nhất như hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là lý do mà nhiều người nói rằng Hiến pháp của nước Anh là hiến pháp không thành văn.
Điểm đặc biệt này đã khiến Hiến pháp Anh có một số đặc trưng cơ bản sau:
1. Chủ quyền tối cao của Nghị viện và Nhà nước pháp quyền
Vào thế kỷ XIX, một luật gia, một nhà Hiến pháp học Anh nổi tiếng là A.V. Dicey đã viết rằng: “Hai trụ cột của Hiến pháp Anh là chủ quyền tối cao của Nghị viện và Nhà nước pháp quyền”. Theo thuyết này, Nghị viện có thể ban hành bất kỳ luật nào. Các luật do Nghị viện ban hành có hiệu lực tối cao và là nguồn cuối cùng của pháp luật. Điều này trái với các nước có Hiến pháp thành văn, tất cả các luật do Nghị viện ban hành đều không được trái với Hiến pháp. Rất nhiều luật của Liên hiệp Vương quốc Anh có ý nghĩa như là Hiến pháp. Ví dụ: Hạ viện Anh có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, buộc Chính phủ phải từ chức. Việc bỏ phiếu bất tín nhiệm không cần phải Thượng viện hay Vua phê chuẩn.
Luật cải cách Hiến pháp năm 2005 cho phép Nghị viện cũng có thể xét xử theo thủ tục đàn hạch để cách chức các thẩm phán nếu họ có hành vi không phù hợp với tư cách thẩm phán.
Nghị viện Anh có khá nhiều quyền nên nhà Hiến pháp học của Anh là Enoche Powel đã viết: “Ngoài lịch sử Nghị viện, nước Pháp vẫn có lịch sử của mình. Nhưng nếu bỏ qua lịch sử Nghị viện, nước Anh không còn tồn tại”. Nhận xét này cũng rất phù hợp với câu châm ngôn nổi tiếng về Nghị viện Anh: “Nghị viện có thể làm được tất cả trừ việc biến người đàn ông thành người đàn bà”.
2. Chế độ quân chủ lập hiến
“Nhà vua trị vì mà không cai trị” – câu nói của nhà văn Anh Walter Bagehot về nhà vua Anh đã trở thành câu châm ngôn nổi tiếng về chế độ quân chủ lập hiến ở Anh. Theo Hiến pháp, Vua là người đứng đầu Nhà nước có rất nhiều quyền nhưng những quyền đó nhà vua không trực tiếp thực hiện hoặc thực hiện theo sự tư vấn của Thủ tướng. Theo Hiến pháp, Vua có các thẩm quyền sau đây: bổ nhiệm và miễn nhiệm Thủ tướng; bổ nhiệm và miễn nhiệm các bộ trưởng; bổ nhiệm các công chức cấp cao; triệu tập, trì hoãn, khai mạc, bế mạc các kỳ họp của Nghị viện và giải tán Nghị viện; tuyên bố chiến tranh và hòa bình; tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang; phê chuẩn các hiệp ước; bổ nhiệm các giám mục và Tổng giám mục của nhà thờ Anh; phong tặng các danh hiệu quý tộc.
3. Chế độ chính trị lưỡng đảng
Nước Anh có hai đảng là Công đảng và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền. Khi một trong hai Đảng này thắng cử trong bầu cử Nghị viện, Đảng thứ hai sẽ trở thành đảng đối lập. Đảng đối lập là lực lượng kiểm tra, giám sát và phản biện đường lối chính sách của Đảng cầm quyền.
4. Sự gắn kết và thống nhất giữa lập pháp và hành pháp
Chính phủ được thành lập từ đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện. Vì vậy có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, buộc Chính phủ phải giải tán, nên giữa Chính phủ và Nghị viện có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết. Đối với Anh, chế độ dân chủ Nghị viện buộc Chính phủ phải lãnh đạo đất nước và thông qua Nghị viện.
5. Sự tách bạch giữa chính trị và công vụ
Nước Anh xây dựng nền công vụ vô tư và khách quan bằng việc quy định công chức không đảng phái, các tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức vụ trong bộ máy hành chính và tư pháp không gắn với các đảng phái chính trị, không cần một bằng chính trị cao cấp nào. Phẩm chất của công chức là nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật.
6. Tư pháp độc lập và án lệ
Người Anh có thể tự hào về nền tư pháp của mình, một nền tư pháp độc lập không chịu sự sai khiến của bất cứ đảng phái chính trị nào. Thẩm phán có uy tín cao, bằng việc áp dụng án lệ cũng có thể sáng tạo ra các quy phạm pháp luật để duy trì trật tự pháp luật và công bằng xã hội. Thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời và chủ yếu từ các luật sư có uy tín trong xã hội.
7. Tập quán hiến pháp
Người Anh quan niệm pháp luật là đại lượng của công bằng, công lý, vì thế pháp luật được hiểu không chỉ là những quy tắc bắt buộc thực hiện do các cơ quan Nhà nước ban hành mà còn là những quy tắc do cuộc sống tạo lập nên, mặc dù trong pháp luật thành văn không tìm thấy. Quan niệm mềm dẻo về pháp luật cho phép người Anh thừa nhận các tập quán hiến pháp. Đó là những quy tắc mang tính bắt buộc đối với một số hành vi chính trị được hình thành từ lâu trong đời sống chính trị. Chẳng hạn, theo quy định của Hiến pháp, Vua có đặc quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng nhưng thực tế đã hình thành tập quán hiến pháp, Vua chỉ bổ nhiệm Thủ lĩnh của đảng cầm quyền làm Thủ tướng.
Câu 12. Bảo hiến: khái niệm, cơ sở, các mô hình điển hình.
a) Khái niệm: Chế độ bảo hiến là chế độ xử lý những hành vi vi phạm Hiến pháp của công quyền
b) Cơ sở
– Hiến pháp cương tính
+ Hiến pháp cương tính được sửa đổi theo những thủ tục đặc biệt (do có sự phân cấp hiệu lực giữa Hiến pháp và thường luật)
+ Hiến pháp nhu tính: KHÔNG đặt ra vấn đề bảo hiến
– Nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, nên quyền lập hiến là quyền nguyên thủy, nghĩa là quyền lập hiến không bị giới hạn bởi bất cứ luật lệ nào, khai sinh ra các quyền khác. Do đó Hiến pháp – sản phẩm của quyền nguyên thủy phải có hiệu lực pháp lý tối cao trong các mối quan hệ với các văn bản pháp luật khác – sản phẩm của quyền phái sinh.
– Chế độ bảo hiến chỉ tồn tại trên cơ sở các quy định về quyền công dân trong Hiến pháp. Vì bảo hiến sinh ra là để hạn chế việc chính quyền xâm phạm quyền công dân, nên nếu Hiến pháp không quy định quyền công dân thì chế độ bảo hiến không tồn tại.
Các mô hình bảo hiến:
– Bảo hiến bởi cơ quan dân dân cử/ chính trị
– Bảo hiến bằng cơ chế tài phán hiến pháp
1. Bảo hiến tập trung: Chỉ có 1 cơ quan là tòa án hiến pháp làm nhiệm vụ xét xử. Cơ qua này hoạt động độc lập với tòa án thường. VD: Đức,
2. Bảo hiến phi tập trung: Tất cả các toàn án có quyền xét xử. VD: Mỹ
– Ngoài ra còn một số mô hình:
1. Tòa án tối cao: thuộc loại mô hình tập trung hóa, Tòa án tối cao là cơ quan duy nhất được trao thẩm quyền. Ít nước áp dụng: Ireland, Việt Nam cộng hòa (theo Hiến pháp 1967)
2. Hội đồng Hiến pháp: thuộc loại mô hình tập trung hóa, Hội đồng Hiến pháp như 1 cơ quan chính trị chứ không phải 1 cơ quan tài phán Hiến pháp thực thụ.
3. Mô hình “hỗn hợp”: đây là xu thế chung trên thế giới, có đặc điểm của ít nhất 2 mô hình khác nhau (rất ít nước áp dụng thuần khiết mô hình tập trung hóa).
Câu 13. Trình bày về mô hình bảo hiến tập trung (Tòa án Hiến pháp).
Khác với mô hình Hoa Kỳ, các nước lục địa châu Âu không trao cho Toà án tư pháp thực hiện giám sát Hiến pháp mà thành lập một cơ quan đặc biệt để thực hiện chức năng bảo hiến, có vị trí độc lập với quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cơ quan này được gọi là Toà án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến, Viện Bảo hiến. Thẩm phán là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được bổ nhiệm hay bầu cử theo một chế độ đặc biệt. Quyết định của Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến có giá trị bắt buộc. Mô hình ra đời sớm nhất ở Áo (1920).
Theo mô hình, Toà án Hiến pháp có thẩm quyền như sau: xem xét tính hợp hiến của các văn bản luật, các điều ước quốc tế mà Tổng thống hoặc Chính phủ đã hoặc sẽ tham gia ký kết, các sắc lệnh của Tổng thống, các Nghị định của Chính phủ, có thể tuyên bố một văn bản luật, văn bản dưới luật là vi hiến và làm vô hiệu hoá văn bản đó; xem xét tính hợp hiến của các cuộc bầu cử Tổng thống, bầu cử Nghị viện và trưng cầu ý dân; tư vấn về tổ chức bộ máy Nhà nước, về các vấn đề chính trị đối nội cũng như đối ngoại; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, giữa chính quyền trung ương và địa phương; giám sát Hiến pháp về quyền con người và quyền công dân. Ngoài ra, một số Toà án Hiến pháp như của Italia còn có quyền xét xử Tổng thống khi Tổng thống vi phạm pháp luật.
Câu 14. Trình bày về mô hình bảo hiến phân tán (phi tập trung).
Mô hình bảo hiến phân tán hay còn gọi là mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, là mô hình Tòa án Tối cao và tòa án các cấp đều có chức năng và thẩm quyền giám sát tính hợp hiến, được xây dựng trên cơ sở học thuyết tam quyền phân lập. Theo quan điểm của học thuyết này, hệ thống các cơ quan tòa án không những có chức năng xét xử các hành vi vi phạm pháp luật của các công dân mà còn có chức năng kiểm soát, hạn chế quyền lực của các cơ quan lập pháp và hành pháp. Xây dựng bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực một cách rõ ràng, Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới trao cho các tòa án quyền phán quyết về tính hợp hiến của các văn bản luật và văn bản dưới luật.
Đây là mô hình giao cho tòa án tư pháp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật thông qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào các đơn kiện của đương sự, các sự kiện pháp lý cụ thể mà bảo vệ Hiến pháp. Mô hình có ưu điểm là bảo hiến một cách cụ thể vì nó liên quan đến từng vụ việc cụ thể. Nhưng lại có 2 nhược điểm lớn:
– Giao quyền bảo hiến cho tòa án các cấp nên thủ tục dài dòng;
– Phán quyết của Tòa án về tính hợp hiến chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng. Và khi một đạo luật được Tòa án xác định là trái Hiến pháp thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng và chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các Tòa án cấp dưới (nếu là phán quyết của Tòa án Tối cao thì có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp). Nghĩa là, Tòa án không có thẩm quyền hủy bỏ đạo luật bị coi là trái với Hiến pháp và về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực mặc dù trên thực tế sẽ không được Tòa án áp dụng.
Câu 15. Bình luận về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam.
– Khái niệm: Theo nghĩa rộng, cơ chế bảo vệ hiến pháp là toàn bộ những yếu tố, phương tiện, phương cách và biện pháp nhằm bảo đảm cho hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra.
Với nghĩa hẹp, cơ chế bảo vệ hiến pháp là một thiết chế được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc và quy định của pháp luật, để thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm cho hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm có thể xảy ra.
– Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam: Cơ cấu của thiết chế bảo vệ Hiến pháp của Việt Nam là không có cơ quan chuyên trách, mà việc kiểm tra tính hợp hiến của văn bản được giao cho Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.
Mô hình này có nhiều sự hạn chế bởi sự vừa ban hành vừa tự kiểm tra các đạo luật không đảm bảo tính độc lập, khách quan. Hơn nữa, Quốc hội là một cơ quan chính trị, nên không có trình tự, thủ tục phù hợp để tiến hành phán xét tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật.
Chính vì những điểm hạn chế trên, cơ chế bảo hiến ở Việt Nam cần phát triển theo hướng hình thành một cơ quan bảo vệ hiến pháp chuyên trách.
Câu 16. “Chủ nghĩa lập hiến” (chủ nghĩa hợp hiến) là gì?
– Chủ nghĩa lập hiến (chủ nghĩa hiến pháp, chủ nghĩa hợp hiến) là một ý tưởng xuất phát từ các học thuyết chính trị của Jonh Locke, theo đó quyền lực chính phủ cần phải được giới hạn bởi pháp luật và chính phủ phải tuân thủ những giới hạn luật định đó trong hoạt động.
Chủ nghĩa lập hiến là một khái niệm phức tạp, có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Nhưng chúng ta có thể nói rằng cốt lõi của chủ nghĩa lập hiến là ý tưởng về một chính phủ bị giới hạn quyên lực và bị kiểm soát bởi hiến pháp.
Câu 17. Hiến pháp với pháp quyền (rule of law) liên hệ với nhau như thế nào?
Pháp quyền (rule of law, hay “Nhà nước pháp quyền” như thường gọi ở Việt Nam), theo định nghĩa giản dị của Max Weber, là một trật tự xã hội dựa trên sự “thượng tôn luật pháp”. Trật tự này phản ánh quan niệm của John Locke: “Tự do của con người trong một chế độ cai trị có nghĩa là sống theo một luật lệ bền vững, chung cho cả mọi người trong xã hội; luật lệ này phải được quy định bởi cơ quan lập pháp đã được thiết lập trong chế độ đó”.Tư tưởng pháp quyền xuất phát ở phương Tây từ thời La Mã và được phát triển hoàn chỉnh bởi thuyết chủ nghĩa hợp hiến (hoặc chủ nghĩa lập hiến – constitutionalism) – học thuyết chính trị, pháp lý cho rằng quyền lực Nhà nước phải được quy định bởi hiến pháp, Nhà nước phải quản lý xã hội theo hiến pháp, có nhiệm vụ trước hết là nhằm phục vụ cộng đồng và bảo vệ các quyền, tự do của con người. Như vậy, giữa pháp quyền và hiến pháp có mối quan hệ không tách rời. Từ trước đến nay, những tư tưởng pháp quyền luôn là nền tảng cho nội dung và phản ánh tính chất tiến bộ của các bản hiến pháp.
Câu 18. Nguyên tắc bảo đảm tính tối cao của hiến pháp (“hiến pháp tối thượng”) thể hiện như thế nào?
Bảo đảm tính tối cao của hiến pháp đòi hỏi:
1. Tất cả các cơ quan Nhà nước được nhân dân uỷ quyền không những phải tổ chức và hoạt động theo quy định của hiến pháp mà các cơ quan này còn phải ban hành các văn bản pháp luật (kể cả các văn bản luật và văn bản dưới luật) phù hợp với hiến pháp. Tất cả các văn bản pháp lí phải phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn và phải hợp hiến.
2. Nhà nước không được tham gia ký kết các điều ước quốc tế có nội dung mâu thuẫn, đối lập với các quy định của hiến pháp. Khi có mâu thuẫn, đối lập giữa quy định của điều ước với hiến pháp thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc phải bảo lưu (không thực hiện) đối với những điều mâu thuẫn đó của các điều ước quốc tế.
3. Tính tối cao của hiến pháp còn đòi hỏi văn kiện của các tổ chức chính trị- xã hội khác cũng không được có nội dung trái với hiến pháp và pháp luật.
4. Trong những trường hợp có sự mâu thuẫn giữa quy định của các văn bản pháp luật khác với các quy định của hiến pháp thì thực hiện theo quy định của hiến pháp, nếu văn kiện của các tổ chức, đoàn thể xã hội có nội dung trái với hiến pháp và các văn bản luật khác của Nhà nước thì phải áp dụng quy định của hiến pháp, của các văn bản luật
Câu 19. Nêu khái quát các tư tưởng lập hiến ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Trước cách mạng tháng 8. 1945. Nhà nước ta là Nhà nước thực dân nửa phong kiến, do vậy không có Hiến pháp. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của nền văn minh nhân loại sau CM dân chủ ở châu Âu và cải cách chính trị ở các nước trong khu vực, các tư tưởng hiến pháp bắt đầu du nhập vào nước ta.
Các tư tưởng lập hiến thời kỳ này rất đa dạng nhưng cơ bản có thể chia thành 2 trường phái: Trường phái bảo thủ và trường phái cách mạng.
– Trường phái bảo thủ: Các cuộc cải cách hiên pháp nhằm bảo đảm các quyền dân chủ được tiến hành theo phương thức ôn hòa, chống bạo động và trong khuôn khổ thừa nhận chính quyền bảo hộ của Pháp. Nhìn chung, các tư tưởng bảo thủ đều tìm thấy những lợi ích của việc xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế bằng những cải cách dân chủ từng bước theo những chuẩn mực dân chủ tiến bộ, đề cập các nguyên tắc hiến pháp cơ bản như chế độ dân chủ, dân quyền và phân quyền. Mặc dù vậy, các tư tưởng này bị phê phán bởi thiếu tính triệt để, cải lương khi vẫn duy trì chế độ quân chủ và đặt dưới sự đô hộ của Pháp.
– Trường phái cách mạng: Quan điểm cách mạng đề xuất xây dựng Hiến pháp trên nền tảng lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế, đồng thời xóa bỏ ách thống trị của chế độ thuộc địa của Pháp. Quan điểm mang tính cách mạng triệt để hơn, muốn cho nhân dân Việt Nam có Hiếp pháp, thì trước hết phải dàng được độc lập, tự nhân dân Việt Nam sau độc lập dân tộc sẽ thong qua một bản Hiến pháp cho riêng mình mà không dựa vào sự ban hành của TD.Pháp.
Câu 20. Nêu một số nội dung cơ bản của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh.
Tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh trước hết là: nước phải độc lập, quốc gia phải có chủ quyền là điều kiện tiên quyết để có Hiến pháp và Hiến pháp ra đời là để tuyên bố về mặt pháp lý một Nhà nước độc lập, có chủ quyền, là phương tiện để bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước.
Tư tưởng lập hiến thứ hai của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hiến pháp phải là một ‘hiến pháp dân chủ’, dân chủ phải là điều kiện đủ để cho sự ra đời của một bản Hiến pháp. Các yếu tố độc lập, có chủ quyền nói ở phần trên là các điều kiện cần nhưng chưa đủ để có một ‘hiến pháp dân chủ’.
Câu 21. Đặc điểm về nội dung và hình thức của hiến pháp Việt Nam so với hiến pháp các quốc gia khác trên thế giới.
– Hiến pháp Việt Nam thuộc Hiến pháp các nước chậm phát triển, thuộc loại Hiến pháp XHCN với nền tảng là sự phủ nhận học thuyết phân quyền trong việc tổ chức NN. Thay vào đó, tư tưởng tập quyền XHCN được áp dụng. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội lè nền tảng tiếp theo của Hiến pháp nước ta. Các Hiến pháp luôn khẳng định quyền lực Nhà nước phải thuộc về ND
– Về hình thức: Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp thành văn, có đối tượng điều chỉnh rộng không chỉ quy định về chế độ chính trị, mà còn về các chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh. Hiến pháp có nhiều quy định mang tính cương lĩnh trên các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp. Tuy nhiên, các Hiến pháp không quy định cơ quan chuyên trách để phán quyết các hành vi vi hiến. Sự thiếu vắng cơ chế bảo hiến chuyên trách góp phần dẫn đến tính hình thức của Hiến pháp
Câu 22. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946.
– Hiến pháp 1946 là hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam, gắn liền với tuyên ngôn độc lập.
– Có ý nghĩa quan trọng trong việc chính thức hóa chính quyền mới được hình thành.
– Hiến pháp gồm 7 chương, 70 điều. Chương I quy định về chính thể, theo đó Việt Nam là Nhà nước dân chủ cộng hòa. Chương II quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Chương III và Chương IV quy định cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, gồm các cơ quan: Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban hà nh chính và Tòa Án.
– Về cơ cấu tổ chức Nhà nước, Hiếp pháp 1946 có những đặc điểm của chính thể cộng hòa lưỡng tính. Chủ tịch nước không những là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Nhà nước, mà còn là trực tiếp lãnh đạo hành pháp. Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng) phải do Nghị viện nhân dân (Quốc hội) bầu ra, nhưng lại không phải chịu trách nhiệm trước Nghị Viện.
– Ngoài việc thể hiện mối quan hệ tương đối độc lập giữa lập pháp và hành pháp, hiến pháp 1946 còn có những đặc điểm rất khác biệt với các hiến pháp Việt Nam sau này (các cơ quan tư pháp chỉ gồm hệ thống tòa án được tổ chức theo các cấp xét xử mà không phải theo cấp đơn vị hành chính; việc tổ chức chính quyền địa phương có xu hướng phân biệt giữa thành phố, đô thị với các vùng nông thôn)
Câu 23. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1959.
– Hiến pháp 1959 được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam xác định mục tiêu tiến lên xây dựng CNXH ở Miền Bắc, miền Nam tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ.
– Hiến pháp 1959 gồm 10 chương, 79 điều. Chương I tiếp tục quy định chính thể là dân chủ cộng hòa. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. So với Hiến pháp 1946. Hiến pháp 1959 có thêm chương về chế độ kinh tế và xã hội (chương II). Chương III quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Từ Chương IV đến Chương VIII, Hiến pháp quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước.
– Hiến pháp 1959 là bản Hiến pháp đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc tổ chức Nhà nước theo mô hình XHCN.
– Nêu như Hiến pháp 1946 quy định bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc phân quyền, thì bộ máy Nhà nước cảu Hiến pháp 1959 được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực tập trung vào Quốc hội.
– Bắt đầu từ đây, các bản Hiến pháp của Việt Nam mang tính định hướng, tính chương trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với sự phát triển theo con đường xây dựng CNXH
Câu 24. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1980.
– Là một bản Khải hoàn ca, theo cảm xúc duy ý chí, đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH
– Hiến pháp 1980 gồm 12 chương, 147 điều. So với các bản Hiến pháp trươc, Hiến pháp 1980 là bản hiên pháp thể hiện rõ nét nhất quan điểm cứng nhắc về việc tổ chức và xây dựng CNXH, học tập kinh nghiệm của các nước trong hệ thống Liên Xô và Đông ÂU trước đậy.
– Chương I Hiến pháp xác định chế độ chính trị của nước ta là “Nhà nước chuyên chính vô sản”. Lần đầu tiên, Hiến pháp khẳng định rõ vai trò của ĐCS Việt Nam là “lực lượng duy nhất lãnh đạo” Nhà nước và xã hội.
– Đất đai đc quy định là “quyền sở hữu toàn dân” do Nhà nước thống nhất quản lý, từ đó, các hình thức sở hữu tư nhân hay cộng đồng về đất đai không được thừa nhận.
– Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1980 thể hiện rõ nguyên tắc trách nhiệm tập thể, các thiết chế trách nhiệm cá nhân được thay bằng các cơ quan tập thể cùng chịu trách nhiệm.
– Hiến pháp 1980 là Hiến pháp của chế độ cũ- cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp đã đẩy đất nước đến khủng hoảng kinh tế và xã hội.
Câu 25. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992.
Về cơ cấu và điều khoản không có nhiều thay đổi so với Hiến pháp 1980, nhưng về nội dung có rất nhiều thay đổi. Đó là những quy định thể hiện nhận thức mới của Việt Nam thời kỳ đổi mới:
– Không quy định rõ bản chất chuyên chính vô sản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, bản chất đó được thể hiện qua quy định: “NN của dân, do dân và vì dân”
– Quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất vào QH, k phân chia rõ giữa HP, LP, TP
– Bỏ những quy định thể hiện cơ chế tập trung, kế hoạch bao cấp của nhận thức cũ
– Chính thể CHXHCN và vai trò của Đảng CS vẫn đc giữ nguyên trong các quy định của Hiến pháp 1992.
Câu 26: Những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều. So với Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 2013 giảm 1 chương, 27 điều, trong đó có 12 điều mới (Điều 19. 34. 41. 42. 43. 55. 63. 78. 111. 112. 117 và 118); giữ nguyên 7 điều (Điều 1. 23. 49. 86. 87. 91 và 97) và sửa đổi, bổ sung 101 điều còn lại.
Hiến pháp năm 2013 có cơ cấu mới và sắp xếp lại trật tự các chương, điều so với Hiến pháp 1992 như:
Đưa các điều quy định các biểu tượng của Nhà nước (quốc kỳ, quốc huy, quốc ca …) ở Chương XI Hiến pháp năm 1992 vào Chương I “Chế độ chính trị” của Hiến pháp năm 2013.
Đổi tên Chương V Hiến pháp năm 1992 “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và đưa lên vị trí trang trọng của Hiến pháp là Chương II ngay sau Chương I “Chế độ chính trị”.
Chương II “Chế độ kinh tế” và Chương III “Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ” của Hiến pháp năm 1992 có tổng cộng 29 điều đã được Hiến pháp năm 2013 gộp lại thành một chương là Chương III “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và mội trường” và chỉ còn 14 điều nhưng quy định cô đọng, khái quát, mang tính nguyên tắc so với Hiến pháp năm 1992.
Khác với các bản Hiến pháp trước đây, lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 có một chương mới quy định về “Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước” (Chương X).
Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn đổi tên Chương IX Hiến pháp năm 1992 “Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)” thành “Chính quyền địa phương” và đặt Chương IX “Chính quyền địa phương” sau Chương VIII “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân”.
Về hình thức thể hiện của Hiến pháp năm 2013: so với với Hiến pháp năm 1992. hình thức thể hiện của Hiến pháp năm 2013 từ Lời nói đầu đến các điều quy định cô đọng hơn, khái quát, ngắn gọn, chính xác, chặt chẽ hơn. Ví dụ, Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013 được rút ngắn, cô đọng, súc tích, đủ các ý cần thiết nhưng chỉ có 3 đoạn với 290 từ so với 6 đoạn với 536 từ của Hiến pháp năm 1992.
Câu 27: Vị trí, vai trò của Lời nói đầu trong Hiến pháp. Đặc điểm của Lời nói đầu của các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980,1992. 2013.
Lời nói đầu là phần đầu tiên, phần giới thiệu của các bản hiến pháp, có thể ví như cánh cửa mở vào một ngôi nhà hiến pháp. Nó thường được viết ngắn gọn, xúc tích, tập trung đề cập đến hai khía cạnh cốt lõi: mục đích và chủ thể của hiến pháp. Có thể nói Lời nói đầu trong các bản Hiến Pháp nước ta ít nhiều có giá trị như là sự tổng kết cho một giai đoạn lịch sử ngắn của đất nước. Qua đó, chúng ta có thể thấy được bức tranh hiện thực xã hội, quan điểm và nhận thức của giai cấp lãnh đạo đất nước, sự tiến – lùi và phát triển của nền dân chủ tại Việt Nam trong gần một thế kỷ qua.
Lời nói đầu Hiến pháp năm 1946:
Lời nói đầu bản Hiến pháp đầu tiên (năm 1946) cho thấy nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khi mới thành lập (ngày 2-9-1945) là một nước dân chủ, không phân biệt giai cấp. Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và cơ quan lập pháp được gọi là Quốc hội. Thể hiện được niềm kiêu hãnh khi nhân dân giao một nhiệm vụ nặng nề cho Nhà nước là thảo ra một bản Hiến pháp. Ngoài ra lời nói đầu còn thể hiện được 3 nguyên tắc của bản Hiến pháp này:
“Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo.
Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.”
Lời nói đầu Hiến pháp năm 1959:
Thể hiện rõ khát vọng không ngừng củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kiên định cuộc đấu tranh, vì một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh khi nói: Nước Việt Nam ta là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
Khẳng định nước ta vẫn duy trì chính thể “Dân chủ cộng hòa” nhưng “là một nước dân chủ nhân dân”
Nhắc lại lịch sử hào hùng về các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Tâng bốc chủ nghĩa xã hội đứng đầu là Liên Xô.
Lời nói đầu Hiến pháp năm 1980:
Đây là lời nói đầu dài nhất trong các bản Hiến pháp và cũng là một trong những lời nói đầu dài nhất trên thế giới.
Tiếp tục ghi các công lao, lịch sử hào hùng của dân tộc.
Tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng XHCN.
Khẳng định Đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng Sản Việt Nam, đi theo con đường Cách mạng tháng 10 Nga
Cụm từ dân chủ đã không còn xuất hiện. Chính thể “Dân chủ cộng hòa” đã thay thổi thành “Xã hội chủ nghĩa”
Lời nói đầu Hiến pháp năm 1992:
Tiếp tục ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc và công lao của cha ông, những thành tựu mà đất nước đã làm được trong các năm qua.
Xây dựng Nhà nước XHCN theo chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
Lời nói đầu Hiến pháp 2013:
Là lời nói đầu ngắn gọn, xúc tích và dân chủ nhất so với các bản Hiến pháp trước đó.
Thể hiện rõ mục tiêu dân chủ và khẳng định chủ quyền của nhân dân Việt Nam trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Không còn nhắc tới dài dòng các chiến công và các vấn đề mang tính lý luận về chủ nghĩa Mác – Lenin.
Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản vẫn tiếp tục được nâng cao.
Câu 28: Chế độ chính trị của Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980,1992 và 2013.
* Chế độ chính trị là cách tổ chức chính trị, kinh tế xã hội, luật pháp, hành chính, có nhiệm vụ điều hành đời sống của quần chúng nhân dân. Có thể nói, chế độ chính trị như nền tảng của một ngôi nhà và quần chúng nhân dân là những con người sinh sống trong ngôi nhà đó.
1. Chế độ chính trị theo Hiến pháp năm 1946
– Về toàn vẹn lãnh thổ
Điều 2: nước Việt Nam là một khối Trung Nam Bắc ko thể phân chia
– Về hình thức Nhà nước
Điều 3 khẳng định: Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa (theo chế độ dân chủ tư sản)
– Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”: Đa nguyên đa đảng
– Vấn đề chính sách đoàn kết dân tộc
Điều 1: tất cả quyền trong nước là của nhân dân việt Nam ko phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo
2. Chế độ chính trị theo Hiến pháp năm 1959
– Về toàn vẹn lãnh thổ
Điều 1 nói: Đất nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia cắt.
– Về hình thức Nhà nước
Điều 2: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuy nhiên khác với Hiến pháp 1946 là có 1 Đảng lãnh đạo
3. Chế độ chính trị theo Hiến pháp năm 1980
3.1. Về vấn đề toàn vẹn lãnh thổ
Điều 1: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo.
3.2. Về hình thức Nhà nước
Điều 2 Hiến pháp 80 KĐ: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản
3.3. Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”
Điều 4 quy định: Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước
– Vấn đề chính sách đoàn kết dân tộc
Điều 5: Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.
Nhà nước có kế hoạch xoá bỏ từng bước sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển kinh tế và văn hoá.
4. Chế độ chính trị trong Hiến pháp năm 1992
– Về toàn vẹn lãnh thổ
– Về hình thức Nhà nước
Điều 2: Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
4.3. Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”
Điều 4: Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
– Về chính sách đoàn kết dân tộc
5. Chế độ chính trị trong Hiến pháp năm 2013
– Về toàn vẹn lãnh thổ: tương tự các Hiến pháp trước
– Về hình thức Nhà nước
Điều 2.1 Hiến pháp khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
– Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”
Điều 4: ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
– Về chính sách đoàn kết dân tộc: tương tự các bản Hiến pháp trước
* Nhận xét chung:
1. Về toàn vẹn lãnh thổ
Có thể thấy rằng quy định về việc toàn vẹn lãnh thổ được sử dụng biện pháp liệt kê, và tiến bộ dần theo thời gian bởi sự đầy đủ của nó.
Năm 1946 cần nói rằng khối Trung Nam Bắc vì thời kỳ đó còn tư tưởng chia 3 kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ), tới năm 1959 nói khối Bắc Nam thống nhất nghĩa là đã kéo dài từ Bắc vào Nam (đã bao gồm cả miền Trung), năm 1980 thì nêu đầy đủ hơn bao gồm cả các hải đảo và vùng biển (lúc này đã tranh chấp với Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa), Hiến pháp 1992 thì nội dung tương tự nhưng đưa hải đảo vào cạnh đất liền để khẳng định tính quan trọng của hải đảo, cuối cùng là Hiến pháp năm 2013 nội dung: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
2. Về hình thức Nhà nước
Cái này có thể nhận định là tùy thuộc vào tình hình của xã hội mà quy định, sự tiến bộ ở đây chỉ là tương đối bị chi phối bởi hoàn cảnh kinh tế, nên ko có sự tiến bộ trong lập pháp mà chỉ là sự tiến bộ xã hội.
Tuy nhiên, có thể nhận định là Hiến pháp 1980 đã có chút độc đoán trong việc khẳng định Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước chuyên chính vô sản.
Hiến pháp 46 quy định rất chung chung, tới Hiến pháp 59 thì mới khẳng định quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, tới Hiến pháp 80 thì quyền lực thu hẹp lại thuộc về giai cấp vô sản, và tới Hiến pháp 92 sửa đổi thì lại trở về quyền lực thuộc về nhân dân, Hiến pháp năm 2013 cũng kđịnh đc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, đồng thời có điểm rất mới: Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận trong Hiến pháp, với quy định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3. Điều 2). Đây là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; để nhân dân có cơ sở hiến định giám sát quyền lực Nhà nước.
3. Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”
Hiến pháp 46 và 59 chưa quy định vì hoàn cảnh lịch sử khi Nhà nước chưa là Nhà nước xã hội chủ nghĩa mà chỉ là Nhà nước cộng hòa nhân dân thì vẫn chấp nhận đa đảng, tuy nhiên tới Hiến pháp 80 và 92 thì đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.
Vai trò của Đảng quy định trong Hiến pháp 92 đúng đắn hơn khi mà Đảng chỉ là đội ngũ lãnh đạo, còn theo như quy định trong Hiến pháp 80 thì rất dễ xảy ra việc nhầm lẫn giữa chức năng của Đảng và Nhà nước, kèm theo đó là việc quá đề cao Đảng lãnh đạo một cách không cần thiết.HP năm 2013 bổ sung vào Điều 4 quy định về trách nhiệm của Đảng phải “gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Sự bổ sung này thể hiện bản chất tiên phong, cách mạng, quy định rõ trách nhiệm chính trị – pháp lý của Đảng đối với nhân dân.
4. Về chính sách đoàn kết dân tộc
Có thể thấy sự quy định đã rõ ràng hơn qua các bản Hiến pháp, từ một sự quy định chung chung về quyền quyết định của toàn dân trong Hiến pháp 46 tới các quy định cụ thể trong các bản Hiến pháp sau, tiến bộ dần qua các bản HP.
Điều 5 (HP 2013)
1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.
Câu 29: Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị.
So với Hiến pháp 1992. Hiến pháp năm 2013 có những điểm mới cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định những giá trị nền tảng và mục tiêu cơ bản của của Nhà nước CHXHCN Việt Nam (Điều 1. Điều 3), đồng thời khẳng định rõ hơn chủ quyền nhân dân: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ”, những bảo đảm thực hiện chủ quyền nhân dân đầy đủ hơn: “bằng dân chủ trực tiếp”và “bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”, với chế độ bầu cử dân chủ, quyền cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và HĐND, cũng như cơ chế không chỉ phân công, phối hợp mà còn kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước (Điều 2. Điều 6. Điều 7). Những quy định mới này thể hiện rõ hơn bản chất dân chủ và pháp quyền của Nhà nước ta. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, tất cả các từ “Nhân dân” đều được viết hoa một cách trang trọng, thể hiện sự tôn trọng và đề cao vai trò của Nhân dân với tư cách là chủ thể duy nhất của toàn bộ quyền lực Nhà nước ở nước ta.
Thứ hai, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; đồng thời bổ sung thêm trách nhiệm của Đảng trước Nhân dân:”Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”.
Thứ tư, Điều 9 liệt kê đầy đủ các tổ chức chính trị – xã hội gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức này. Đặc biệt, Điều 9 Hiến pháp năm 2013 bổ sung vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc “tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (khoản 1), đồng thời quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (khoản 3).
Thứ năm, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định chủ quyền quốc gia và đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác của Nhà nước CHXHCN Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới; đồng thời cam kết “tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên”, khẳng định Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc” (Điều 11. Điều 12).
Thứ sáu, kế thừa cách quy định của Hiến pháp năm 1946. Điều 13 Chương này quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, ngày Quốc khánh và Thủ đô chứ không để một chương riêng (Chương XI) như Hiến pháp năm 1992.
Câu 30: Nêu quy định về vai trò, vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các Hiến pháp năm 1959. 1980, 1992 và 2013.
Hiến pháp 1946: Không hề đề cập đến vai trò của Đảng cộng sản. Nước Việt Nam lúc này là một nước cộng hòa dân chủ và đa đảng.
Hiến pháp 1959: Cũng không đề cập đến vai trò của Đảng cộng sản, chỉ đề cập một chút đến Đảng cộng sản Đông Dương về sau là Đảng lao động Việt Nam trong phần lời nói đầu
Hiến pháp 1980: Vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam được hiến định ở Điều 4 chương I Hiến pháp 1980:
“Đảng cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lenin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của Việt Nam.
Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.”
Như vậy Hiến pháp 1980 đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc đứng đầu giai cấp công nhân. Là Đảng cầm quyền duy nhất.
Hiến pháp 1992: Điều 4 chương I của Hiến pháp 1992 có ghi:
“Đảng cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Khẳng định vị thế lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam khi đứng đầu cả giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Tư tưởng có đổi mới khi có thêm tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hiến pháp 2013: Hiến pháp 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…”
So với Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp 2013 có sự bổ sung và phát triển quan trọng, đã khẳng định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân mà đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Nhấn mạnh Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân. Đó là sức sống của Đảng. Thêm vào đó, Đảng phải phục vụ nhân dân, phải chịu sự giám sát của nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Nếu như quyết định không đúng, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân thì Đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và trước dân tộc.
Điều 4 Hiến pháp là tối thượng thể hiện quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Viện Nam với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 31: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước bằng những phương thức nào?
Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống phương pháp, hình thức, biện pháp mà Đảng sử dụng để lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm hiện thực hóa Cương lĩnh chính trị, chủ trương, đường lối, quan điểm, mục tiêu của Đảng trong thực tiễn.
Đảng lánh đạo Nhà nước dưới nhièu hình thức, phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của mỗi lĩnh vực đời sống xã hội hay hoạt động Nhà nước mà Đảng quan tâm:
– Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về tổ chức Nhà nước và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về chủ trương phát triển các mặt của đời sống xã hội.
– Đảng lựa chọn cán bộ để giới thiệu với Nhà nước bố trí sắp xếp vào các chức vụ trong bộ máy Nhà nước.
– Đảng thường xuyên theo dõi kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan Nhà nước hoạt động theo đúng đường lối chủ trương chính sách của mình.
– Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo thông qua các tổ chức cơ sở do Đảng thành lập trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và các đảng viên làm việc trong bộ máy Nhà nước.
Câu 32: Hiến pháp có quan hệ như thế nào với Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Hiến pháp là văn bản thể chế hóa Cương lĩnh chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam.
Quan điểm cá nhân: Hiến pháp và cương lĩnh chính trị chả có quan hệ gì với cương lĩnh chính trị của Đảng. Tổng bí thư hay trang Wikipedia đều nói/viết: “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng”? Mà trong khi Hiến pháplà luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.” Vậy thì Cương lĩnh của Đảng có mang tính pháp lý nào không?Tại sao lại nói Hiến pháp sau Cương lĩnh? Nói như thế khác gì đặt Đảng lên trên Pháp luật??? (Phần này chỉ mang tính tham khảo)
Câu 33. Nêu những điểm khác biệt và tương đồng về hình thức Nhà nước Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980, 1992 và 2013.
– Theo Hiến pháp năm 1946. chính thể Việt Nam là dân chủ cộng hòa, loại hình tổ chức Nhà nước đoạn tuyệt hoàn toàn chế độ truyền ngôi, thế tập, hướng đến việc tranh thủ mọi lực lượng trong và ngoài nước, chống lại sự phụ thuộc vào đế quốc thực dân, giành độc lập cho dân tộc.Theo Hiến pháp này, hình thức Nhà nước dân chủ cộng hòa có nhiều dấu ấn của cộng hòa đại nghị, bởi vì ở đây Quốc hội (Nghị viện) đc quy định là cơ quan Nhà nước cao nhất.Chính phủ đc thành lập dựa trên Quốc hội, chịu trách nhiệm trước QH và chỉ HĐ khi vẫn đc QH tín nhiệm.Tuy nhiên khác hình thức tổ chức cộng hòa đại nghị ở chỗ trong cơ cấu TCNN của Hiến pháp 1946 có chế định nguyên thủ quốc gia với một quyền năng rất lớn, không khác 1 tổng thống trong chính thể cộng hòa tổng thống.
– Sang đến Hiến pháp năm 1959.mặc dù tên gọi của chính thể ko thay đổi, vẫn là dân chủ cộng hòa nhưng những đặc điểm của cộng hòa tổng thống đã giảm đi.Điều này được thể hiện bằng việc nguyên thủ Quốc gia (Chủ tịch nước) không còn đồng thời là người trực tiếp điều hành bộ máy hành pháp, mà nghiêng về chức năng tượng trưng cho sự bền vững,thống nhất của dân tộc, như của những nguyên thủ QG của chính thể cộng hòa đại nghị và quân chủ đại nghị.Chủ tịch nước chính thức hóa các quyết định của QH, ủy ban Thường vụ QH hoặc của Hội đồng chính phủ.
– Chính thể Việt Nam theo Hiến pháp năm 1980 là Cộng hòa XHCN, về cơ bản tổ chức quyền lực Nhà nước so vs mô hình của Hiến pháp năm 1959 không có thay đổi lớn.Những đặc điểm của mô hình Nhà nước XHCN trước đây chưa thật rõ,thì bây h thể hiện rõ nét.Vs cơ chế tập thể lãnh đạo, nguyên thủ QG ko phải là một cá nhân mà là do Hội đồng NN, đc Q hội bầu ra, đảm nhiệm.Hội đồng Nhà nước đồng thời là cơ quan thường trực của QH.Toàn bộ TC và HĐ của Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam .Cách thức tổ chúc Nhà nước theo Hiến pháp năm 1980 thể hiện cơ chế tập trung mà mang nhiều yếu tố chủ quan, đã làm cho nền kinh tế, XH Việt Nam bị kìm hãm.
– Hiến pháp năm 1992 về cơ bản vẫn là hình thức chính thể cộng hòa XHCN nhưng đã có những điều chỉnh nhất định về bộ máy Nhà nước, chẳng hạn như nguyên thủ QG trở lại vai trò cá nhân chủ tịch nước,…
– Hiến pháp năm 2013:về cơ bản tương tự chính thể Hiến pháp năm 1992. tuy nhiên Hiến pháp làm rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước trong từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và làm rõ hơn vai trò của Chủ tịch nước trong hệ thống lĩnh lực lượng vũ trang; giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân.
Câu 34: Nội hàm của nguyên tắc hiến định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
* Nội hàm của khái niệm “Quyền lực Nhà nước….”
– Đây là nguyên tắc cốt lõi của Hiến pháp Việt Nam
– Quyền lực Nhà nước là thống nhất nghĩa là tập trung vào Quốc hội
– Đã có sự phân công, phân quyền giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp
– Trong quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan, sự phân công, phối hợp, kiểm soát luôn luôn được đặt trong nguyên tắc thống nhất quyền lực được quy định trong Hiến pháp năm 2013. do vậy ít nhiều có sự khác biệt nhất định với kiềm chế, đối trọng của nguyên tắc phân chia quyền lực theo thuyết Tam quyền phân lập của các học giả tư sản.
– Kiểm soát quyền lực Nhà nước được thực hiện đồng thời với nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước (hành pháp, lập pháp, tư pháp) trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước
Câu 35: Nguyên tắc phân quyền là gì? Hiến pháp 2013 thể hiện nguyên tắc này như thế nào?
* Phân quyền là cách tổ chức Nhà nước mà quyền lực Nhà nước được phân ra cho các nhánh khác nhau, độc lập tương đối với nhau. Các nhánh này hợp tác, phối hợp, giám sát và kiềm chế lẫn nhau trong thực hành quyền lực Nhà nước.
Theo thuyết “Tam quyền phân lập” thường phân ra nhánh lập pháp, tư pháp và hành pháp. Tất cả các Nhà nước pháp quyền hiện đại thực chất đều được tổ chức theo cách này. Đấy là một thành quả của văn minh nhân loại. Cho đến nay, loài người vẫn chưa nghĩ ra cách hữu hiệu hơn về tổ chức Nhà nước.
* Hiến pháp 2013 tuy vẫn khẳng định quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, nhưng lần đầu tiên có quy định thêm việc kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây được xem là một điểm mới cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức quyền lực Nhà nước, tránh những nhánh quyền lực vượt quá quyền hạn, không thể kiểm soát. Theo đó: xác định rõ ba bộ phận của quyền lực Nhà nước với những thiết chế thực hiện các quyền đó: Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp; Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Chính quyền địa phương là chế định được thay cho các thiết chế HĐND và UBND trong Hiến pháp hiện hành; hai thiết thế hiến định độc lập mới ra đời là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.
Câu 36: Nguyên tắc tập quyền là gì?Nguyên tắc này thể hiện trong các Hiến pháp Việt Nam như thế nào?
* Nguyên tắc tập quyền là tập trung toàn bộ quyền lực Nhà nước vào tay một người hoặc một cơ quan nào đó.
1. Nguyên tắc tập quyền trong Hiến pháp 1946:
Xét một cách tổng quát, Hiến pháp 1946 đã dành cho Chủ tịch nước một quyền lực rất lớn nhưng lại không quy trách nhiệm chính trị một cách tương xứng.
Theo các điều khoản ghi trong Hiến pháp, Chủ tịch nước VNDCCH là người chủ tọa Hội đồng Chính phủ (điều 49. mục d), được quyền chọn Thủ tướng để Nghị viện biểu quyết (điều 47). Các quyền hạn cụ thể khác được ghi trong điều 49 (thay mặt cho quốc gia, tổng chỉ huy quân đội, ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên Nội các, ban bố các đạo luật đã được Nghị viện thông qua, đặc xá, ký hiệp ước và bổ nhiệm các quan chức ngoại giao, cùng với Ban Thường vụ Nghị viện quyết định đình chiến hay tuyên chiến khi Nghị viện không họp được,…) cho thấy Chủ tịch nước vừa là nguyên thủ quốc gia (head of state), vừa là người đứng đầu Chính phủ (head of government). Điều nghịch lý là Chủ tịch nước lại không chịu bất kỳ trách nhiệm chính trị nào: “Chủ tịch nước ViệtNam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc.” (điều 50)
=> Nhận xét chung: mặc dù là văn bản lập hiến khá nhất trong số các bản hiến pháp đã soạn thảo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp 1946 đã không bảo đảm được sự cân bằng giữa các thiết chế chính trị theo đúng nguyên tắc “tam quyền phân lập”. Cán cân quyền lực nghiêng hẳn về một phía (Chủ tịch nước) trong khi quyền lực của cơ quan lập pháp (Nghị viện) lại lọt vào tay một thiểu số (Ban Thường vụ Nghị viện) khiến cho quyền lực của Chủ tịch nước trở thành gần như tuyệt đối.
2. Nguyên tắc tập quyền của Hiến pháp 1959
Hiến pháp 1959 chuyển Nhà nước ta sang mô hình XHCN kiểu Xô- Viết. Do áp dụng mạnh mẽ mô hình tập quyền xã hội chủ nghĩa (tuy vẫn còn một vài yếu tố dân chủ của người dân) nên thiết chế chủ tịch nước đc xây dựng lại phù hợp với giai đoạn phát triển mới đó, theo đó quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.Điều 43 Chương IV Hiến pháp năm 1959 quy định: “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, Điều 44: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” .Các cơ quan khác đc Quốc hội lập ra, phân giao nhiệm vụ, quyền hạn và chịu giám sát trước Quốc hội, Quốc hội đương nhiên nắm cả quyền nguyên thủ.Ở nước ta, chế định về chủ tịch nước vẫn tồn tại nhưng quyết định lại cho phù hợp hơn.Chủ tịch nước phát sinh từ Quốc hội, cùng Quốc hội thực hiện các chức năng nguyên thủ, điều phối các cơ quan Nhà nước cao cấp trong bộ máy Nhà nước.
3. Nguyên tắc tập quyền của Hiến pháp năm 1980
– Tại Hiến pháp năm 1980, Chủ tịch nước cá nhân đc thay thế bằng chế định Chủ tịch nước tập thể dưới hình thức “Hội đồng Nhà nước – Cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội là Chủ tịch nước tập thể Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN” (Điều 98- Hiến pháp năm 1980).Đây là mô hình tổ chức nguyên thủ quốc gia chung của các Nhà nước xã hội chủ nghĩa mà ở đó nguyên tắc tập quyền đc vận dụng triệt để.Với cách tổ chức này thì các hoạt động của Nhà nước đều trực tiếp thực hiện bởi các cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của người dân,cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.Bản thân Hội đồng Bộ trưởng (tức Chính phủ) cũng đc tổ chức,gắn liền với Quốc hội (Hội đồng bộ trưởng là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất – Điều 104 Hiến pháp 1980)
– “Quốc hội có thể tự đặt cho mình những nhiệm vụ quyền hạn mới” “Quốc hội có thể giao cho Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng những nhiệm vụ, quyền hạn mới”. Tất cả các quy định đó thể hiện xu hướng tập quyền, tập trung quyền lực vào Quốc hội. Nhưng đồng thời cũng cần phải nhận thấy rằng tập quyền càng cao bao nhiêu thì sự phân công lao động quyền lực lại càng không rõ bấy nhiêu trong bộ máy Nhà nước và đi cùng với nó là chế độ trách nhiệm tập thể được đề cao, trong khi trách nhiệm cá nhân lại không được quy định rõ ràng trong Hiến pháp.
Như vậy, Hiến pháp 1959 như là bước quá độ thể hiện quan điểm tập quyền, tập trung quyền lực vào Quốc hội, còn đỉnh cao của nó thể hiện ở Hiến pháp 1980.
4. Nguyên tắc tập quyền của Hiến pháp năm 1992
Hiến pháp 1992 đã kế thừa những tư tưởng tổ chức quyền lực Nhà nước trong những Hiến pháp trước đây. Nhưng, ở khía cạnh phân công chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan Nhà nước, đã thể hiện rõ nét và đầy đủ hơn về tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước như bước chuyển về sự phân công lao động trong bộ máy Nhà nước, nhưng vẫn đảm bảo quyền lực thống nhất thuộc về nhân dân. Điều đó thể hiện thông qua các quy định của Hiến pháp: “…Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”, 1)”Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và công dân.”, 2) “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam…” 3) Các toà án do luật định, là cơ quan xét xử của nước được thành lập trên cơ sở nhân danh Nhà nước, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử các vụ án. Tất cả những vấn đề có tính nguyên tắc đó chi phối toàn bộ quá trình thiết lập bộ máy Nhà nước, đặc biệt là việc xác định thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước và quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với các cơ quan quyền lực Nhà nước.
Điều đáng lưu ý là Hiến pháp 1992 đã tiếp thu những quy định của Hiến pháp 1959 khi quy định về vị trí chính trị – pháp lý của Chính phủ trong mối tương quan với Quốc hội và Hiến pháp 1992 bắt đầu đi theo hướng tăng quyền cho Thủ tướng Chính phủ.Điều 109 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN VN“.Điều này cho thấy, so với Hiến pháp năm 1980 thì CP theo Hiến pháp năm 1992 mặc dù vẫn là cơ quan phát sinh từ Quốc hội, nhưng Quốc hội lập ra và trao cho CP quyền hành pháp – Trong lĩnh vực này, CP là cơ quan có thẩm quyền cao nhất.Nói tóm lại, nguyên tắc tập quyền XHCN là nguyên tắc căn bản xuyên suốt bộ máy Nhà nước nước ta.
5. Nguyên tắc tập quyền trong Hiến pháp năm 2013
Về tổ chức bộ máy Nhà nước, ở chương V Hiến pháp tiếp tục khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam nhưng đã không xác định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Đồng thời, trong việc quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và chính sách quốc gia, Quốc hội chỉ quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội; quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ.
Đối với thiết chế Chủ tịch nước, Hiến pháp mới có nhiều bổ sung quan trọng về thẩm quyền của Chủ tịch nước, tương xứng với vị trí là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh như quyền quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm, chức vụ, chức danh quan trọng trong lực lượng vũ trang và Tòa án.
Chính phủ được Hiến pháp chỉ rõ không chỉ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội mà còn là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Chuyển cho Chính phủ thẩm quyền trình Quốc hội quyết định về tổ chức các bộ, cơ quan ngang bộ (trước đây là thuộc Thủ tướng Chính phủ)…
Đối với Tòa án nhân dân, Hiến pháp quy định một số nguyên tắc mới trong tổ chức và hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án như nguyên tắc đảm bảo tranh tụng trong xét xử; chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm…
Đối với Viện Kiểm sát nhân dân, Hiến pháp mới đã đặt vai trò, nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân lên trước rồi mới đến bảo vệ chế độ XHCN, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, coi con người là chủ thể quan trọng, nguồn lực chủ yếu trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Một điểm mới hết sức quan trọng là Hiến pháp đã quy định về mô hình tổ chức chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Đây là điểm mà dư luận đặc biệt quan tâm trong quá trình sửa đổi. Theo đó, Hiến pháp chỉ quy định một cách khái quát và nguyên tắc về mô hình chính quyền địa phương (trước đây là HĐND và UBND). Điều này tạo ra hướng mở trong việc tổ chức quyền lực ở địa phương trên nguyên tắc đảm bảo phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương nhưng tạo điều kiện để phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
=> Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã dân chủ hơn so vs các Hiến pháp trước (trừ Hiến pháp năm 1946)
Câu 37: Nêu những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị
– Về tên gọi: Chế độ chính trị được quy định tại Chương I trên cơ sở sửa đổi tên Chương I của Hiến pháp năm 1992 (Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Chế độ chính trị) và gộp với Chương XI của Hiến pháp năm 1992 (Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh) vì đây là những nội dung gắn liền với chế độ chính trị của quốc gia.
– Hiến Pháp 2013 đã làm rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn một số vấn đề như sau:
+ Thứ nhất, khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời (Điều 1).
+ Thứ hai, tiếp tục thể hiện nhất quán quan điểm “tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”, bổ sung thêm một điểm mới là “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ” (khoản 2. Điều 2).
Bổ sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3. Điều 2) theo tinh thần của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011).
Đây là điểm mới quan trọng so với các bản Hiến pháp trước đây, lần đầu tiên nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận trong Hiến pháp. Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực.
+ Thứ ba, tiếp tục khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta. Đồng thời làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là “đội tiên phong của giai cấp công nhân” mà đồng thời là “đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam” (khoản 1 Điều 4); bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng “phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” (khoản 2 Điều 4); tiếp tục khẳng định không chỉ tổ chức đảng có trách nhiệm mà còn bổ sung quy định trách nhiệm của đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (khoản 3 Điều 4).
+ Thứ tư, tiếp tục khẳng định các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là Tiếng Việt…Hiến pháp bổ sung điểm mới rất quan trọng là “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” (khoản 4 Điều 5) so với Hiến pháp năm 1992 quy định “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”.
+ Thứ năm, bổ sung nguyên tắc “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp” (khoản 1 Điều 6). Đây là lần đầu tiên nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp. Tiếp tục khẳng định nguyên tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” trong bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân; quy định đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân (Điều 7).
+ Thứ sáu, tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng và phát triển đất nước, được thể hiện ở Lời nói đầu, trong quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bổ sung vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong “tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, giám sát, phản biện xã hội” (khoản 1 Điều 9); Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội giai cấp công nhân và người lao động, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 10).
Ghi nhận vị trí, vai trò của Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị – xã hội đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng thành viên, hội viên của tổ chức mình; cùng với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khoản 2. Điều 9).
+ Thứ bảy, sửa đổi, bổ sung chính sách đối ngoại của nước ta cho phù hợp với tình hình mới, khẳng định thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới (Điều 12).
+ Thứ tám, các nội dung gắn với chế độ chính trị của quốc gia như Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh, nội dung cơ bản giữ nguyên như Hiến pháp năm 1992. được gộp chung thành một điều (Điều 13).
Câu 38: Hình thức cấu trúc lãnh thổ của Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980, 1992 và 2013.
1. Hình thức cấu trúc lãnh thổ Việt Nam theo Hiến pháp năm 1946: đơn nhất
Điều 2: Hiến pháp 46 nói: nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc ko thể phân chia
2. Hình thức cấu trúc lãnh thổ Việt Nam theo Hiến pháp năm 1959: đơn nhất
Điều 1 Hiến pháp 59 nói: Đất nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia cắt.
3. Hình thức cấu trúc lãnh thổ Việt Nam theo Hiến pháp năm 1980: đơn nhất
Điều 1 Hiến pháp 80 nói: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo.
4. Hình thức cấu trúc lãnh thổ Việt Nam theo hiến pháp năm 1992: đơn nhất
Điều 1 Hiến pháp 92:Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
5. Hình thức cấu trúc lãnh thổ Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013: đơn nhất
Điều 1 Hiến pháp khẳng định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Câu 39: Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây là đặc điểm rất quan trọng mà Nhà nước pháp quyền tư sản không thể có được. Thực chất đặc điểm này của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm bảo đảm tính giai cấp, tính nhân dân của Nhà nước ta. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân và do nhân dân định đoạt, nhân dân quyết định phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy quyền lực Nhà nước nhằm đáp ứng ngày càng cao lợi ích của nhân dân và của toàn bộ dân tộc. Đây còn là sự thể hiện về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ khác.
Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây là phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước rất mới mẻ, chúng ta phải lấy hiệu quả thực tiễn để kiểm nghiệm. Về nguyên tắc, chúng ta không thừa nhận học thuyết “tam quyền phân lập” vì nó máy móc, khô cứng theo kiểu các quyền hoàn toàn độc lập, không có sự phối hợp, thậm chí đi đến đối lập, hạn chế sức mạnh của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể trở lại với nguyên tắc tập quyền, tức là tập trung toàn bộ quyền lực cao nhất của Nhà nước lập pháp, hành pháp và tư pháp cho một cá nhân, hoặc một cơ quan tổ chức Nhà nước. Bởi vì, làm như vậy là đi ngược lại lịch sử tiến bộ của nhân loại.
Vấn đề đặt ra yêu cầu chúng ta phải nghiên cứu giải quyết đó là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có sự phân công, phân định thẩm quyền cho rõ ràng, minh bạch để thực hiện có hiệu quả với chất lượng cao ba quyền, tránh tình trạng chồng chéo, tùy tiện, lạm quyền…
Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở HP, PL và đảm bảo cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng
Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một Đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận.
Câu 40: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về việc tham gia xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò quan trọng trong góp phần xây dựng các chủ trương, nghị quyết của Đảng, phản ánh ý kiến của nhân dân về các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, để Đảng kịp thời đề ra những chủ trương, chính sách hợp lý trong quá trình lãnh đạo, nhằm giải quyết, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Trong quá trình vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, thông qua ý kiến quần chúng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kịp thời đề xuất với Đảng về những hạn chế trong đường lối, chính sách của Đảng. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua hoạt động của mình quy tụ, phối hợp các tổ chức thành viên thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác xây dựng Đảng, góp phần xây dựng bộ máy tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh ở các cấp và vận hành thống nhất trong phạm vi cả nước. Vận động toàn thể nhân dân phát huy tinh thần làm chủ trong việc xây dựng và bảo vệ Đảng; giám sát hoạt động của cấp ủy đảng tại địa phương để kịp thời phát hiện những sai sót, khiếm khuyết trong công tác lãnh đạo ở địa phương…; qua đó, làm cho Đảng ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhân dân, phát huy trí tuệ của nhân dân trong quá trình lãnh đạo của Đảng, từ đó nâng cao sức mạnh và trí tuệ của Đảng.
Về tham gia xây dựng Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần phát huy sức mạnh tổ chức và hoạt động của Nhà nước, tham gia tổ chức bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân, góp phần nâng cao sức mạnh của cơ quan quyền lực Nhà nước; tổ chức hiệp thương với các tổ chức thành viên, giới thiệu những người đủ tiêu chuẩn làm hội thẩm nhân dân của tòa án nhân dân các cấp, tham gia vào hoạt động hành pháp của Nhà nước; phát huy sức mạnh của hệ thống các cơ quan quản lý hành chính; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tham gia giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước; vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào quần chúng, cùng Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế – xã hội, phát huy hiệu quả quản lý Nhà nước.
Câu 41: Phân biệt hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”
1. Khái niệm Quyền con người
+ Theo định nghĩa của Văn phòng cao ủy Liên Hợp Quốc thì: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được cho phép và sự tự do cơ bản của con người”.
2. Khái niệm Quyền công dân:
+ Quyền công dân là những quyền con người được các Nhà nước thừa nhận và áp dụng cho những người có quốc tịch của nước mình.
=> Quyền công dân bản chất cũng là Quyền con người nên sự phân biệt giữa hai khái niệm này thường không cụ thể. Quyền con người rộng hơn quyền công dân, bao trùm quyền công dân. Trên thực tế, mỗi cá nhân đồng thời là thành viên của nhân loại và là công dân của một quốc gia nhất định, do đó, đồng thời là chủ thể của cả QCN và Quyền công dân.
Xem thêm bài viết: So sánh quyền con người và quyền công dân
Câu 42: Nhà nước có các nghĩa vụ gì về quyền con người?
– Nghĩa vụ tôn trọng (Nghĩa vụ thụ động)
– Nghĩa vụ bảo vệ (Nghĩa vụ chủ động)
– Nghĩa vụ thực hiện (Nghĩa vụ chủ động)
Câu 43: Có những cách phân loại quyền con người nào?
Căn cứ vào các lĩnh vực của đời sông nhân loại, luật nhân quyền quốc tế chia thành hai nhóm chính: các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.
Trong quá trình nghiên cứu chuyên sâu thì còn có thể phân loại các quyền con người theo tiêu chí khác:
+ Phân loại theo chủ thể quyền
+ Phân loại theo nguồn gốc của quyền
+ Phân loại theo đặc điểm của quyền
Câu 44: Công dân Việt Nam có khả năng bị Nhà nước tước quốc tịch không?
Công dân Việt Nam có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.(theo điều 14 khoản 2 hiến pháp )
Câu 45: Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ công dân Việt Nam ở nước ngoài hay không?
Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ (điều 17. khoản 3 hiến pháp)
Câu 46: Hiến pháp có thể bảo vệ quyền con người bằng những cách nào?
Trong Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã họi chủ nghĩa Việt nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã họi được công nhận, tôn trọng bảo vệ đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14). Trng Hiến pháp quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong xã hội. Qua đó “mọi người có quyền tôn trọng quyền của người khác” (Điều 15). Có nghĩa là bên cạnh các quyền của mỗi con người Nhà nước có quy định thêm các nghĩa vụ của họ đối với người khác và xã hội
Câu 47: Những điểm mới của chế định về QCN, Quyền công dân và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp năm 2013.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã chế định đầy đủ các quyền con người, quyền công dân. Trên cơ sở đó, cần thể chế hóa các quyền hiến định, đồng thời rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành để tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Chủ thể và nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Một là, Hiến pháp năm 2013 không còn đồng nhất quyền con người với quyền công dân như ở Điều 50 của Hiến pháp năm 1992. mà đã phân biệt và sử dụng hai thuật ngữ “mọi người” và “công dân” cho việc chế định các quyền con người và quyền công dân (Chương II).
Hai là, mở rộng nội hàm chủ thể quyền. Trong các bản hiến pháp trước đây, đặc biệt là Hiến pháp năm 1992. nội hàm của quyền con người chỉ dừng lại ở khái niệm chủ thể là “công dân”, chứ không phải là “mọi người”. Trong Hiến pháp năm 2013. các chủ thể quyền được mở rộng, không chỉ là “công dân”, mà còn là “mọi người”, “tổ chức” hay nhóm xã hội và cộng đồng, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương (trẻ em, thanh niên, người cao tuổi).
Ba là, mở rộng nội dung quyền. Hiến pháp năm 2013 đã nâng tầm chế định quyền con người, quyền công dân thành một chương. So với hiến pháp của nhiều quốc gia, Hiến pháp năm 2013 của nước ta thuộc vào những hiến pháp ghi nhận một số lượng cao về quyền con người.
Bốn là, quy định về hạn chế quyền. Khoản 2. Điều 14 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Việc quy định về hạn chế quyền là cần thiết để bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thực hiện một cách minh bạch, phòng ngừa sự cắt xén hay hạn chế các quyền này một cách tùy tiện từ phía các cơ quan Nhà nước.
Năm là, quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, mỗi công dân. So với các bản hiến pháp trước đây, trong Hiến pháp năm 2013. việc quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, mỗi công dân có nội dung đầy đủ, rõ ràng hơn. Điều 15 của Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”; “4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Thể chế hiến pháp và pháp luật bảo đảm quyền con người, quyền công dân
– Công dân và mọi người được hưởng các quyền con người một cách mặc nhiên và Nhà nước có nghĩa vụ công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm (thực hiện) các quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật. Điều 51 của Hiến pháp năm 1992 quy định: “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định“. Việc quy định như thế đã gây hiểu nhầm là Hiến pháp và pháp luật (hay Nhà nước) là những chủ thể sản sinh ra các quyền con người. Cách hiểu như thế không phù hợp với nhận thức chung về quyền con người trên thế giới. Theo quan điểm của cộng đồng quốc tế, mọi thành viên của nhân loại khi sinh ra đã mặc nhiên có tư cách chủ thể của các quyền con người. Các Nhà nước chỉ có thể thừa nhận (bằng hiến pháp và pháp luật) các quyền đó như là những giá trị vốn có của mọi cá nhân mà Nhà nước có nghĩa vụ công nhận, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy.
Kế thừa Hiến pháp năm 1946 và tinh hoa tư tưởng nhân loại, trong Hiến pháp năm 2013. tại khoản 1. Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
– Việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân gắn bó mật thiết với việc bảo đảm chế độ chính trị.Trong Hiến pháp năm 2013. chế định về quyền con người, quyền công dân được đưa lên Chương II, ngay sau chương chế định về chế độ chính trị (so với vị trí thứ 5 trong Hiến pháp năm 1992). Đây không chỉ đơn thuần là kỹ thuật lập hiến, mà còn phản ánh sự thay đổi trong nhận thức lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bằng cách đó, đã đi đến khẳng định: Nhà nước được lập ra là để bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân; việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân gắn bó mật thiết với việc bảo đảm chế độ chính trị.
– Thể chế kinh tế, xã hội và văn hóa để bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
– Thể chế tư pháp để bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định về cấm truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân (Điều 71). Đến Hiến pháp năm 2013. ở Điều 20, lần đầu tiên trong lịch sử hiến pháp nước ta, đã chế định về cấm tra tấn nói riêng và cấm bất kỳ hình thức bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mọi người. Quy định này cụ thể, rõ ràng và rộng hơn so với quy định cũ, cả về hành vi bị cấm, cả về chủ thể được bảo vệ.
– Xác định đầy đủ nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
– Chế định những công cụ hữu hiệu và quy định việc thiết lập cơ chế bảo vệ Hiến pháp, trong đó có các quyền con người đã được hiến định. Hiến pháp năm 2013 chế định những công cụ hữu hiệu cho việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đó là Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, và sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp. Khoản 2. Điều 119 khẳng định: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”. Đây là quy định có tính nguyên tắc nhằm thiết lập cơ chế bảo vệ Hiến pháp, trong đó có các quyền con người đã được hiến định một cách hiệu quả và ở mức cao nhất
Câu 48: Hiến pháp 2013 quy định những căn cứ cụ thể nào có thể sử dụng để hạn chế quyền con người quyền công dân?
Theo Hiến pháp 2013. những căn cứ cs thể sử dụng để hạn chế quyền con người, quyền công dân là: “trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đước xã hội, sức khỏe cộng đồng” (Khoản 2. Điều 14)
Câu 49: Quyền dân sự theo Hiến pháp năm 2013
Điều 19
Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
Điều 20
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
Điều 21
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Điều 22
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Điều 31
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.
3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.
Điều 32
1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Câu 50: Quyền chính trị theo Hiến pháp năm 2013
a, Quyền chính trị của Nhà nước
– Chương V Hiến pháp tiếp tục khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam nhưng đã không xác định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Đồng thời, trong việc quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và chính sách quốc gia, Quốc hội chỉ quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội; quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ.
– Chính phủ được Hiến pháp chỉ rõ không chỉ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội mà còn là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Chuyển cho Chính phủ thẩm quyền trình Quốc hội quyết định về tổ chức các bộ, cơ quan ngang bộ (trước đây là thuộc Thủ tướng Chính phủ)…
b, Quyền chính trị của công dân
Điều 6
Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Điều 14
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Điều 27
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định
=> Nhận xét chung:Quyền lực chính trị trong tay Nhà nước đã dần đc phân công qua các bản Hiến pháp và hướng tới nâng cao quyền chính trị cho nhân dân trong nền dân chủ.
Câu 51: Liệt kê các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp 2013
Điều 14
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Điều 24
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 25
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 33
Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 34
Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
Điều 38
1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Điều 40
Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.
Điều 41
Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.
Điều 42
Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
Điều 52
Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
Điều 53
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Điều 58
1. Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Điều 60
1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
2. Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.
Điều 61
1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.
3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề.
Điều 62
1. Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
3. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.
Câu 52: Một số điều khoản tại Chương II Hiến pháp 2013 có quy định: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Bình luận về quy định này
Trong một số điều trong Hiến Pháp 2013 có ghi: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Đây không phải là một điều ngẫu nhiên. Theo các nhà làm luật, chỉ trừ lĩnh vực luật hình sự, các vấn đề khác không nhất thiết phải cụ thể để khiến cho Hiến pháp ngắn gọn. Để áp dụng sẽ có những văn bản luật, hoặc các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra điều này còn có thể giúp cho điều luật ấy được áp dụng vào nhiều trường hợp cụ thể, phát sinh trong xã hội theo thời gian.
Câu 53: Những công dân nào có quyền bầu cử ứng cử
Trong Hiếp Pháp Việt Nam 2013 có nêu rõ: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc Hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Theo sắc lệnh số 51/SL nêu rõ: quyền bầu cử bình đẳng, phổ thông; quyền ứng cử là hoàn toàn tự do, dân chủ; các quyền này áp dụng cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ chỉ trừ người mất quyền công dân và những người có trí óc không bình thường.
Câu 54: Việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam có gì khác so với trong Hiến pháp các nước trên thế giới?
– Khái niệm quyền con người trong HPVN năm 1992 đc đồng nhất với quyền công dân (Điều 50). Việc đồng nhất này là không chính xác vì con người là một khái niệm rộng hơn công dân.
– Tại nhiều điều khoản quy định rằng công dân có một quyền nhất định, nhưng phải theo “quy định” của pháp luật.Chẳng hạn Điều 57 (quyền tự do kinh doanh), Điều 68 (Quyền tự do đi lại và cư trú), Điều 69 (Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội,…) đều có đuôi là “theo quy định của pháp luật”
– Trong Chương V của Hiến pháp năm 1992. quy định về “quyền và nghĩa vụ của công dân”, chủ thể của quyền trong hầu hết điều khoản đc xác định là “công dân”.Điều này không chính xác vì có nhiều quyền đc áp dụng cho cả người nước ngoài có mặt hợp pháp trên lãnh thổ VN.Tuy nhiên, một số hạn chế này đã đc khắc phục trong bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
Câu 55: Hiến pháp Việt Nam quy định những nghĩa vụ nào của công dân
Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ sau:
– Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác (Khoản 2. điều 15)
– Mọi người có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. (Điều 38)
– Công dân có nghĩa vụ học tập (Điều 39)
– Công dân có nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43)
– Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ Quốc (Điều 44)
– Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến Pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành các quy tắc sinh hoạt cộng đồng (Điều 46)
– Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47)
Câu 56: Mối quan hệ giữa bầu cử và dân chủ
– Bầu cử thể hiện ý chí của nhân dân: Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình. Bầu cử là phương thức được sử dụng để quyền lực Nhà nước thiết lập ra bởi nhân dân. Vì thế việc phản ánh trung thực ý chí của nhân dân là vấn đề cốt lõi của mọi cuộc bầu cử.
– Đối với công dân, bầu cử là quyền chính trị quan trọng của họ chỉ khi nó dân chủ và mở rộng (tự do). Bầu cử tự do dân chủ làm tăng tính hiện thực của quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội (đối với quyền bầu cử bị động), tăng vai trò thực sự của công dân trong diễn đàn chính trị pháp lý để thành lập Nhà nước
– Kết quả bầu cử là thước đo của sự phát triển và giá trị của các xu hướng chính trị, phục vụ nhu cầu thông tin chính trị của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội
=> Ý chí nhân dân là bản chất dân chủ của bầu cử, dân chủ và bầu cử có mối quan hệ tất yếu, bản chất, không thể tách rời.
Câu 57: Bình luận về câu nói “bầu cử là thước đo dân chủ của một quốc gia”.
Bầu cử là phương thức được sử dụng để quyền lực Nhà nước thiết lập ra bởi nhân dân. Vì thế việc phản ánh trung thực ý chí của nhân dân là vấn đề cốt lõi của mọi cuộc bầu cử.
Có thể cho rằng, đã nói đến bầu cử như là cách thức thành lập các chức danh Nhà nước quan trọng theo ý chí của các thành viên của cộng đồng xã hội thì bầu cử chỉ có ý nghĩa nếu như nó tự do, công bằng, công khai, mở rộng, khách quan và chính xác. Những thuộc tính phải có của bầu cử nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ và là cơ sở của nhau, đôi khi giao nhau vì có chung những biểu hiện và suy cho cùng, cũng là để cho cuộc bầu cử thực sự dân chủ: kết quả của bầu cử là sự thể hiện ý chí chung của nhân dân, không phải ý chí Nhà nước hay bất kỳ tổ chức nào đang tồn tại, kể cả các tổ chức có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị.
Ý chí nhân dân là vấn đề quan trọng nhất của bầu cử bởi vì chỉ khi bầu cử mang ý chí nhân dân thì ý nghĩa dân chủ đích thưc của nó mới đạt được
Kết quả bầu cử là thước đo của sự dân chủ
Câu 58 + 59 + 60 + 61 + 62: Trình bày các nguyên tắc bầu cử theo Hiến pháp năm 2013.
Điều 7 – Chương I – Hiến pháp năm 2013: Như Hiến pháp năm 1992
1. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu: (câu 59)
Là tiêu chuẩn đầu tiên đề đánh giá mức độ dân chủ của bầu cử, cuộc bầu cử phổ thông,là bầu cử rộng rãi, mọi người đều được đi bầu và có thể được bầu.
Nguyên tắc này đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa của nó và được ấn định trong hiến pháp năm 1946. 959.1980, 1992. 2013.
“Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân”
Tuy nhiên tại các nước chế độ tư bản hạn chế, kìm hãm sự tham gia chính trị của quân đội nên không được bầu cử,còn nước Việt Nam XHCN “Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử.”
2. Nguyên tắc bình đẳng: (câu 60)
Nội dung: Cử tri tham gia vào việc bầu cử có quyền và nghĩa vụ như nhau; các ứng cử viên được giới thiệu ra ứng cử theo tỉ lệ như nhau; kết quả bầu cử chỉ phụ thuộc vào số phiếu mà cử tri bỏ phiếu cho các ứng cử viên.
Pháp Luật quy định:
Đối với quyền bầu cử:
– Mỗi cử tri chỉ có một phiếu bầu và chỉ được bầu ở một nơi.
– Gía trị của các lá phiếu là như nhau.
– Cử tri tham gia vào việc bầu cử có quyền và nghĩa vụ như nhau, không vì địa vị XH mà có quyền không chấp hành các quy định về bầu cử.
– Công dân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật bầu cử có thể được ghi tên vào danh sách cử tri.
Đối với quyền ứng cử:
– Các ứng cử viên chỉ được lập danh sách ứng cử viên ở một đơn vị bầu cử, không được tham gia vào Ban bầu cử hoặc tổ bầu cử ở đơn vị mình.
– Mỗi đơn vị bầu cử được bầu ra số lượng đại biểu tỉ lệ thuận với số dân ở địa phương của mình.
– Các ứng cử viên có khả năng và điều kiện ứng cử là như nhau.
3. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp: (câu 61)
Cử tri tín nhiệm người nào thì bỏ phiếu thắng cho người đó làm đại biểu Quốc Hội hay Hội Đồng Nhân Dân .
Để đảm bảo nguyên tắc này được thực hiện Pháp Luật qui định:
– Ngày bầu cử phải là chủ nhật để cử tri có điều kiện trực tiếp tham bỏ phiếu.
– Phải thông báo thường xuyên địa điểm bỏ phiếu.
– Cử tri phải tự mình đi bầu, không được nhờ người khác bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư.
– Không tín nhiệm ứng cử viên nào thì trực tiếp gạch tên ứng cử viên đó lên phiếu bầu.
– Tổ bầu cử chỉ phát phiếu cho người có tên trong danh sách cử tri, người có thẻ cử tri.
Ý nghĩa: Nguyên tắc này đảm bảo cho người được bầu trực tiếp nhận quyền lực Nhà nước từ nhân dân, đảm bảo tính chịu trách nhiệm của biểu trước nhân dân.
4. Nguyên tắc bỏ phiếu kín: (câu 62)
Bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri có thể tự do thể hiện ý chí, quan điểm của mình trong việc lựa chọn đại biểu mà không phải chịu mọi sự áp đăt, chi phối, tác động nào.
Nguyên tắc này đòi hỏi:
– Mỗi phòng bỏ phiếu phải có buồng viết phiếu kín.
– Cử tri phải tự mình gạch tên ứng cử viên mà mình không tín nhiệm và tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.
– Nếu không viết được thì có thể nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.
– Nếu tàn tật không tự bỏ phiếu được thì có thể nhờ người khác bỏ hộ.
– Không bầu thay, bầu hộ.
Nhận xét: Các bản Hiến Pháp nước ta đều quy định bầu cử theo các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín, trừ Hiến Pháp 1946 quy định “Chế độ bầu cử và phổ thông đầu phiếu,bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín”.
Câu 63: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định như thế nào về tuổi bầu cử và tuổi ứng cử?
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) quy định, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp theo quy định của Luật này.
Câu 64: Hội đồng bầu cử quốc gia do cơ quan nào quyết định thành lập?
Điều 117 Hiến pháp 2013
1. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụtổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 65: Hội đồng bầu cử quốc gia có bao nhiêu thành viên?
Điều 117
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định.
Sáng 25/11/2015. kỳ họp thứ 10. Quốc hội khóa XIII
Quốc hội đã phê chuẩn danh sách bốn Phó chủ tịch và 16 Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia được trình một ngày trước đó.
Như vậy, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã được Quốc hội thành lập với 21 thành viên
4 quy tắc khi bầu cử: PHỔ THÔNG, BÌNH ĐẲNG, TRỰC TIẾP và BỎ PHIẾU KÍN
Câu 65. Hội đồng bầu cử quốc gia có bao nhiêu thành viên?
Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập, có từ mười lăm đến hai mươi mốt thành viên
Câu 66. Hội đồng bầu cử quốc gia gồm những ai?
Gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức hữu quan
Câu 67. Các tổ chức phụ trách bầu cử ở Việt Nam hiện nay.
Phụ trách tổ chức việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND gồm có:
– Hội đồng bầu cử ở trung ương;
– Uỷ ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử;
– Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu.
Câu 68. Quy trình tổ chức bầu cử ở Việt Nam hiện nay.
Theo đề cương:
– Ấn định ngày bầu cử
– Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử
– Phân chia các đơn vị BC và số ĐB được bầu
– Lập Danh sách những người ứng cử
– Lập Danh sách cử tri
– Tuyên truyền, vận động bầu cử
– Tiến hành bỏ phiếu
– Kiểm phiếu, xác định kết quả bầu cử
– Giài quyết khiếu nại tố cáo về bầu cử
– Công bố kết quả bầu cử
– Bầu cử lại, bầu cử bổ sung
– Thẩm tra và công nhận tư cách đại biểu
Theo Giáo trình:
Quy trình bầu cử gồm 5 bước:
– Xác định ngày bầu cử: ngày bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp phải là ngày chủ nhật, do UBTVQH ấn định. Các vùng miền khó khăn được bầu cử sớm hơn theo sự đồng ý của cơ quan Nhà nước cấp trên.
– Bỏ phiếu: chỉ có những người có tên trong danh sách cử tri mới có quyền đi bỏ phiếu. Việc bỏ phiếu tiến hành trong một ngày trên toàn quốc, bắt đầu từ 7h đến 19h. Cử tri bỏ phiếu trực tiếp.
– Kiểm phiếu: ngay sau khi bỏ phiếu kết thúc, Tổ bầu cử kiểm phiếu ngay tại phòng bỏ phiếu. Biên bản kết quả kiểm phiếu được gửi tới UB bầu cử hoặc Hội đồng bầu cử (đối với bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tính) từ 5 đến 7 ngày sau ngày bầu cử
– Xác định người trúng cử và công bố kết quả bầu cử: người trúng cử dựa trên nguyên tắc 2 điều kiện đủ: 1. có số phiếu bầu đạt quá nửa tổng số phiếu hợp lệ. 2. Được nhiều phiếu hơn. Trường hợp nhiều người bằng nhau: người nhiều tuổi hơn trúng cử. Nếu có khiếu nại, tố cáo, UB bầu cử giải quyết. Lập biên bản tổng kết bầu cử trong cả nước (HĐBC), địa phương (UBBC). Căn cứ vào biên bản tổng kết, công bố kết quả bầu cử từ 5 tới 15 ngày.
– Tổng kết cuộc bầu cử: thực hiện ngay sau khi công bố kết quả bầu cử. Gồm 3 nội dung:
1. đánh giá quá trình BC.
2. rút ra kinh nghiệm cho lần tổ chức sau/ 3. đề xuất, kiến nghị về việc tổ chức BC với UBTVQH, HĐBC,…. UBBC gửi tổng kết tới Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp.
Câu 69. Mặt trân tổ quốc Việt Nam có vai trò gì trong việc bầu cử hiện nay?
(MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài)
Điều 8 luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định 5 nhiệm vụ của MTTQ tong bầu cử: Trong phạm vi quyền hạn của mình, theo quy định của pháp luật về bầu cử,MTTQ:
– Tập trung hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu QH, đại biểu HĐND: theo điều 36 luật Bầu cử HĐND, UBMTTQ Việt Nam là cơ quan tổ chức Hội nghị Hiệp thương (3 lần)
– Tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử
– Phối hợp với các tổ chức hữu quan tổ chức hội nghị nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc cử tri với người ứng cử: điều 46 luật Bầu cử HĐND quy định: Việc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri do Ban thường trực UBTVMTTQVN tổ chức.
– Tham gia tuyên truyền vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử
– Tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu quốc hội, HĐND (về 5 mặt: 1. về việc thành lập và hoạt động của các cơ quan bầu cử. 2. về việc giới thiệu người ra ứng cử HĐND và thủ tục làm hồ sơ ứng cử, giám sát việc lấy ý kiến cử tri. 3. về danh sách cử tri, tư cách cử tri. 4. về vận động bầu cử, quá trình tiếp xúc cử tri. 5. trình tự bầu cử). Nếu có vấn đề, MTTQ kiến nghị lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứ không tự giải quyết các vấn đề ngoài quyền hạn
Câu 70. Người đang bị tạm giam, tạm giữ có được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu QH ko?
Có. Theo điều 29. 30 Luật bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND, người đang bị tạm giam, tạm giữ được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu QH và đại biểu HĐND cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ. Các lực lượng vũ trang có trách nhiệm hỗ trợ tư pháp quản lý, đảm bảo tính độc lập.
(Những người đang chấp hành án thì không được, người đang hưởng án treo thì vẫn được)
Câu 71. Người đang bị khởi tố bị can có được ứng cử đại biểu QH và đại biểu HĐND không?
Không. Theo điều 37 luật bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND quy định
Câu 72. Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. phiếu bầu gạch xóa hết tên những người ứng cử có được coi là phiếu bầu hợp lệ không?
Không. Có 5 trường hợp phiếu không hợp lệ:
– Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát
– Phiếu không có dấu của tổ bầu cử
– Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu. (bằng hoặc ít hơn là hợp lệ)
– Phiếu gạch, xóa hết họ, tên những người ứng cử (trường hợp này)
– Phiếu ghi tên người ngoài danh sách những người ứng cử; phiếu có viết thêm, phiếu gạch vào khoảng cách giữa họ và tên hai ứng cử viên; phiếu khoanh tròn họ và tên ứng cử viên.
Câu 73: Chế độ kinh tế theo các Hiến pháp 1980, 1992 và 2013 có gì khác nhau?
* Hiến pháp 1980: Nền kinh tế chủ yếu có hai thành phần: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, với hai hình thức sở hữu tương ứng là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Thực hiện một chế độ quản lý kinh tế theo kế hoạch tập trung thống nhất kết hợp quản lý theo ngành, theo địa phương và vùng lãnh thổ. Chính những quan niệm chủ quan về chế độ kinh tế như vậy đã góp phần không nhỏ tạo nên sự khủng hoảng kinh tế – xã hội những năm cuối cùng của thế kỷ 20, buộc Việt Nam phải có một công cuộc đổi mới.
* Hiến pháp 1992: chế độ kinh tế được quy định là kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Nhận thức mới này rút ra từ bài học của những sai lầm, nóng vội, duy ý chí trong quá khứ. Hiến pháp đã quy định những nội dung mới về chế độ kinh tế như chính sách kinh tế, hình thức sở hữu, chế độ lao động sản xuất, phân phối và tiêu dùng và chế độ quản lý kinh tế. Cái quan trọng nhất của chế độ kinh tế là quy định sở hữu tư nhân được tồn tại và được Hiến pháp bảo đảm.
* Hiến pháp 2013: tiếp tục kế thừa Hiến pháp năm 1992. đồng thời làm rõ hơn tính chất, mô hình kinh tế, vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc quản lý và sử dụng đất đai, và thể chế hóa quan điểm phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
1980 | 1992 | 2013 | |
Vị trí | Chương II | Chương II | Chương III (gộp với chương Văn hóa, giáo dục, khoa học và môi trường) |
Số điều | 22 | 15 | 7 |
QĐ về nền kinh tế | Nền KT phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua gđ phát triển TBCN, xây dựng 1 XH có KT công-nông nghiệp hiện đại | NN phát triển nền KT hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN | NN xây dựng nền KT độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập QT, kết hợp văn hóa, môi trường,..Nền KT thị trường định hướng XHCN |
Thành phần kinh tế | 2: KT quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và KT hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nd lao động | Nhiều thành phần (6) với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu | Nhiều thành phần KT. Các thành phần KT đều là bọ phận cấu thành quan trọng của nền KT quốc dân. |
Ngoại thương, hoạt động kinh tế với nước ngoài | Nhà nước độc quyền | Nhà nước thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, khuyến khích tổ chức, cá nhân ngoài nước đầu tư | Hội nhập, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh |
Ưu tiên giữa các TP KT | KT quốc doanh giữ vai trò chủ đạo | KT quốc doanh được củng cố và phát triển | Các thành phần kinh tế bình đẳng |
Quy định về tiền tệ, ngân sách | Chưa nêu | Chưa nêu | Đồng Việt NamNgân sách TW, ĐP |
Câu 74: Quy định về sở hữu theo các Hiến pháp năm 1980, 1992. 2013 có gì khác nhau?
Chế độ sở hữu | 1980 | 1992 | 2013 |
Số hình thức sở hữu | 2 hình thức sở hữu: Sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể | 3 hình thức sở hữu: tập thể, toàn dân (2 cái này chủ đạo) và tư nhân (bước đột phá) | Ghi: nhiều hình thức sở hữu (không nêu tên cụ thể nữa) |
Đất đai | Được quy định là của Nhà nước – thuộc sở hữu toàn dân | Như 1980 | Là tài nguyên đặc biệt của quốc gia |
Quốc hữu hóa | Quốc hữu hóa không bồi thường với tài sản của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản | Tài sản hợp pháp của công dân, tổ chức không bị quốc hữu hóaDoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa | Không ghi |
Câu 75: Quy định về các thành phần kinh tế theo các Hiến pháp năm 1980, 1992, 2013 có gì khác nhau?
(2 hàng in xanh ở câu 73)
Câu 76: Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế VN nghĩa là như thế nào?
Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo không phải là chiếm tỉ trọng cao nhất về GDP:
Thứ nhất, KTNN phải đóng vai trò hàng đầu trong việc khắc phục, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường
Thứ hai, KTNN độc quyền trong những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia và hoạt động bên cạnh các thành phần kinh tế khác trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân như ngân hàng, vận tải đường không … Tuy vậy ở đây cần lưu ý rằng, phạm vi độc quyền của KTNN càng rộng bao nhiêu thì tác động tích cực của cạnh tranh càng bị thu hẹp bấy nhiêu .
Thứ ba, KTNN định hướng, hướng dẫn hoạt động của các thành phần kinh tế khác, để mọi thành phần kinh tế hoạt động theo mục tiêu định sẵn của Nhà nứơc thông qua hai cách thức được thực hiện đồng thời là:
– Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, vùng, sản phẩm của bản thân kinh tế Nhà nước cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó, các thành phần kinh tế khác có thêm luận cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.
– Cung cấp cơ sở hạ tầng và những dịch vụ công cộng với chất lượng cao, giá cả rẻ cho các thành phần kinh tế khác ở những lĩnh vực mà Nhà nước muốn khuyến khích họ đầu tư.
Thứ tư, KTNN hỗ trợ, kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. Có thể hiểu sự hỗ trợ, kích thích của KTNN đối với các thành phần kinh tế khác bao gồm:
– Ưu đãi về vay vốn, lãi suất, thuế, tiền thuê đất cho hoạt động của các thành phần kinh tế.
– Tìm kiếm và mở rộng thị trường, bao gồm cả thị trường đầu vào lẫn thị trường đầu ra cho các thành phần kinh tế.
– Trợ giá hàng xuất khẩu cho các thành phần kinh tế khác khi cần thiết.
– Hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh.
– Duy trì và kích thích cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Tóm lại, vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua bao gồm cả ở hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô như: chính sách tài chính – tiền tệ, đất đai … và cả ở hoạt động của các Doanh nghiệp Nhà nước để giải phóng mọi năng lực của nền kinh tế; thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội bền vững .
Câu 77: Chế định sở hữu đất đai qua các bản hiến pháp 1980, 1992, 2013
* Hiến pháp 1980: xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu XHCN và tư liệu sản xuất nhằm thực hiện nền kinh tế chủ yếu có 2 thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể.
Hiến pháp quy định cá nhân, hộ gia đình không có quyền sở hữu về đất đai nhưng có quyền sử dụng khai thác đất đai, có quyền chuyển nhượng tài sản trên đất. Nếu trên đất không có tài sản thì không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, kể cả việc thừa kế quyền sử dụng đất. Trường hợp người được giao đất chết thì quyền sử dụng đất được chuyển cho người đang trực tiếp sử dụng cùng người đã chết tiếp tục sử dụng. Thời kỳ này, Nhà nước giao đất cho hợp tác xã và các tập đoàn sản xuất, cho nên cá nhân, hộ gia đình không có đất để canh tác, vì vậy các giao lưu dân sự về đất đai bị cấm.
* Hiến pháp 1992: Điều 15 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”
Nhà nước đã cho phép cá nhân, hộ gia đình thực hiện các quyền khai thác, sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê, đổi, thừa kế quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất được Nhà nước thừa nhận là hàng hoá có giá trị kinh tế đặc biệt quan trọng của cá nhân, hộ gia đình và các chủ thể khác.
* Hiến pháp năm 2013: Thể hiện sự ghi nhận, tôn trọng sự đa dạng hình thức sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, các quyền về tài sản và sở hữu trí tuệ. Tiếp tục kế thừa Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý“. (Điều 53)
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (khoản 1 Điều 54), đồng thời, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung quy định: “quyền sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ” (khoản 2 Điều 54) điều đó thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Nhà nước là bảo vệ quyền sử dụng đất của công dân vừa tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phòng chống và xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm trong việc thực hiện pháp luật về đất đai.
Khoản 3 Điều 54 Hiến pháp năm 2013 quy định: “3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật” với mục đích là ngăn ngừa tình trạng thu hồi đất một cách tràn lan, tùy tiện trong các dự án phát triển kinh tế, xã hội gây bức xúc trong nhân dân, làm phát sinh khiếu nại, tố cáo kéo dài, phức tạp và gây bất ổn trong xã hội tại các địa phương hiện nay.
Câu 78: Các quyền về văn hoá của công dân qua các bản hiến pháp 1980, 1992, 2013
* Hiến pháp 1980: Các quyền về văn hoá của công dân trong hiến pháp 1980 đã giữ nguyên năm quyền mà hiến pháp 1959 đã quy định đó là quyền nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, sáng tác văn học. nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác cùng với đó Nhà nước vẫn khuyến khích và giúp đỡ công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học- kinh tế, văn học- nghệ thuật (điều 72). Nhưng khác với hiến pháp 1959, hiến pháp 1980 không quy định công dân thực hiện các quyền về văn hoá một cách “tự do”. Việc ghi nhận này sẽ hạn chế các tư tưởng, loại hình văn hoá, mục đích nghiên cứu khoa học – kĩ thuật trái pháp luật, chống phá Nhà nước Việt Nam, đảm bảo độc lập chủ quyền của dân tộc và sự phát triển ổn định của xã hội, “nhằm phục vụ đời sống, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, bồi dưỡng, phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân” (điều 72). Việc hiến pháp xác định rõ mục đích của các quyền về văn hoá sẽ góp phần định hướng cho công dân theo đuổi sự nghiệp văn học- nghệ thuật, khoa học- kinh tế tiến bộ, đúng pháp luật và đóng góp mang lại lợi ích cho Tổ Quốc. Ngoài ra tại điều 72 của hiến pháp 1980 còn bổ sung một quy định mới: “Quyền lợi của tác giả và người sáng chế, phát minh được đảm bảo“. Hiến pháp 1980 tiếp tục xác định quyền học tập của công dân thông qua điều 60: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc, thực hiện chế độ học không phải trả tiền và chính sách cấp học bổng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân học tập“. Ngoài ra, Nhà nước đã xác lập chế độ bao cấp về học tập bằng việc quy định “tiến hành tưng bước chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc” . và đề ra những quy định mới để khuyến khích công dân học tập: “tiến hành chế độ học không trả tiền và chính sách cấp học bổng“.
* Hiến pháp 1992: Kế thừa Hiến pháp năm 1980
* Hiến pháp 2013: Về văn hóa, Hiến pháp quy định mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Ðiều 41); đồng thời, tiếp tục khẳng định Nhà nước và xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân (Ðiều 60). Về giáo dục, Hiến pháp quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập (Ðiều 39) và tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đồng thời quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý; ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề (Ðiều 61).
Câu 79: Chế định bảo vệ Tổ quốc qua các bản hiến pháp 1980, 1992, 2013
* Hiến pháp năm 1992: Chế định bảo vệ Tổ quốc được quy định tại Chương IV, bao gồm 5 điều. Về cơ bản, nội dung của Chương này giống như Hiến pháp năm 1980 là xác định đường lối quốc phòng toàn dân. Tuy nhiên, so với bản Hiến pháp trước, chương quy định về bảo vệ Tổ quốc của Hiến pháp năm 1992 có số lượng Điều luật tăng lên (02 điều), ngoài ra còn quy định bổ sung thêm về nhiệm vụ xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào dân và làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Điều 47)…
Ngoài những quy định trên, Hiến pháp năm 1992 còn có một số điều quy định các nội dung về bảo vệ Tổ quốc, như Điều 13 quy định Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, mọi hành vi xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đều bị nghiêm trị theo pháp luật; Điều 77: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng, quyền cao quý của công dân, công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân…
Những quy định trên của Hiến pháp năm 1992 là căn cứ pháp lý để Nhà nước ban hành Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư… tạo thành hành lang pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
* Hiến pháp 2013: Hiến pháp dành cả Chương IV (từ Điều 64 đến Điều 68) hiến định các vấn đề bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) trong tình hình mới. Trong đó khẳng định: Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm: đất liền, biển, đảo, vùng biển và vùng trời. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN đều bị nghiêm trị. Đồng thời, Hiến pháp xác định nhiệm vụ BVTQ là sự nghiệp của toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Vì thế, Nhà nước cần phải củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là LLVT nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Trong đó, quy định rõ: các cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ QP,AN. Hiến pháp xác định rõ LLVT nhân dân Việt Nam, gồm: Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ. Lực lượng này phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại (trong đó, Quân đội nhân dân có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu), lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ QP,AN. Đồng thời, tăng cường phổ biến kiến thức về QP,AN cho toàn dân để nâng cao ý thức, trách nhiệm BVTQ của nhân dân. Xây dựng, phát triển đồng bộ ngành công nghiệp quốc phòng, an ninh bảo đảm vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho LLVT nhân dân,… tăng cường khả năng BVTQ.
Câu 80: Địa vị pháp lí của Quốc hội Hiến pháp 2013
* Hiến pháp 2013: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Công hòa xã hộ chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 81: Chức năng của Quốc hội Hiến pháp 2013:
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Câu 82: Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội Hiến pháp 2013:
Theo Ðiều 70 Hiến pháp 2013, Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;
4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước;
5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;
8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;
10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
11. Quyết định đại xá;
12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp Nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước;
13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
15. Quyết định trưng cầu ý dân.
Câu 83: Quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội trong Hiến pháp 2013:
– Khoản 1 điều 70: Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
– Khoản 10 điều 70: Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với HP, luật, nghị quyết của Quốc hội.
=> Khác với Hiến pháp trước đây: Quốc hội không còn là cơ quan “duy nhất” lập pháp, thừa nhận sự tham gia của Chính phủ trong vấn đề này.
– Khoản 1 điều 120: … ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
– Khoản 4 điều 120 (mới): Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định
=> Quy định này nhằm thể chế hóa chủ trương của Ðảng về phát huy dân chủ XHCN; QH với vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam được trao thẩm quyền quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn cụ thể của đất nước.
Câu 84: Quốc hội thực hiện chức năng giám sát với những cơ quan:
– Điều 69: Quốc hội thực hiện quyền … giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. (trong Hiến pháp trước đây là giám sát đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước ).
– Khoản 2 điều 70: Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước; Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
=> Phạm vi giám sát của Quốc hội là ở những cơ quan cấp cao, do Quốc hội thành lập và chịu trách nhiệm với Quốc hội. Phạm vi giám sát này phù hợp với tính “tối cao” của Quốc hội; đồng thời phù hợp với thực tiễn lịch sử là Quốc hội hầu như không bao giờ thực hiện phạm vi giám sát các cơ quan cấp tỉnh trở xuống.
Câu 85: Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao bằng cách:
– Xem xét các báo cáo công tác của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao,..
– Xem xét các đề nghị của các cơ quan của Quốc hội, của đại biểu Quốc hội, của các cơ quan, tổ chức và cá nhân về các văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
– Xem xét chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp.
– Thành lập Uỷ ban lâm thời, Đoàn giám sát trong những trường hợp cần thiết để điều tra về một vấn đề nhất định.
– Quốc hội thành lập các cơ quan và bầu ra các chức danh sao cho hợp lí (đúng người đúng khả năng) chính là một hành vi thực hiện quyền giám sát. (ý kiến của thầy Dung).
Câu 86: Quốc hội bầu ra những chức danh nào trong bộ máy Nhà nước?
1. Chủ tịch QH, các Phó Chủ tịch QH và các Ủy viên Ủy ban thường vụ QH trong số các đại biểu QH theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ QH. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch QH, Phó Chủ tịch QH, Ủy viên Ủy ban thường vụ QH theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.
2. Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
3. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
5. Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước.
6. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
7. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người ứng cử để bầu vào chức danh quy định tại Điều này trong trường hợp đại biểu Quốc hội ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử.
Câu 87: “Lấy phiếu tín nhiệm” và “Bỏ phiếu tín nhiệm”:
1. Giải thích:
– Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.
– Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm.
2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
a. * Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau:
– Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
– Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
– Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
* Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau:
– Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân.
b. * Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
– Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị;
– Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội;
– Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội
– Người được lấy phiếu tín nhiệm mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
* Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong các trường hợp sau đây:
– Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;
– Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp;
– Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”.
3. Quy trình:
Lấy phiếu tín nhiệm | Bỏ phiếu tín nhiệm | |
Tại Quốc hội (LPTN) hoặc đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (BPTN) | 1. Người được lấy phiếu tín nhiệm có báo cáo bằng văn bản gửi đến UBTVQH chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.2. UBTVQH gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và tổng hợp ý kiến của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp QH.
3. Việc làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản. 4. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến UBTVQH và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu làm rõ nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm. 5. Tại kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm. 6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu. 7. QH lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín, các mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp. 8. Công bố kết quả kiểm phiếu. 9. QH xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm |
1. UBTVQH hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp Quốc hội.2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước QH.
3. Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội. 4. UBTVQH báo cáo trước QH kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội. 5. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu. 6. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín, các mức độ: tín nhiệm, ko tín nhiệm. 7. Công bố kết quả kiểm phiếu. 8. QH xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm |
Tại hội đồng nhân dân (LPTN) hoặc đối với người giữ chức vụ do HDND bầu (BPTN) | 1. Người được lấy phiếu tín nhiệm có báo cáo bằng văn bản gửi đến Thường trực HDND chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND2. Thường trực Hội đồng nhân dân gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp (nếu có) đến đại biểu HDND chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HDND.
3. Cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản. 4. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, đại biểu HDND có thể gửi văn bản đến Thường trực HDND và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá tín nhiệm. 5. Tại kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm. 6. HĐND thành lập Ban kiểm phiếu. 7. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. 8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu. 9. HDND xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm. |
1. Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Hội đồng nhân dân.
3. HDND thảo luận và thành lập Ban kiểm phiếu. 5. HDND bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín, các mức độ: tín nhiệm, ko tín nhiệm. 6. Ban kiểm phiếu công bố kết quả 7. Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm. |
Câu 88: Những cơ quan, chủ thể có quyền đề nghị QH quyết định trưng cầu ý dân:
Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
Câu 89: Cơ cấu tổ chức của QH theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức QH 2014:
Điều 3 Luật tổ chức Quốc hội: Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Gồm:
– Ủy ban thường vụ Quốc hội: là cơ quan thường trực của Quốc hội, gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
– Hội đồng dân tộc
– Ủy ban: Ủy ban pháp luật; Ủy ban tư pháp; Ủy ban kinh tế; Ủy ban tài chính, ngân sách; Ủy ban quốc phòng và an ninh; Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Ủy ban về các vấn đề xã hội; Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường; Ủy ban đối ngoại
– Đại biểu quốc hội: Quốc hội có không quá 500 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước, trong đó có những đại biểu hoạt động chuyên trách và những đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu chuyên trách chiếm ít nhất 25% tổng số đại biểu Quốc hội.
Câu 90: Mô hình nghị viện/QH 2 viện có những ưu thế, hạn chế gì so với mô hình 1 viện?
Nghị viện | 1 viện | |
Ưu thế | -Kéo dài quá trình lập pháp, nhằm tránh sự sơ sài, thiếu cẩn trọng của nghị viện khi biểu quyết thông qua luật, bảo đảm tính khả thi của văn bản luật.– Tạo ra sự kìềm chế đối trọng ngay trong nghị viện, qua đó bảo đảm sự cân bằng giữa các nhánh quyền lực.
-Bảo đảm sự bình đẳng về vị thế giữa các bộ phận trong xã hội |
Do có sự thống nhất cao giữa các nghị sĩ trong Nghị viện nên thời gian giành cho việc xem xét, quyết định các dự án luật, chính sách nhanh, bảo đảm tiến độ |
Hạn chế | Quy trình ban hành quyết định phức tạp, rườm rà, ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của việc thông qua các dự án luật và các chính sách đó | -Không có sự cân nhắc, xem xét các dự luật đủ kỹ càng, thấu đáo. Hậu quả là nhiều đạo luật kém chất lượng đã được ban hành.– Thành phần và lợi ích của xã hội vô cùng đa dạng, 1 viện sẽ khó lòng đại diện hết được. Người Anh dùng hạ viện để đại diện cho “thứ dân”, thượng viện cho “quý tộc”. Người Đức dùng hạ viện để đại diện cho quốc gia, thượng viện để đại diện cho các bang |
Câu 91: Vị trí pháp lí của UBTVQH theo Hiến pháp 2013:
Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Về thực chất, trong thời gian Quốc hội không họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính là cơ cấu có sức mạnh và quyền điều hành cũng như quyết định các vấn đề, chính sách của cả Quốc hội-một quyền hành rất lớn, có thể gọi là một quyền năng thực thụ
Câu 92: UBTVQH gồm:
Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên. Số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.
Câu 93: Một bộ trưởng có thể thể đồng thời là Ủy viên UBTVQH không?
Một bộ trưởng không thể đồng thời là Ủy viên UBTVQH. Điều 73 khoản 3 Hiến pháp 2013: “Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.”
Câu 94: Nhiệm vụ, quyền hạn chính của UBTVQH theo Hiến pháp 2013
1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội;
2. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
4. Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
5. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội;
6. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước
7. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;
8. Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
9. Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
10. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
11. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;
12. Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
13. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.
Câu 95: UBTVQH có thẩm quyền ban hành Pháp lệnh, nghị quyết.
…
Câu 96: Chức năng của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban chuyên môn theo Hiến pháp năm 2013.
– Tiếp tục giữ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc như Hiến pháp năm 1992; thay quy định Chính phủ tham khảo ý kiến của Hội đồng dân tộc trước khi ban hành các quyết định về chính sách dân tộc bằng quy định Chính phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc.
– Tiếp tục quy định thẩm quyền thẩm tra, giám sát, kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội như Hiến pháp năm 1992; bỏ quy định về trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ý k iến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
– Tiếp tục kế thừa và bổ sung thẩm quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo, giải trình, cung cấp tài liệu cho Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; bổ sung chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước và thay chủ thể “viên chức Nhà nước hữu quan” bằng “cá nhân hữu quan” có trách nhiệm báo cáo, giải trình, cung cấp tài liệu cho Hội đồng, Ủy ban (khoản 1 Điều 77).
Câu 97. Hiện nay Quốc hội có bao nhiêu Ủy ban?
9 Ủy ban.
Câu 98. Kể tên các Ủy ban của Quốc hội.
– Ủy ban Pháp luật
– Ủy ban Tư pháp
– Ủy ban Kinh tế
– Ủy ban Tài chính – Ngân sách
– Ủy ban Quốc phòng- An ninh
– Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng
– Ủy ban về các vấn đề xã hội
– Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
– Ủy ban Đối ngoại
Câu 99. Quy định về nhiệm kỳ của Quốc hội có thay đổi như thế nào qua các bản Hiến pháp Việt Nam?
* Hiến pháp 1946
Điều thứ 24
Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra. Ba năm bầu một lần. Cứ 5 vạn dân thì có một nghị viên.
Số nghị viên của những đô thị lớn và những địa phương có quốc dân thiểu số sẽ do luật định.
Điều thứ 35
Hai tháng trước khi Nghị viện nhân dân hết hạn, Ban thường vụ tuyên bố cuộc bầu cử lại. Cuộc bầu cử mới phải làm xong trong hai tháng trước ngày Nghị viện hết hạn.
Khi Nghị viện nhân dân tự giải tán, Ban thường vụ tuyên bố ngay cuộc bầu cử lại. Cuộc bầu cử mới làm xong trong hai tháng sau ngày Nghị viện tự giải tán.
Chậm nhất là một tháng sau cuộc bầu cử, Ban thường vụ phải họp Nghị viện nhân dân mới.
Trong khi có chiến tranh mà Nghị viện hết hạn thì Nghị viện hoặc Ban thường vụ có quyền gia hạn thêm một thời gian không nhất định. Nhưng chậm nhất là sáu tháng sau chiến tranh kết liễu thì phải bầu lại Nghị viện.
* Hiến pháp 1959
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là bốn năm.
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì phải bầu xong Quốc hội mới.
Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hoặc các trường hợp bất thường khác, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình và những biện pháp cần thiết để bảo đảm sự hoạt động của Quốc hội và của đại biểu Quốc hội.
Hiến pháp 1980
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, phải bầu xong Quốc hội khoá mới. Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.
Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình và quyết định những biện pháp cần thiết bảo đảm hoạt động của Quốc hội.
* Hiến pháp 1992
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong. Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình.
* Hiến pháp 2013
1. Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp cóchiến tranh.
Câu 100. Trình bày một số vấn đề cơ bản liên quan đến kỳ họp Quốc hội.
Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập chậm nhất là ba mươi ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp. Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá trước triệu tập chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khoá trước khai mạc và chủ toạ kỳ họp thứ nhất cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới.
Trong trường hợp Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu hoặc theo quyết định của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập Quốc hội họp bất thường chậm nhất là 7 ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp.
Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
Dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp được gửi đến đại biểu Quốc hội cùng với quyết định triệu tập kỳ họp. Các vấn đề trong chương trình kỳ họp Quốc hội được thảo luận và quyết định tại các phiên họp toàn thể. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội quyết định thảo luận tại Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Tổ đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.
Thành viên Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội được mời dự các kỳ họp Quốc hội, có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội khi Quốc hội xem xét về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách; được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà thành viên đó phụ trách theo yêu cầu của Quốc hội hoặc được Quốc hội đồng ý theo đề nghị của thành viên đó.
Đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.
Câu 101. Quy trình lập pháp của Quốc hội gồm những giai đoạn nào?
1. Lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (chương trình nhiệm kỳ và chương trình hàng năm):
– Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh do Quốc hội quyết định
– Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm.
2. Soạn thảo luật, pháp lệnh:
– Dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Ban soạn thảo tiến hành soạn thảo
– Ban soạn thảo tuỳ từng trường hợp có thể do Uỷ ban thường vụ Quốc hội; bộ hoặc cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ; Toà án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thành lập
3. Thẩm tra dự án Luật, pháp lệnh: Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội trước khi trình Uỷ ban thường vụ
Quốc hội thảo luận, cho ý kiến phải được Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra
4. Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến
– Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể xem xét, cho ý kiến một lần hoặc nhiều lần
– Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
5. Thảo luận tiếp thu, chỉnh lý và thông qua dự án luật, dự án pháp lênh:
Quốc hội thảo luận, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một hoặc hai kỳ họp Quốc hội
6. Công bố luật, pháp lệnh
Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố luật, nghị quyết của Quốc hội chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật, nghị quyết được thông qua
Câu 102. Thực trạng hiện nay Chính phủ soạn thảo hầu hết các Dự án (dự thảo) Luật có hợp lý hay không?
Hợp lý vì Hiến pháp 2013 đã sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo hướng khái quát, hợp lý hơn, phù hợp với vị trí hành pháp của Chính phủ (Điều 96):
– Khẳng định vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ, Hiến pháp quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ”đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này…” (khoản 2 Điều 96).
– Khẳng định vai trò quản lý, điều hành vĩ mô của Chính phủ, Hiến pháp đã làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật (khoản 1); thi hành các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân (khoản 3); bổ sung quy định trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính đối với đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (khoản 4);.
– Bên cạnh quyền trình dự án luật, Hiến pháp (sửa đổi) đã bổ sung quyền ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ như một nhiệm vụ, quyền hạn độc lập của chức năng hành pháp tại Điều 100:”Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật”.
– Trong mối quan hệ với Quốc hội: Hiến pháp (sửa đổi) đã bỏ quy định về thẩm quyền của Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tạo điều kiện cho Chính phủ và các chủ thể khác chủ động, linh hoạt trong việc đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh; phân định rõ hơn phạm vi chính sách và các vấn đề quan trọng do Quốc hội quyết định (trong một số lĩnh vực Quốc hội chỉ quyết định các chính sách cơ bản). Chính phủ có quyền ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể để quản lý, điều hành; phân định rõ và phù hợp hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế… Theo đó, Chính phủ có thẩm quyền”Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70″ (khoản 7 Điều 96).
Câu 103. Vị trí pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.
Kế thừa đồng thời bổ sung để thể hiện một cách toàn diện tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ. Điều 109 Hiến pháp năm 2013: “Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”.Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến VN, Hiến pháp chính thức khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp xác định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của Chính phủ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Câu 104. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.
Tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ hơn so với Hiến pháp 1992: “Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.” (Khoản 1, điều 95). Có thể thấy, Hiến pháp năm 2013 đã bỏ cụm từ “các thành viên khác” của Hiến pháp 1992, bổ sung quy định “cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quy định” để trên cơ sở đó quy định trong luật về cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ. Như vậy, Chính phủ mới có cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Câu 105. Nêu khái niệm quyền hành pháp của Chính phủ.
Chủ thể cơ bản của quyề hành pháp là Chính phủ. Cách thức hoạt động của chính phủ góp phần làm hành pháp thực thi có hiệu quả hơn.
Ngay từ Hiến pháp năm 1946, cơ quan thực hiện chức năng hành pháp được khẳng định tại Điều 43 là Chính phủ (gồm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Nội các. Nội các có Thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng); đến Hiến pháp năm 1959, chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo đó, chế định Chủ tịch nước được tách ra khỏi thành phần của Chính phủ. Quyền hạn của Hội đồng Chính phủ dành cho hành pháp (Chính phủ) chứ không phân định cho Chủ tịch nước với tư cách là người đứng đầu Chính phủ và quyền hành pháp như quy định trong Hiến pháp năm 1946. Trong Hiến pháp năm 1980, chế định “Hội đồng Bộ trưởng” (đề cao vai trò của tập thể Chính phủ) được ghi nhận thay cho “Hội đồng Chính phủ” (vai trò của Thủ tướng và tập thể) trong tương quan đề cao và tập trung quyền lực vào Quốc hội. Chính phủ chỉ là cơ quan chấp hành và hành chính của Quốc hội. Trong Hiến pháp năm 1992, chế định Chính phủ được quy định kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với đề cao vai trò cá nhân người đứng đầu (Thủ tướng). Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất (Điều 109). Chính phủ là chủ thể chính chi phối toàn bộ hoạt động chấp hành và điều hành của quản lý Nhà nước. Với Hiến pháp 2013, lần đầu tiên Hiến pháp chính thức khẳng định tính chất, vị trí của Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp; nhấn mạnh và đề cao hơn tính chất, vị trí Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật (khoản 1). Bên cạnh quyền trình dự án luật, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung quyền ban hành văn bản pháp quy của Chính phủ như một nhiệm vụ, quyền hạn độc lập để thực hiện chức năng hành pháp (Điều 100).
Câu 106: Các thẩm quyền chủ yếu của chính phủ theo hiến pháp 2013
So các Hiến pháp trước, Hiến pháp 2013 đã sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo hướng khái quát, hợp lý hơn, phù hợp với vị trí hành pháp của Chính phủ (Điều 96).
– Khẳng định vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ, Hiến pháp quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ”đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này…” (khoản 2 Điều 96).
– Khẳng định vai trò quản lý, điều hành vĩ mô của Chính phủ, Hiến pháp đã làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật (khoản 1); thi hành các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân (khoản 3); bổ sung quy định trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính đối với đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (khoản 4);.
– Bên cạnh quyền trình dự án luật, Hiến pháp (sửa đổi) đã bổ sung quyền ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ như một nhiệm vụ, quyền hạn độc lập của chức năng hành pháp tại Điều 100:”Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật”.
– Trong mối quan hệ với Quốc hội: Hiến pháp (sửa đổi) đã bỏ quy định về thẩm quyền của Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tạo điều kiện cho Chính phủ và các chủ thể khác chủ động, linh hoạt trong việc đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh; phân định rõ hơn phạm vi chính sách và các vấn đề quan trọng do Quốc hội quyết định (trong một số lĩnh vực Quốc hội chỉ quyết định các chính sách cơ bản). Chính phủ có quyền ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể để quản lý, điều hành; phân định rõ và phù hợp hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế… Theo đó, Chính phủ có thẩm quyền”Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70″ (khoản 7 Điều 96).
Câu 107: Thủ tướng chính phủ có nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội không?
Thủ tướng chính phủ là một đại biểu Quốc hội, bởi vì Thủ tướng là do Quốc hội bầu ra theo đề nghị của Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội. Chính phủ là cơ quan hành pháp chịu sự giám sát của Quốc hội, do đó Thủ tướng là đại biểu Quốc hội sẽ dễ dàng điều hành, nắm bắt chỉ đạo của Quốc hội cũng như chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Mặt khác, đại biểu Quốc hội là do nhân dân bầu ra, Thủ tướng là đại biểu Quốc hội cũng có nghĩa là do nhân dân bầu, thể hiện đường lối Nhà nước của dân, do dân và vì dân của Đảng cộng sản.
Câu 108: Thẩm quyền của Thủ tướng theo hiến pháp 2013
Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa quy định Hiến pháp năm 1992, đồng thời khẳng định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Thủ tướng với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, đồng thời là một thiết chế độc lập có quyền hạn và nhiệm vụ riêng và đứng đầu hệ thống hành chính Nhà nước.
Hiến pháp sắp xếp, cơ cấu lại nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ một cách khoa học và hợp lý hơn, bảo đảm tương thích với nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Hiến pháp đã phân biệt và quy định rõ 2 loại nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng: nhiệm vụ, quyền hạn với tư cách là người đứng đầu Chính phủ và nhiệm vụ, quyền hạn với tư cách là một thiết chế độc lập tương đối.
Điều này được thể hiện rõ nét khi chúng ta so sánh một số nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong hai bản Hiến pháp. Cụ thể:
– Hiến pháp đã làm rõ hơn thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc lãnh đạo, điều hành Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước.
Đ114 Hiến pháp năm 1992: “1- Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;”
Quy định trên được sửa đổi, bổ sung lại tại Điều 98 Hiến pháp năm 2013:
“1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;”
– Hiến pháp đã bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc “quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;” (khoản 5 Điều 98).
– Hiến pháp quy định đầy đủ hơn nhiệm vụ báo cáo công tác của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Khoản 6 Điều 114 Hiến pháp năm 1992, Thủ tướng Chính phủ phải “Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết”.
Khoản 6 Điều 98 Hiến pháp năm 2013 sửa lại là: “Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.”
Câu 109: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ
Chính phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Hiện nay Chính phủ Việt Nam có 25 bộ và các cơ quan ngang bộ.
Các bộ được tổ chức theo chiều dọc theo các ngành kinh tế-xã hội của quốc gia, gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Giao thong vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Thủy sản, Bộ Văn hóa thông tin, Bộ Giáo dục va Đào tạo, Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Bưu chính Công nghệ thông tin, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động và Thương binh xã hội.
Các cơ quan ngang bộ được tổ chức theo chiều ngang – chức năng quản lí tương ứng với một lĩnh vực phụ trách, gồm: Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban dân tộc, Thanh tra Nhà nước, Ủy ban Thể dục thể thao, Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em.
Câu 110: Việc thành lập, bãi bỏ bộ, các cơ quan ngang bộ do cơ quan nào quyết định?
Việc thành lập, bãi bỏ bộ, các cơ quan ngang bộ do Chính phủ đề xuất với Quốc hội để Quốc hội quyết định.
Câu 111: Vị trí pháp lý của Bộ trưởng
Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo một bộ, tham gia vào hoạt động Chính phủ và các công tác khác của Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, các quy định tại nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chinh phủ, Quốc hội về quản lí Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc về công tác được giao phụ trách, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật.
Câu 112: Việc đề nghị bổ nhiệm, phê chuẩn bổ nhiệm một Bộ trưởng diễn ra theo trình tự:
Đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng, Thủ tướng sẽ trình danh sách đề cử các chức vụ lên Quốc hội.
Sau đó, Quốc hội sẽ xem xét và quyết định phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng theo danh sách đề cử của Chính phủ mà Thủ tướng trình lên.
Câu 113: Quyền lập quy của Chính phủ
– Quyền lập quy của Chính phủ được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
+ Ở nghĩa hẹp, quyền lập quy của Chính phủ là thẩm quyền của tập thể Chính phủ ban hành QPPL (quy phạm pháp luật) dưới luật hoặc liên tịch với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội để ban hành QPPL liên tịch trên cơ sở và để thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập theo hình thức văn bản, thủ tục và trình tự do pháp luật quy định.
+ Ở nghĩa rộng, quyền lập quy của Chính phủ là thẩm quyền của tập thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành QPPL dưới luật và thẩm quyền của tập thể Chính phủ liên tịch với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ liên tịch với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan khác của Nhà nước để ban hành QPPL liên tịch trên cơ sở và để thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, điều ước quốc tếmà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập và văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên theo hình thức văn bản, thủ tục và trình tự do pháp luật quy định.
Quyền lập quy của Chính phủ là một trong những thẩm quyền quan trọng của cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất ở nước ta. Quyền lập quy của Chính phủ có 08 đặc điểm như sau:
+ Thứ nhất, Chính phủ chỉ thực hiện quyền lập quy khi được cơ quan lập pháp hoặc cơ quan Nhà nước cấp trên cho phép;
+ Thứ hai, quyền lập quy của Chính phủ là một dạng quyền lực Nhà nước. Vì xuất phát từ quyền lực Nhà nước nên các QPPL do Chính phủ ban hành có hiệu lực đối với mọi tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
+ Thứ ba, các QPPL do Chính phủ ban hành có tính chất dưới luật; tức là, các QPPL này có hiệu lực pháp lý thấp hơn và không được trái với QPPL do Quốc hội, UBTVQH hoặc cơ quan Nhà nước cấp trên ban hành. Tính ”dưới luật” của các QPPL do Chính phủ ban hành được hiểu là dưới QPPL của Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH;
+ Thứ tư, các chủ thể khác nhau của Chính phủ (tập thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ) có thẩm quyền ban hành QPPL có thứ bậc và hiệu lực pháp lý khác nhau, được thể hiện ở các văn bản có tên gọi khác nhau, theo các thủ tục xây dựng, ban hành khác nhau và QPPL dưới luật có giá trị pháp lý cao hơn thì có thủ tục xây dựng, ban hành phức tạp hơn, chặt chẽ hơn;
+ Thứ năm, quyền lập quy của Chính phủ là quyền ban hành QPPL mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế, hủy bỏ, đình chỉ việc thi hành QPPL hiện hành để điều chỉnh hành vi của cá nhân và tổ chức;
+ Thứ sáu, quyền lập quy của Chính phủ mang tính định hướng cho hành vi của cá nhân, tổ chức; tức là, các QPPL do quyền lập quy của Chính phủban hành xác định phương hướng, mục tiêu, tiêu chí, chuẩn mực, tiêu chuẩn, khuôn mẫu cho hành vi của cá nhân và tổ chức trong xã hội;
+ Thứ bảy, quyền lập quy của Chính phủ mang tính khoa học;
+ Thứ tám, quyền lập quy của Chính phủ mang tính dân chủ, nhân đạo sâu sắc.
Bên cạnh việc là chủ thể chủ yếu trình, đề xuất các dự án luật, Chính phủ còn là cơ quan ban hành nhiều văn bản chứa định quy phạm pháp luật nhất. Trên cơ sở các luật do Quốc hội ban hành, Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lí Nhà nước. Đây là quyền Hành chính cao nhất của Chính Phủ – Quyền lập quy
=> Chính phủ có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công tác lập pháp. Trong khi đó, quyền lập pháp của Quốc hội chỉ biểu hiện chủ yếu ở việc thông qua các dự án luật.
Câu 114: Quyền trình dự án luật của Chính phủ
Khoản 2 Điều 96 Hiến Pháp 2013 quy định quyền hạn của Chính Phủ:
“Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định theo điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách Nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội;”
– Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ hiện nay là Chính phủ phải có trách nhiệm hoạch định ra chính sách cho quốc gia. Đây là một trong những đặc điểm khác biệt của hành chính Nhà nước tối cao với hành chính Nhà nước khác. Cùng là một phần của quản lý Nhà nước, nhưng hành chính Nhà nước tối cao thì phải tập trung vào việc tìm ra đường lối, chính sách thông qua hoạt động trình dự án luật trước Quốc hội và ban hành các văn bản pháp quy.
+ Chính phủ khởi thảo phần lớn các dự án luật, tức thực hiện sáng quyền lập pháp. Theo Hiến pháp Việt Nam, Chính phủ là một loại chủ thể có quyền trình dự án luật. Trong hoạt động hành pháp, Chính phủ thấy được những lỗ hổng, bất cập của pháp luật, nên thực tế, đa số các đạo luật do Quốc hội thông qua là do Chính phủ trình lên.
Câu 115: Những điểm mới của Hiến pháp 2013 về Chính phủ
1. Làm rõ vị trí pháp lý, chức năng của Chính phủ
Vị trí, chức năng của Chính phủ đã được quy định trong Điều 109 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001). Theo đó: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Điều 109 Hiến pháp năm 2013: “Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”.
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến VN, Hiến pháp chính thức khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp xác định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của Chính phủ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn được thiết kế lại
So với Hiến pháp năm 1992, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong Hiến pháp hiện hành có những điểm mới cơ bản sau:
– Hiến pháp quy định cụ thể các loại văn bản QPPL mà Chính phủ tổ chức thi hành. Khoản 1 Điều 96 Hiến pháp năm 2013: “Tổ chức thi hành Hiến pháp và các VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;”
– Hiến pháp bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc “thi hành các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;” (khoản 3 Điều 96), “đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn…” (khoản 2 Điều 96). Thẩm quyền này thể hiện rõ vai trò của Chính phủ trong việc thực hiện chức năng hành pháp – chức năng hoạch định và thực hiện chính sách.
– Hiến pháp đã chuyển thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh sang thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
– Hiến pháp đã thay đổi cách thức quy định về hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
3. Tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ hơn
Điều 110 Hiến pháp năm 1992: “Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội”.
Quy định trên được sửa lại tại Điều 95 Hiến pháp năm 2013:
“1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.”
Như vậy, Chính phủ mới có cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
4. Đề cao chế định Thủ tướng Chính phủ.
Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa quy định Hiến pháp năm 1992, đồng thời khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm của Thủ tướng với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, đồng thời là một thiết chế độc lập có quyền hạn và nhiệm vụ riêng và đứng đầu hệ thống hành chính Nhà nước.
+ Vị trí pháp lý, vai trò được xác định rõ
Lần đầu tiên Hiến pháp khẳng định: “Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ”(Khoản 2 Điều 95 Hiến pháp năm 2013).
+ Nhiệm vụ, quyền hạn tăng cường hơn
+ Chế độ chịu trách nhiệm rõ hơn, toàn diện hơn
“Thủ tướng Chính phủ…, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước” (Khoản 2 Điều 95 Hiến pháp năm 2013).
5. Tăng cường trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Hiến pháp mới có một số sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thể hiện rõ hơn vị trí, nhiệm vụ, trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách vừa là thành viên Chính phủ, đồng thời là một thiết chế có trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước.
6. Nâng cao tính dân chủ pháp quyền
Câu 116: Định chế Chủ tịch nước Việt Nam qua các bản Hiến Pháp:
Vị trí Pháp lý
Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, là Tổng chỉ huy Quân đội (có thực quyền): 1946
Đứng đầu Nhà nước: Còn lại
Số lượng:
Tập thể (Hội đồng Nhà nước): 1980
Cá nhân: Còn lại
Quá trình bầu cử:
Được bầu chọn từ các đại biểu Quốc hội: 1946; 1980; 1992; 2013
Công dân từ 35 tuổi trở lên: 1959
Mối quan hệ với Quốc hội; Chính phủ
1946: Độc lập với Quốc hội; Có quyền phủ quyết luật; Đứng đầu Chính phủ
1959; 1992; 2013: Tương đối giống nhau: Hành pháp tượng trưng; Nhưng có tính chất “phái sinh” và gắn bó với Quốc hội (Được bầu ra bởi Quốc hội; Phải báo cáo trước QH)
1980: Vừa đứng đầu Nhà nước; Vừa là một cơ quan của QH; Thực hiện các chức năng của Ủy ban Thường vụ QH hiện tại
Câu 117: Địa vị Pháp lý của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 2013
Chủ tịch nước đừng đầu Nhà nước CHXHCN Việt Nam; Thay mặt cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong lĩnh vực đối nội, đối ngoại
Là cơ quan hành pháp tượng trưng: Đề nghị QH bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng chính phủ; Căn cứ vào QH: bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng CP, các bộ trưởng; Có thể tham dự cuộc họp của Chính phủ khi thấy cần thiết
Có tính chất phái sinh từ Quốc hội: do quốc hội bầu ra trong số các đại biểu QH, có nhiệm kì gắn với nhiệm kì QH, chịu trách nhiệm và báo cáo trước QH
Có vai trò quan trọng trong việc bổ nhiệm Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKS ND Tối cao
Mặc dù không có thật sự nắm quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp, nhưng Chủ tịch nước có vai trò điều phối hoạt động của các quyền này; Là biểu tượng cho sự thống nhất và đoàn kết của Quốc gia
Câu 118: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong Hiến Pháp 2013 được quy định bởi điều 88, 89, 90 Hiến Pháp 2013
Điều 88: Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội công bố quyết định đại xá;
4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng Nhà nước, danh hiệu vinh dự Nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
6. Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.
Điều 89
1. Hội đồng quốc phòng và an ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh do Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn.
Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
2. Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh, trường hợp Quốc hội không thể họp được thì trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc; thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt do Quốc hội giao trong trường hợp có chiến tranh; quyết định việc lực lượng vũ trang tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
Điều 90
Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ.
Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Câu 119: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực Lập pháp
Quyền trình dự Luật (Ít được thực hiện do Chủ tịch nước ko thực hiện quyền hành pháp trong thực tế nên không có khả năng trình dự Luật)
Công bố Hiến Pháp, Luật, Pháp lệnh (Đây là bước cuối cùng trong quá trình Làm luật; Chủ tịch nước khi nhận được Hiến Pháp, Luật, Pháp lệnh đã được thông qua ở QH thì buộc phải kí ban hành trong 1 thời hạn nhất định)
Đề nghị xem xét lại Pháp lệnh; Nghị quyết do UBTV QH gửi tới. Nếu UBTV Quốc Hội vẫn biểu quyết thông qua, nhưng Chủ tịch nước chưa đồng ý, thì Chủ tịch nước có thể chưa phê duyệt và chờ lần họp gần nhất của Quốc hội, để trình Quốc hội quyết định
Câu 120: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực Tư Pháp
Giới thiệu, đề cử: Chánh án TAND Tối cao + Viện trưởng VKSND Tối cao để QH biểu quyết
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức: Phó Chánh án TAND Tối cao + Phó viện trưởng VKS ND Tối cao + Kiểm sát viên VKS ND Tối cao
Xem xét và quyết định ân giảm án tử hình
Cùng với UBTV QH, nghe Chánh án TAND Tối cao + Viện trưởng VKS NS Tối cao báo cao – Trong thời gian QH ko họp.
Câu 121: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực Hành Pháp
Tham gia Thành lập Chính phủ: 1. Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; 2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phỏ thủ tướng, Bộ trưởng và các Thành viên khác trong CP (Theo quyết định của QH)
Nghe báo cáo công tác của CP, Thủ tướng CP
Có thể xem mô hình sau:
Tóm lại, có thể hiểu: Phần lớn các quyết định quan trọng trong hoạt động Nhà nước, Chủ tịch nước chỉ thực hiện phần nghi lễ, phần hình thức, phần hợp thức hóa của quyết định đó. Chứ bản thân nội dung quyết định luôn được thiết lập sẵn bởi một cơ quan khác.
Tuy nhiên những quyết định không quá quan trọng thì Chủ tịch nước vẫn có thể thực hiện nó một cách hoàn toàn: Như quyết định ân xá,…
Câu 122: Những điểm mới của iến Pháp 2013 về Chủ tịch nước
* Về vị trí, tính chất pháp lý:
Điều 86 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Với vai trò “là người đứng đầu Nhà nước”, Chủ tịch nước thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong mối quan hệ với nhân dân, các Nhà nước và các tổ chức khác. Với vai trò “thay mặt Nhà nước”, Chủ tịch nước thể hiện tính thống nhất về quyền lực Nhà nước trong mối quan hệ với bên ngoài. Với quy định tại Điều 86, Hiến pháp năm 2013 đã đề cao vai trò của Chủ tịch nước. Theo đó, vị trí, tính chất pháp lý của Chủ tịch nước thể hiện tính hệ thống và sự thống nhất trong nội tại bộ máy Nhà nước cũng như trong mối quan hệ với các chủ thể khác
* Phải tuyên thệ sau khi được bầu:
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp. Thật ra, không chỉ Chủ tịch nước phải tuyên thệ mà ngay cả Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng phải tuyên thệ sau khi nhậm chức nhằm tạo cơ sở quan trọng cho nhân dân thực hiện chức năng giám sát đối với những người giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, việc tuyên thệ của Chủ tịch nước còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc khác.
1. Việc tuyên thệ của Chủ tịch nước phù hợp với thông lệ quốc tế.
2. Lời tuyên thệ của Chủ tịch nước còn mang tính thiêng liêng cao cả, đó là nguồn cảm hứng cho các tầng lớp nhân dân, tạo ra tính vẹn toàn của bộ máy quyền lực và niềm tin của nhân dân vào chính quyền, từ đó hình thành nên sự đồng thuận xã hội và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
3. Lời tuyên thệ của Chủ tịch nước nhấn mạnh tính tối cao của Hiến pháp, đó là lời cam đoan vững chắc về việc Chủ tịch nước có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp theo Điều 119 Hiến pháp năm 2013.
* Về thẩm quyền của Chủ tịch nước:
Thẩm quyền của Chủ tịch nước được quy định trong Hiến pháp 2013 nhìn chung không thay đổi nhiều so với Hiến pháp năm 1992 nhưng đã có sự sắp xếp lại cho hợp lý, khoa học hơn.
* Trong mối quan hệ với cơ quan hành pháp:
Điều 90 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ”. Đây là quy định không mới vì chỉ là sự kế thừa Điều 105 Hiến pháp năm 1992. Điểm mới duy nhất là trong Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Khi cần thiết, Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.
* Tuyên bố tình trạng khẩn cấp:
Chủ tịch nước có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi QH và UBTV QH không thể họp. Giúp đất nước ứng phó nhanh hơn đối với những lúc cấp bách
* Làm rõ vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước:
Để làm rõ hơn vai trò này, Hiến pháp năm 2013 quy định Chủ tịch nước quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong khi Hiến pháp 1992 không quy định các cụ thể Chủ tịch nước có thể phong, thăng, giang, tước quân hàm nào mà phải để Luật sĩ quan QĐND Việt Nam 1999 làm rõ.
Câu 123: Vị trí pháp lý của Tòa án Nhân dân Tối cao
– Tòa án Nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, được Hiến Pháp giao cho thực hiện quyền Tư pháp
– Nhiệm kỳ của Tòa án Nhân dân Tối cao theo nhiệm kỳ của QH.
– Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao do QH bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước. Các Phó Chán án và Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao do Chủ tịch nức bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo sự giới thiệu của Chánh án TA
– TA có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
i) Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án;
ii) Giám đốc việc xét xử của các Tòa án các cấp (Cải chính, sửa chữa những quyết định xét xử không đúng); Giám đốc việc xét xử của các Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác (các tòa này do Quốc hội thành lập vì mục đích đặc biệt), trừ trường hợp có quy định khác khi thành lập Tòa án đó;
iii) Trình QH dự án luật và trình UBTV QH dự án Pháp lệnh
– Thẩm quyết xét xử của TA:
i) Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị
ii) Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực của Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị
Câu 124: Nêu khái niệm quyền Tư pháp của Tòa án
– Trong các Hiến Pháp trước đây, chỉ quy định Tòa án thực hiện việc xét xử. Hiến pháp 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Như vậy, Hiến pháp 2013 đã có điểm mới khi trao quyền tư pháp cho Tòa Án. Bởi quyền tư pháp được định nghĩa là: “Quyền tư pháp” là những quyền sinh ra từ hoạt động xét xử và chỉ có Tòa án mới có quyền hạn chế quyền tự do, tước bỏ quyền sống của con người theo pháp luật.Do đó, Hiến pháp 2013 đã phân định 1 cách rạch ròi và trao cho Tòa án quyền này, từ đó tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng 1 hệ thống tòa án độc lập và không bị chi phối bởi cả nhánh Hành pháp lẫn Lập pháp.
Câu 125: Cơ cấu tổ hức hệ thống Tòa án theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014:
Câu 126: Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân tối cao
Tòa án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây( Điều 19 Luật Tổ chức tòa án nhân dân):
1. Hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án
2. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án các cấp; giám đốc xét xử của các Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác, trừ trường hợp có quy định khác khi thành lập các Tòa án đó
3. Trình Quốc hội dự án luật và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật.
Câu 127: Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân Tối cao
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân Tối cao bao gồm:
a) Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao
b) Tòa án quân sự trung ương, Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động, Tòa Hành chính và các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao; trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quết định thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao
c) Bộ máy giúp việc
Câu 128: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có tối đa là bao nhiêu thành viên?
Tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao không quá 17 người( Điều 21 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ) gồm có:
a) Chánh án, các Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao
b) Một số Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao do Ủy ban Thường vu Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao
Câu 129: Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao do cơ quan nào bầu ra?
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước.
Câu 130: Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao
Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TAND cấp cao được thành lập tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.
Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ:
a) Xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;
b) Giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND cấp cao tại Hà Nội là xét xử và giải quyết các vụ án của các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Cao Bằng đến Hà Tĩnh(28 tỉnh); TAND cấp cao tại Đà Nẵng là các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình trở vào(12 tỉnh); TAND cấp cao tại TPHCM là các tỉnh phía Nam(23 tỉnh)
Câu 131: Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao bao gồm:
a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
b) Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Hành chính, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động, Tòa Gia đình và người chưa vị thành niên
Trường hợp càn thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao
c) Bộ máy giúp việc
Câu 132: Ủy ban Thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao có tối đa bao nhiêu thành viên?
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có tối đa 13 thành viên
Câu 133: Trình bày nội dung nguyên tắc độc lập xét xử
– Đây là một nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong hệ thống tư pháp. Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo hoạt động xét xử độc lập, không bị can thiệp bởi bất kì tổ chức, cá nhân nào (kể cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức Đảng).
-Trong sự phát triển của Nhà nước và pháp luật thì phạm vi xét xử của tòa án ngày càng được mở rộng, từ hình sự cho đến các lĩnh vực khác như dân sự, lao động, thương mại, hành chính, thậm chí Hiến pháp. Do vậy, sự độc lập của tư pháp trong mối quan hệ với lập pháp và hành pháp là một trong những đảm bảo quan trọng trong việc bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tự nhiên của con người, nhất là trong việc chống lại tham nhũng, lợi dụng quyền lực của những nhà cầm quyền. Sự độc lập tư pháp là yếu tố cơ bản nhất giúp cho ngành này có khả năng bảo vệ công lý, an ninh của con người.
– Sự độc lập của tư pháp là thành trì cuối cùng của nguyên tắc giới hạn quyền lực Nhà nước.Trong việc xét xử độc lập thì: “Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”( Điều 130- Hiến pháp 2013). Không cá nhân, tổ chức nào có quyền tác động dến hoạt động xét xử của tòa án kể cả cơ quan Nhà nước hay Đảng, mặc dù Đảng lãnh đạo Nhà nước. Nguyên tắc độc lập tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được hiểu là sự đảm bảo độc lập trong hoạt đọng xét xử. Tuy nhiên, sự độc lập tư pháp không chỉ dừng lại ở khâu xét xử. Không thể có độc lập xét xử nếu không có sự độc lập trong tổ chức tòa án cũng như các đảm bảo khác trong quy trình tố tụng.Thực tế, những vấn đề tổ chức của Tòa án như sự lãnh đạo của Đảng hay tổ chức Tòa án theo các đơn vị hành chính lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự độc lập xét xử của Thẩm phán và hội thẩm nhân dân.
Câu 134: Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về tòa án
1. Tòa án thực hiện quyền tư pháp
Tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.
So với Hiến pháp năm 1992 thì ngoài chức năng xét xử thì Tòa án nhân dân còn thực hiện quyền tư pháp là nhằm phân định quyền lực Nhà nước theo hướng Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. Đây là cơ sở pháp lý để giao cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những loại vụ việc liên quyền con người, quyền của công dân, mà những loại việc đó hiện nay là các cơ quan hành chính đang thực hiện…
2. Cơ cấu của Tòa án nhân dân
Khoản 2 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định “Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do Luật định” cho phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị là xác định tổ chức hệ thống Tòa án theo cấp xét xử không phụ thuộc vào địa giới hành chính,hạn chế sự ảnh hưởng của ngành hành pháp với tòa án,làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động tư pháp, phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền.
3. Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân
Bổ sung Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
=> Thể hiện rõ nét về nhiệm vụ của Tòa án, đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ Tòa án.
Hiến pháp năm 2013 không quy định về việc thành lập các tổ chức thích hợp ở cơ sở để giải quyết các tranh chấp nhỏ trong nhân dân như Điều 127 Hiến pháp năm 1992 mà để luật quy định.
4. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của TAND
Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 cũng đã sắp xếp và bổ sung một số nội dung quan trọng tại Điều 103, cụ thể như: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm; Tòa án nhân dân xét xử công khai.
Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín; Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm; quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm”.
=> Đây là các nguyên tắc hoạt động cơ bản Tòa án nhân dân nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử của Tòa án nhân dân, đảm bảo chất lượng xét xử của Tòa án tránh tình trạng xảy ra oan sai, gây thiệt hại cho các bên đương sự trong quá trình xét xử của Tòa án.
Câu 135: Vị trí pháp lý của viện kiểm sát theo Hiến pháp năm 2013
Điều 107
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
=> Hiến pháp năm 2013 kế thừa và khẳng định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như Hiến pháp năm 1992.Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của Viện kiểm sát tại khoản 3 Điều 107
Câu 136: Trình bày về quyền công tố của viện kiểm sát
+ Chức năng công tố của Viện Kiểm sát chỉ mới được ghi nhận từ Hiến pháp năm 1980 đến nay, nhưng khi đó chức năng này được đặt sau chức năng kiểm sát chung. Hay nói cách khác, công tố (buộc tội) là chức năng đi kèm, phát sinh từ chức năng kiểm sát chung.
+ Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền công tố. Hoạt động thực hành quyền công tố chỉ diễn ra trong hai giai đoạn của tố tụng hình sự là giai đoạn điều tra các vụ án hình sự và giai đoạn xét xử các vụ án hình sự. Hoạt động công tố được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình tố tụng hình sự nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người không có tội.
+ Hiến pháp 1980 quy định:
Điều 138:
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam […] thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện Kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện Kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình.
+ Tuy nhiên sau đó, Hiến pháp 1992 và hiến pháp 2013 đã cắt bỏ phần lớn chức năng Kiểm sát chung của Viện Kiểm sát, chỉ còn giữ chức năng kiểm sát tư pháp và công tố. Theo quy định của Hiến pháp mới, chức năng CÔNG TỐ lại trở thành chức năng chính và chức năng kiểm sát tư pháp (phần còn lại của Kiểm sát chung) lại là chức năng phụ.
+ Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
– Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;
– Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;
– Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;
– Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật. Trường hợp không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do;
– Huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;
– Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Câu 137: Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Theo Khoản 2 Điều 42 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên và các Điều tra viên.
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Cơ quan điều tra;
d) Các cục, vụ, viện và tương đương;
đ) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác;
e) Viện kiểm sát quân sự trung ương.
1. Ủy ban kiểm sát:
Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của của viện kiểm sát, gồm có: Viện trương, các Phó Viện trưởng và một số kiểm sát viên
+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người lãnh đạo thống nhất toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát nhân dân. Theo Điều 63 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
– Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
– Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy banthường vụ Quốc hội phê chuẩn.
– Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
– Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
– Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
– Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của
Viện kiểm sát nhân dân.
– Tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
– Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
– Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Các Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng thực thi nhiệm vụ.
Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
+ Chương trình, kế hoạch công tác của ngành Kiểm sát nhân dân;
+ Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
+ Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính phủ;
+ Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
+ Đề nghị Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn, xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 2 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng.
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định.
2. Các Cục, Vụ, Viện: Bộ máy này thừa lệnh Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố.
Câu 138: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do cơ quan nào bầu ra?
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, hoặc trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước trong thời gian Quốc hội không họp.
Câu 139: “Chính quyền địa phương” được hiểu gồm những cơ quan nào?
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2016)
Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các cơ quan Nhà nước (mang quyền lực Nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương.
Cấp Chính quyền địa phương gồm hai phân hệ cơ quan – cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân) (Hiến pháp VN có hiệu lực từ ngày 01/01/2014).
Chính quyền địa phương bao gồm 4 phân hệ cơ quan tương ứng với 4 phân hệ cơ quan Nhà nước tối cao ở trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Toà án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp (Toà án nhân dân các cấp) và cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp).
Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
+ Hội đồng nhân dân:
– Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
– Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
– Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
– Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
+ Ủy ban nhân dân:
– Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.
– Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
Câu 140: Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính có phải lấy ý kiến nhân dân địa phương không?
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2016):
– Sau khi lấy ý kiến cử tri về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, nếu có trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn tán thành thì cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi HĐND ở các đơn vị hành chính, có liên quan để lấy ý kiến.
– Trên cơ sở ý kiến của cử tri địa phương, dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do cơ quan chịu trách nhiệm gửi đến, HĐND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh có liên quan thảo luận, biểu quyết về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính theo trình tự từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh.
– Nghị quyết của HĐND cấp xã về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được gửi đến HĐND cấp huyện; nghị quyết của HĐND cấp huyện được gửi đến HĐND cấp tỉnh; nghị quyết của HĐND cấp tỉnh được gửi đến Bộ Nội vụ để tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền quyết định.
– Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Câu 141: Vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân theo Hiến pháp năm 2013
Hội đồng nhân dân là hình thức tổ chức chính quyền địa phương kiểu mới. Nó không phải là cơ quan đại diện, tư vấn bên cạnh cơ quan hành chính hay là “cơ quan tự quản” như trong các chính quyền địa phương kiểu phong kiến trước đây và tư bản hiện nay mà là cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ – được coi là một bộ phận quyền lực hợp thành quyền lực Nhà nước chung của toàn quốc
Điều 113 ( Hiến pháp năm 2013)
1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Câu 142: Vị trí pháp lý của Ủy ban nhân dân theo các Hiến pháp năm 2013.
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
Điều 114
1. Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.
2. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước cấp trên giao.
Câu 143: Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
1. Khái niệm, cách thức thành lập
+ Hội đồng nhân dân: là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.( Điều 113 Hiến pháp 2013).
HĐND do dân bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín
+ Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. (Điều 114 Hiến pháp 2013)
UBND: do Hội đồng nhân dân bầu
2. Trong cách thức tổ chức
+ Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương,đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương,hội đồng nhân dân được coi là một bộ phân hợp thành quyền lực Nhà nước chung từ trung ương đến địa phương cùng với ủy ban nhân dân.
+ Ủy ban nhân dân là một cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương,đồng thời là một cơ cấu thuộc hội đồng nhân dân với nhiệm vụ chính là “chấp hành” Hội đồng nhân dân đồng thời được giao thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương.
=> Vậy cả hai cơ quan này đều thuộc cơ cấu chính quyền địa phương thống nhất, cùng có chức năng quản lý địa phương theo quy định của pháp luật, tuy nhiên hiện tại giữa ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân vẫn còn sự phân định bởi: Ủy ban nhân dân là cơ quan trực thuộc hai chiều vừa trực thuộc hội đồng nhân dân, vừa trực thuộc cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên(ủy ban nhân dân cấp trên ). Nên Ủy ban nhân dân có tính độc lập tương đối không lệ thuộc hoàn toàn vào Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ Nhà nước cấp trên.
3. Trong hoạt động
Chính vì mối quan hệ đặc biệt của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân trong cách thức thành lập nên hoạt động của hai cơ quan này cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện như sau:
– Hội đồng nhân dân có quyền giám sát đối với hoạt động của ủy ban nhân dân cùng cấp;
Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp.
Ủy ban nhân dân còn có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động giám sát khi hội đồng nhân dân có yêu cầu ( theo điều 81 luật tổ chức nhân dân và ủy ban nhân dân)
– Ủy ban nhân dân còn phối hợp với thường trực hội đồng nhân dân và các ban của hội đồng nhân dân cùng cấp chuẩn bị nội dung báo cáo trước các kì họp để hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
– Hội đồng nhân dân có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên trong ủy ban nhân dân. (theo khoản 5 điều 58 luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân năm 2003)
– Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của mình hội đồng nhân dân ra nghị quyết và giám sát việc thực hiện nghị quyết đó của ủy ban nhân dân. Trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định, ủy ban nhân dân ra quyết định chỉ thị và tổ chức thực hiện kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. Các văn bản của ủy ban nhân dân ban hành không được trái với nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên các quyết định của ủy ban nhân dân mà không thích đáng thì hội đồng nhân dân có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ.
– Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc VIỆT NAM và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước.
– Nhiêm kì của Ủy ban nhân dân theo nhiệm kì của Hội đồng nhân dân cùng cấp (5 năm)
– Trong nhiệm kì hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả của các kì họp hội đồng nhân dân, hiệu quả hoạt động của thường trực hội đồng nhân dân các ban của hội đồng nhân dân, các đại biểu của hội đồng nhân dân còn hiệu quả hoạt động của ủy ban nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể ủy ban nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân các thành viên khác của ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân
Câu 144: Cơ quan nào bầu ra Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được bầu bởi Hội đồng nhân dân tỉnh khóa mới trong kì họp đầu tiên theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân là đại biểu của Hội đồng nhân dân, những thành viên khác của Ủy ban nhân dân thì không nhất thiết phapir là đại biểu. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết Chủ tich Ủy ban nhân dân thì người đực giới thiệu để bầu không nhất thiết phải là đại biểu của Hội đồng nhân dân.
Đại biểu HĐND có quyền tự ứng cử và đề cử vào chức danh Chủ tịch UBND. Người tự ứng cử và người được đề cử nhất thiết phải là đại biểu HĐND.
Câu 145: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Theo điều 18, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015:
1. Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở tỉnh bầu ra. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm ba mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu;
b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá chín mươi lăm đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế – ngân sách, Ban văn hóa – xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.
Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, không quá hai Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Câu 146: Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Điều 20. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch.
Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.
Câu 147: Trình bày về mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với các cơ quan Nhà nước ở trung ương.
…
Câu 148: Hãy bình luận về chính sách thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường ở một số địa phương thời gian qua.
Câu 149: Những điểm mới của Hiến pháp 2013 về chính quyền địa phương
– Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên gọi của Chương từ “Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”. Đây là sự thay đổi hợp lý, thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ về mặt tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa hai cơ quan trong một cấp hành chính và trên cùng một địa bàn.
– Về cơ bản Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về các đơn vị hành chính; đồng thời bổ sung quy định về đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính tương đương với quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, thành phố trực thuộc trung ương không chỉ bao gồm quận, huyện, thị xã mà còn có thể có đơn vị hành chính tương đương khác (ví dụ như thành phố). Đây là quy định mới, nhằm tăng khả năng dự liệu và tính ổn định của Hiến pháp trong việcthành lập các đơn vị hành chính mới. Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết lập các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đang đặt ra ở một số địa phương như huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang hay huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh…Hiến pháp năm 2013 đã quy định Quốc hội có thẩm quyền thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
– Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 còn bổ sung quy định về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định. Đây là quy định góp phần bảo đảm tính ổn định của các đơn vị hành chính cũng như bảo đảm thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân quy định tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013
– Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương: về cơ bản, các nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 2013 kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992 nhưng có sự sắp xếp, bố trí phù hợp hơn
– Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn bổ sung một số quy định về HĐND và UBND.Theo đó, HĐND thực hiện 02 loại chức năng chính là:quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND. Đối với UBND, kế thừa Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 quy định: ở cấp chính quyền nào có HĐND thì UBND phải do HĐND cùng cấp bầu ra và được xác định là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.Về chức năng, nhiệm vụ của UBND, khoản 2 Điều 114 tiếp tục quy định UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND, đồng thời có bổ sung nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước cấp trên giao.
=> Hiến pháp năm 2013 có sự đổi mới quan trọng về thể chế chính quyền địa phương, là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các văn bản pháp luật trong thời gian tới như Luật Chính quyền địa phương, Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, Luật giám sát của HĐND.
Câu 150: Các thiết chế hiến định mới được thành lập trong Hiến pháp năm 2013
– Việc tổ chức ra nhiều loại hình thiết chế Hiến định độc lập bên cạnh các thiết chế thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mà bản chất là các cơ quan chuyên môn hoạt động độc lập là xuất phát từ nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nguyên tắc chủ quyền nhân dân.
– Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một số thiết chế chuyên biệt như Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước.
+ Về Hội đồng Bầu cử quốc gia: Theo quy định tại Điều 117, Hiến pháp năm 2013, Hội đồng Bầu cử quốc gia là cơ quan do QH thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử ĐBQH, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp. Hội đồng Bầu cử quốc gia gồm có Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Ủy viên. Theo quy định tại khoản 7,
Điều 70 Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia do QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm; các Phó chủ tịch và những thành viên khác của Hội đồng Bầu cử quốc gia do QH phê chuẩn.
+ Về Kiểm toán Nhà nước: Theo quy định tại Điều 118 Hiến pháp năm 2013 thì Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do QH thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Tổng Kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước do QH bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước do luật định. Tổng Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước QH; trong thời gian QH không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBTVQH. Tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Kiểm toán Nhà nước do luật định. Khoản 7, Điều 70 Hiến pháp 2013 quy định: Tổng Kiểm toán Nhà nước do QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Câu 151: Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ gì?
– Theo quy định tại Điều 118 Hiến pháp năm 2013 thì Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do QH thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. kiểm toán các nguồn thu và khoản chi ngân sách thông qua các bản quyết toán ngân sách và kiểm soát, theo dõi hoạt động tài chính công, cụ thể là kiểm tra, đánh giá hiệu quả kinh tế, tính chính xác, công bằng của việc điều hành ngân sách và tính bền vững của nền tài chính quốc gia, góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ các hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát việc huy động, phân phối, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính và tài sản công.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Nắm tình hình quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của các bộ, ngành trung ương thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị phục vụ cho công tác kiểm toán; xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm của đơn vị trình Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao;
2. Nghiên cứu sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ của cơ quan, tổ chức nơi có hệ thống kiểm toán nội bộ và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ;
3. Đề nghị các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực gửi kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách của các bộ, ngành trung ương và của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm cơ sở cho công tác kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước;
4. Thừa uỷ quyền của Tổng Kiểm toán Nhà nước tham gia với Uỷ ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước;
5. Tổ chức thực hiện kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước; phối hợp với Vụ Tổng hợp lập báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm để Tổng Kiểm toán Nhà nước trình Quốc hội;
6. Trong trường hợp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước chưa được Quốc hội phê chuẩn thì trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II phải tiếp tục làm rõ những vấn đề Quốc hội yêu cầu để Tổng Kiểm toán Nhà nước trình Quốc hội quyết định;
7. Thừa uỷ quyền của Tổng Kiểm toán Nhà nước tham gia với Uỷ ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội khi có yêu cầu trong hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính – ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính;
8. Thực hiện kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị theo kế hoạch được duyệt và Tổng Kiểm toán Nhà nước giao;
9. Xét duyệt và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước và trước pháp luật về biên bản kiểm toán và báo cáo kiểm toán do các đoàn kiểm toán của đơn vị thực hiện trước khi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước;
10. Tổng hợp kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán hàng năm thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước;
11. Tham gia với Vụ Tổng hợp và các đơn vị có liên quan chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm để Tổng Kiểm toán Nhà nước trình Quốc hội;
12. Khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II có quyền:
a) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; đề nghị cơ quan hữu quan phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao; đề nghị cơ quan nhà nước, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và công dân giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ;
b) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị;
c) Kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện kết luận và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị;
d) Đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán đối với các trường hợp sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; đề nghị xử lý theo pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước;
đ) Đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán;
e) Đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán, kiểm toán viên;
g) Đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước trư¬ng cầu giám định về chuyên môn khi cần thiết;
h) Đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị;
i) Thông qua hoạt động kiểm toán, đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật cho phù hợp.
13. Tham gia với Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán xây dựng chuẩn mực, quy trình, phư¬ơng pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán nhà nư¬ớc và kiểm toán nội bộ đối với lĩnh vực kiểm toán được phân công; đề xuất ý kiến với Tổng Kiểm toán Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nhà n¬ước và kiểm toán nội bộ áp dụng trong hoạt động kiểm toán của đơn vị;
14. Quản lý hồ sơ kiểm toán do đơn vị thực hiện; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Tổng Kiểm toán Nhà nước;
15. Quản lý cán bộ, công chức và người lao động theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Tổng Kiểm toán Nhà nước; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, văn thư, lưu trữ, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà nước và của Tổng Kiểm toán Nhà nước; định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước kết quả công tác của đơn vị; quản lý các trang thiết bị của đơn vị;
16. Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao hoặc uỷ quyền.
Câu 152: Tổng Kiểm toán Nhà nước do cơ quan nào bầu ra?
– Nguyên thủy, Kiểm toán Nhà nước trực thuộc Chính phủ, chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước tương đương cấp Bộ trưởng, do Thủ tướng bổ nhiệm và Quốc hội phê chuẩn. Sau khi Luật Kiểm toán Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006, cơ quan Kiểm toán Nhà nước chuyển sang trực thuộc Quốc hội; vị trí Tổng kiểm toán Nhà nước doQuốc hội bầu theo sự đề cử của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời